Truy cập hiện tại

Đang có 144 khách và không thành viên đang online

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Lúa gạo ĐBSCL khẳng định vai trò quan trọng không thể thai thế được trong nông nghiệp Việt Nam”

(TGAG)- Phải dựa vào dân vào khoa học công nghệ để phát triển, nông nghiệp, nông thôn; để làm cuộc cách mạng mới cho nông nghiệp Việt Nam trong đó có vai trò hết sức quan trọng của mặt hàng lúa gạo. Các doanh nghiệp phải xoắn tay cùng Nhà nước để phát triển nền nông nghiệp lúa lúa gạo hữu cơ bền vững - Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị giải pháp phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).


Tại hội nghị đã chỉ ra, ở ĐBSCL mỗi hộ canh tác 3 vụ lúa được lợi nhuận 35 - 40 triệu đồng/ha/năm, thấp hơn 2,7 lần so với Thái Lan; 1,5 lần so với Indonesia và Philippines. Nguyên nhân là quy mô sản xuất nông hộ nhỏ, cơ giới hóa khó khăn. Tại ĐBSCL, quy mô sản xuất trung bình của hộ trồng lúa là 1 ha/hộ, có hơn 48% hộ từ 0,5 - 2 ha. Diện tích cánh đồng lớn chỉ chiếm dưới 5% diện tích canh tác lúa. Liên kết trực tiếp nông dân với doanh nghiệp (DN) đã hình thành nhưng còn chậm, chiếm chưa đến 4% tổng sản lượng lúa thu hoạch hàng năm.

Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, đến năm 2050, nhu cầu sản xuất lương thực trên thế giới phải tăng 70% so với hiện nay để nuôi đủ 9 tỷ người. Lượng gạo giao dịch thương mại vào năm 2022 ước đạt 45 triệu tấn, tăng 23% so với năm 2013. Giá lương thực toàn cầu có thể tăng 10 - 14% trong 10 năm tới. Bên cạnh kết quả đạt được, hạn chế của ngành lúa gạo được xác định là hiệu quả chuỗi giá trị còn thấp do tỷ lệ thất thoát cao. Chất lượng gạo xuất khẩu còn thấp, tỷ lệ gạo trên 15% tấm còn chiếm tới 36%. Công nghiệp chế biến sâu chưa phát triển. Không có hợp đồng tiêu thụ ổn định, giá cả bấp bênh. Đây là những biểu hiện không bền vững trong sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL. Sản xuất lúa gạo còn gặp nhiều rủi ro do thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt.



Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn còn một số hạn chế như: Hiệu quả, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh, phát triển thị trường lúa gạo còn thấp. Tỷ lệ thất thoát lúa gạo Việt lên đến 13,7%; tỷ lệ gạo trên 15% tấm tới 36%. Thứ hai thu nhập của nông dân trồng lúa vùng ĐBSCL vẫn còn thấp. Thứ ba sản xuất thiếu tính bền vững, hiệu quả sử dụng vật tư đầu vào chưa cao và chưa kiểm soát được tác động tiêu cực đến môi trường… Để giải quyết vấn đề trên cần giải quyết đồng bộ 5 vấn đề chính sau: Quy mô sản xuất nông hộ nhỏ, cơ giới hóa khó khan. Tốc độ hình thành mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong tiêu thụ sản phẩm còn chậm, gây khó khăn trong việc thu mua và kiểm soát chất lượng gạo. Cơ sở hạ tầng, công nghệ phục vụ bảo quản chế biến nông sản còn thiếu, làm tăng tổn thất và giảm chất lượng trong quá trình bảo quản. Hoạt động phát triển thương mại, nhất là xuất khẩu còn yếu. Thể chế và chính sách liên quan đến lúa gạo còn chậm thay đổi…



Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất hàng loạt giải pháp nhằm phấn đấu đạt mục khẳng định vị thế vững chắc hạt gạo Việt Nam trên trường quốc tế và là một trung các trụ đỡ vững chắc nhất của nền kinh tế, xuất khẩu nước ta. Theo đó, mục tiêu chính của phát triển lúa gạo bền vững trong giai đoạn tiếp theo với ba định hướng và mục tiêu căn bản: Ngành lúa gạo tiếp tục phát huy những lợi thế sẵn có, duy trì vị thế chiến lược trong ngành nông nghiệp Việt Nam, trong đó ĐBSCL vẫn là vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm của cả nước đóng góp quan trọng cho an ninh lương thực quốc gia và kim ngạch xuất khẩu. Phát triển sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL nhằm đáp ứng đa mục tiêu kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa. Phát triển sản xuất lúa gạo ĐBSCL từ số lượng sang chất lượng để đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng giá trị xuất khẩu. Bên cạnh đó, một số mục tiêu cơ bản phát triển bền vững cũng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt ra gồm: Đảm bảo lợi nhuận người trồng lúa vùng sản xuất hàng hóa từ 30% tổng thu trở lên. Tỷ lệ diện tích sử dụng giống xác nhận chiến trên 75% vào năm 2020 và 100% vào năm 2030. Tăng tất cả các chỉ tiêu áp dụng tiến bộ kỹ thuật như IPM  quy trình canh tác bền vững trên 75%, thực hành nông nghiệp tốt  từ 50% diện tích, luân canh tôm lúa… Giảm tổn thất sau thu hoạch dưới 8%. Giảm phát thải khí nhà kính 10 đến 20%. Vùng chuyên canh lúa theo mô hình hợp tác từ 30% trở lên và phải có từ 20 đến 30% lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam, trong đó 25 đến 30% lượng gạo xuất khẩu thuộc nhóm gạo thơm, đặc sản.



