Làm theo gương Bác Hồ
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người
- Được đăng: Thứ bảy, 15 Tháng 10 2016 19:14
- Lượt xem: 10778
(TGAG)- Trong lịch sử hằng ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã nhiều lần phải đương đầu với kẻ thù xâm lược mạnh hơn mình gấp bội và từ thực tiễn đấu tranh chống ngoại xâm, đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm và bài học quý báu.
Ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh mang theo hành trang truyền thống, bản lĩnh và trí tuệ của dân tộc. Trên hành trình cứu nước, Người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm hiểu thêm tư tưởng của một số nhà yêu nước lỗi lạc trên thế giới, nâng lên tầm cao mới của thời đại, gắn quyện thành tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Trong cuộc hành trình ra thế giới, Người đã thấy không chỉ dân tộc mình mất tự do mà nhiều dân tộc khác cũng cùng chịu chung một nỗi đau khổ: sự bạo ngược của chế độ thực dân không chỉ đồng bào mình bị đối xử như nô lệ mà nhân dân lao động các nước khác không kể chủng tộc, màu da hay quốc tịch cũng là những nạn nhân. Từ nhận thức chung đó, Hồ Chí Minh coi giải phóng dân tộc và giải phóng con người không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà là vấn đề toàn cầu. Với những nhận thức mới mang tính quốc tế, nhân loại về vấn đề dân tộc - con người, Người đã tìm hiểu nhiều học thuyết và xem xét thực tiễn các hình mẫu cách mạng điển hình ở Mỹ, Anh, Pháp và nhận thấy trên thực tế tính chất “không đến nơi” về giải phóng dân tộc và con người của các cuộc cách mạng này. Do đó, Người hướng tới nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm hiểu Cách mạng Tháng Mười Nga và xác định chủ nghĩa Mác - Lênin “là chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất”, đồng thời khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Theo Người, “chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người, và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc”
Hồ Chí Minh đã đấu tranh, phê phán quan điểm sai trái của một số đảng cộng sản châu Âu trong cách nhìn nhận, đánh giá về vai trò, vị trí cũng như tương lai của cách mạng thuộc địa. Người đưa ra luận điểm: các dân tộc thuộc địa phải dựa vào sức của chính mình, đồng thời biết tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới để trước hết phải đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc, rồi từ thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và đóng góp thiết thực vào sự nghiệp cách mạng vô sản thế giới.
Năm 1924, từ sự phân tích đặc điểm giai cấp, dân tộc ở các nước phương Đông, Hồ Chí Minh khẳng định: Đối với các dân tộc thuộc địa ở phương Đông: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”;“Người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của họ”. Người kiến nghị về Cương lĩnh hành động của Quốc tế Cộng sản: “Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản... Khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi... nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế”.
Ngay từ khi gặp được Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa, ở Hồ Chí Minh đã có sự gắn bó thống nhất giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong bài Cuộc kháng chiến viết đầu những năm 20 của thế kỷ XX, nói về giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới”.
Năm 1930, trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Hồ Chí Minh xác định cách mạng Việt Nam trải qua tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
Hồ Chí Minh đã khẳng định quyền tự do, độc lập là quyền bất khả xâm phạm của các dân tộc, “dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Là một chiến sĩ cộng sản quốc tế chân chính, Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp bức. Ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước chân chính luôn luôn thống nhất với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
Ngay từ năm 1941, trên đất Anh, Người nói: “Chúng ta phải tranh đấu cho tự do, độc lập của các dân tộc khác như là tranh đấu cho dân tộc ta vậy”. Người đã nhiệt liệt ủng hộ cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia, đề ra khẩu hiệu “Giúp bạn là tự giúp mình”, và chủ trương phải bằng thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi chung của cách mạng thế giới.
Xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, từ thương nước, thương nòi, Hồ Chí Minh luôn luôn gắn liền mục tiêu giải phóng dân tộc với việc mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Người lựa chọn con đường giải phóng dân tộc trên lập trường vô sản, chính vì cách mạng vô sản không chỉ giải phóng giai cấp công nhân mà còn giải phóng mọi giai cấp và tầng lớp khác thoát khỏi sự áp bức, bóc lột giai cấp.
Quan điểm giải phóng con người của Hồ Chí Minh được nâng lên, trở thành tâm điểm của hoạt động cách mạng của Người. Khi chưa giành được độc lập, Người thể hiện ý chí độc lập bằng câu nói “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được tự do, độc lập”. Sau đó Người nói: “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Do đó theo tư tưởng Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Người viết: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc... đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn bó thống nhất giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người bao trùm lên tất cả là chủ nghĩa nhân văn cao cả, thấm đậm tình thương yêu đồng bào, đồng chí và nhân loại bị áp bức, bóc lột. Cuộc đời của Người là tấm gương tiêu biểu về lòng thương yêu nhân dân, thương yêu con người, nhất là với những người nghèo khổ, bị áp bức, bất công; soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi./.
Ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh mang theo hành trang truyền thống, bản lĩnh và trí tuệ của dân tộc. Trên hành trình cứu nước, Người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm hiểu thêm tư tưởng của một số nhà yêu nước lỗi lạc trên thế giới, nâng lên tầm cao mới của thời đại, gắn quyện thành tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Trong cuộc hành trình ra thế giới, Người đã thấy không chỉ dân tộc mình mất tự do mà nhiều dân tộc khác cũng cùng chịu chung một nỗi đau khổ: sự bạo ngược của chế độ thực dân không chỉ đồng bào mình bị đối xử như nô lệ mà nhân dân lao động các nước khác không kể chủng tộc, màu da hay quốc tịch cũng là những nạn nhân. Từ nhận thức chung đó, Hồ Chí Minh coi giải phóng dân tộc và giải phóng con người không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà là vấn đề toàn cầu. Với những nhận thức mới mang tính quốc tế, nhân loại về vấn đề dân tộc - con người, Người đã tìm hiểu nhiều học thuyết và xem xét thực tiễn các hình mẫu cách mạng điển hình ở Mỹ, Anh, Pháp và nhận thấy trên thực tế tính chất “không đến nơi” về giải phóng dân tộc và con người của các cuộc cách mạng này. Do đó, Người hướng tới nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm hiểu Cách mạng Tháng Mười Nga và xác định chủ nghĩa Mác - Lênin “là chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất”, đồng thời khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Theo Người, “chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người, và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc”
Hồ Chí Minh đã đấu tranh, phê phán quan điểm sai trái của một số đảng cộng sản châu Âu trong cách nhìn nhận, đánh giá về vai trò, vị trí cũng như tương lai của cách mạng thuộc địa. Người đưa ra luận điểm: các dân tộc thuộc địa phải dựa vào sức của chính mình, đồng thời biết tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới để trước hết phải đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc, rồi từ thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và đóng góp thiết thực vào sự nghiệp cách mạng vô sản thế giới.
Năm 1924, từ sự phân tích đặc điểm giai cấp, dân tộc ở các nước phương Đông, Hồ Chí Minh khẳng định: Đối với các dân tộc thuộc địa ở phương Đông: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”;“Người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của họ”. Người kiến nghị về Cương lĩnh hành động của Quốc tế Cộng sản: “Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản... Khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi... nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế”.
Ngay từ khi gặp được Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa, ở Hồ Chí Minh đã có sự gắn bó thống nhất giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong bài Cuộc kháng chiến viết đầu những năm 20 của thế kỷ XX, nói về giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới”.
Năm 1930, trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Hồ Chí Minh xác định cách mạng Việt Nam trải qua tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
Hồ Chí Minh đã khẳng định quyền tự do, độc lập là quyền bất khả xâm phạm của các dân tộc, “dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Là một chiến sĩ cộng sản quốc tế chân chính, Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp bức. Ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước chân chính luôn luôn thống nhất với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
Ngay từ năm 1941, trên đất Anh, Người nói: “Chúng ta phải tranh đấu cho tự do, độc lập của các dân tộc khác như là tranh đấu cho dân tộc ta vậy”. Người đã nhiệt liệt ủng hộ cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia, đề ra khẩu hiệu “Giúp bạn là tự giúp mình”, và chủ trương phải bằng thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi chung của cách mạng thế giới.
Xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, từ thương nước, thương nòi, Hồ Chí Minh luôn luôn gắn liền mục tiêu giải phóng dân tộc với việc mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Người lựa chọn con đường giải phóng dân tộc trên lập trường vô sản, chính vì cách mạng vô sản không chỉ giải phóng giai cấp công nhân mà còn giải phóng mọi giai cấp và tầng lớp khác thoát khỏi sự áp bức, bóc lột giai cấp.
Quan điểm giải phóng con người của Hồ Chí Minh được nâng lên, trở thành tâm điểm của hoạt động cách mạng của Người. Khi chưa giành được độc lập, Người thể hiện ý chí độc lập bằng câu nói “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được tự do, độc lập”. Sau đó Người nói: “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Do đó theo tư tưởng Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Người viết: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc... đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn bó thống nhất giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người bao trùm lên tất cả là chủ nghĩa nhân văn cao cả, thấm đậm tình thương yêu đồng bào, đồng chí và nhân loại bị áp bức, bóc lột. Cuộc đời của Người là tấm gương tiêu biểu về lòng thương yêu nhân dân, thương yêu con người, nhất là với những người nghèo khổ, bị áp bức, bất công; soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi./.
P. LLCT & LSĐ