Bí thư Tỉnh ủy An Giang Võ Thị Ánh Xuân cho rằng thời gian gần đây, cũng như tình hình chung, nền kinh tế dựa vào sản xuất nông nghiệp, dựa vào cây lúa đã đặt An Giang trước nhiều thách thức to lớn, thậm chí trở nên tụt hậu so các tỉnh trong khu vực và cả nước. Nói về năng suất, sản lượng thì sản xuất lúa, gạo của An Giang đã chạm trần tăng trưởng; trong khi đó, nhìn chung, tổ chức sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, không theo tín hiệu thị trường; mối liên kết giữa sản xuất - tiêu thụ chưa thật sự bền vững; ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất chưa nhiều; chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu thị trường; đời sống người nông dân còn nhiều bấp bênh… Biến đổi khí hậu, sự suy giảm nguồn tài nguyên (nước, đất,…) và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường xuất khẩu gạo đặt ngành hàng lúa, gạo vào tình trạng khó khăn hơn.

Do đó, Đảng bộ và chính quyền An Giang đã có nhiều chủ trương, giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, trong đó trọng tâm là phát triển ngành hàng lúa, gạo. Cụ thể, năm 2012 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; năm 2016 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Chương trình hành động về “phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025” với phương châm tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng, đặc biệt gắn chặt theo nhu cầu thị trường, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và thế giới; trong đó, lấy doanh nghiệp và nông dân làm trọng tâm, Nhà nước giữ vai trò kiến tạo bằng các chính sách đòn bẩy thúc đẩy doanh nghiệp, nông dân và các thành phần tham gia cùng phát triển. Tỉnh đã hình thành một số mô hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp, trong ngành hàng lúa, gạo có hiệu quả bước đầu, như: mô hình cánh đồng lớn của Tập đoàn Lộc Trời, mô hình liên kết sản xuất lúa Nhật của Angimex-Kitoku, mô hình liên kết lúa nếp Phú Tân, mô hình hợp tác xã kiểu mới của Vinacam… Bởi vì, An Giang đã xác định: dù chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp là tất yếu, nhưng sản xuất lúa, gạo vẫn là thế mạnh của tỉnh và là trách nhiệm đối với đất nước, đối với nông dân. Muốn đạt những mục tiêu nêu trên, bên cạnh việc phát huy nội lực, An Giang rất cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, các bộ, ban ngành Trung ương cũng như sự liên kết giữa các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

 
Kiến nghị những giải pháp để phát triển bền vững lúa gạo, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh đề nghị bốn giải pháp: Quy hoạch lại vùng sản xuất lúa theo hướng chuyên canh hiện đại và đáp ứng yêu cầu xây dựng thương hiệu gạo. Tổ chức lại sản xuất theo hướng ứng các điều kiện hình thành chuỗi liên kết, tiêu thụ. Đẩy mạnh ứng dụng có hiệu quả khoa học công nghệ và công nghệ cao. Tăng cường hình thức hỗ trợ, khuyến khích đầu tư.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ hoan nghênh những thành quả của các tỉnh vùng ĐBSCL, doanh nghiệp, bộ ngành đã phối hợp tốt và nhất là bà con nông dân vùng đã chịu thương chị khó phát triển nền sản xuất lúa gạo đạt những thành tựu như thời gian qua. Đảng, Chính phủ đánh giá cao, ghi nhận các đóng góp hết sức tâm huyết của các nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà chế biến, xuất khẩu, bà con nông dân… Tuy vậy, thực tế cho thấy hiệu quả trồng lúa còn thấp, rất thấp cả ba vụ. Ngay tại vựa lúa ĐBSCL người nông dân vẫn chỉ lấy công làm lãi, thu nhập thực sự từ nông nghiệp là không đáng kể. Tỷ lệ giá trị gia tăng cho sản xuất mặt hàng lúa gạo hiện chỉ đạt 11%  là rất thấp. Hiệu quả kinh tế thấp, sử dụng nhiều lao động, nhiều tài nguyên đất, nước, quy mô canh tác nhỏ lẻ, manh mún, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh, tài chính yếu, quy mô thấp… Chính yếu tố đó khiến khả năng cạnh tranh kém chỉ dựa giá thấp để xuất khẩu, xuất khẩu tập trung ở thị trường dễ dãi, dễ tính, thương hiệu chưa có và dễ bị lấn sân… Điển hình là gạo Việt Nam thời gian qua đã thua gạo một số nước, đơn cử như Campuchia. Thách thức về môi trường do vùng ĐBSCL nằm ở hạ nguồn sông Cửu Long với hàng loạt thử thách về nguồn nước, ô nhiễm, xâm nhập mặn…. Quá trình đô thị hóa, giảm diện tích đất lúa, lao động cho nông nghiệp giảm… Mặt khác lúa gạo chúng ta đang chịu áp lực giảm xuất khẩu do các nước nhập khẩu gạo đã tự túc, tăng cường khả năng tự sản xuất lương thực cho quốc gia mình. Do vậy, chúng ta phải đặt vấn đề sản xuất lúa gạo trong bối cảnh toàn cầu ngay từ bây giờ.



Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, lúa gạo ở ĐBSCL phải tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng không thể thai thế được trong nông nghiệp Việt Nam. Nông nghiệp Viện Nam luôn là trụ đỡ của nền kinh tế. Cho nên, lúa gạo vẫn là mặt hàng chiến lược trong cạnh tranh xuất khẩu mà Việt Nam có nhiều lợi thế, trong đó ĐBSCL đóng vai trò theo chốt trong khâu sản xuất. Phải sản xuất lớn, kết hợp chế biến sâu, tiết kiệm tốt và cơ cấu, tổ chức lại sản xuất. Môi trường đang thay đổi, thách thức biến đổi khí hậu, sinh thái, cho nên sản xuất lúa cần kết hợp với các mô hình nuôi trồng khác như tôm, cá… nhằm. Kinh tế, xã hội, môi trường là những yếu tố quyết định để chúng ta tính toán cho ngành lúa gạo Việt Nam. Lúa gạo VN đang đứng trước giờ G, đứng trước nhiều thách thức, nhưng cũng nhiều thời cơ. Cần tầm nhìn mới, đi kèm những hoạch định chính lược trong toàn cầu hóa, từ đó mang lại giá trị tốt nhất cho người trồng lúa thời kỳ mới.



Phải đổi mới trong canh tác, sản xuất, chế biến lúa gạo bằng thể chế chính sách, mô hình phát triển: Mở rộng hạn điền bằng cách phù hợp. Cần những cánh đồng mẫu lớn được hình thành bằng mô hình liên kết, hợp đồng thuê đất lâu dài, hài hòa lợi ích. Cơ giới hóa  nông nghiệp đồng thời rút bớt lao động trong nông nghiệp, nông thôn, hạn chế việc sử dụng nhiều lao động trong cách khâu canh tác. Điều chỉnh mục đích sử dụng đất lúa. Giữ đất lúa nhưng phải xem xét mùa vụ, xen canh phù hợp. Chuyên canh lúa tập trung, đồng bộ, hình thành chuỗi giá trị, liên kết vùng và quy hoạch có hệ thống… Nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo thực sự bền vững. Chống tổn thất sau thu hoạch cần có nghiên cứu và triển khai đồng bộ. Cơ cấu lại nội tại ngành nông nghiệp, đây vấn đề không dễ làm, buộc phải thay đổi căn bản cách làm cũ, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất khẩu…



Xây dựng cho được thương hiệu nổi tiếng cho gạo Việt Nam. Hiện chúng ta còn thiếu và yếu do chúng ta chưa có cách làm thương hiệu tốt. Đẩy mạnh chú trọng khoa học công nghệ, con giống để có bộ giống ổn định, chất lượng tốt, cạnh tranh cao. Chú trọng thị trường trong nước đang bị bỏ ngỏ khi chuyện người dân Việt Nam đang ăn gạo các nước gần chúng ta. Có những chính sách kịp thời, định hướng phù hợp xử lý khi giá gạo xuống thấp cho doanh nghiệp, nông dân. Vấn đề thể chế cũng cần xem xét, các địa phương, bộ ngành phải xem việc phát triển ngành hàng lúa gạo theo phương cách an ninh lương thực khôn ngoan. Các bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên - Môi trường sớm trình Quốc hội xem xét sửa đổi luật đất đai, có chính sách mở rộng hạng điền. Chính sách bồi thường thỏa đáng cho dân khi có nhu cầu thu hồi đất, khuyến khích phát triển cánh đồng mẫu lớn. Mở rộng quyền sử dụng đất cho DN tư nhân khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Ngân hàng nhà nước mở rộng tín dụng cho vay, rà soát lại một số quy định phù hợp cho lĩnh vực lúa gạo nói riêng, nông sản nói chung. Các bộ ngành liên quan khác cũng cần nghiên cứu sửa đổi các quy định liên quan đến vấn đề xuất khẩu gạo… Chúng ta phải sửa chữa thể chế mạnh mẽ hơn, bãi bỏ những quy định không cần thiết.

Bảo Trị - Ngọc Minh
Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
37174984