Thực tiễn - kinh nghiệm
Tân Châu: Hiệu quả mô hình nuôi lươn theo hướng công nghệ sạch
- Được đăng: Thứ hai, 01 Tháng 8 2022 15:20
- Lượt xem: 1263
(TUAG)- Xã Tân An là một trong những địa phương của thị xã Tân Châu có phong trào nuôi lươn phát triển mạnh về qui mô và diện tích. Vừa qua do ảnh hưởng của dịch COVID-19, cùng với tình hình giá cả bấp bênh nên một số thành viên trong Tổ ấp Tân Hậu A2 đã không còn nuôi, hiện nay chỉ còn số ít hộ duy trì nuôi, trong đó có hộ của anh Nguyễn Văn Bửu được duy trì và đến nay đem lại hiệu quả.
Đến tham quan mô hình nuôi lươn của anh Nguyễn Văn Bửu, ấp Tân Hậu A2, xã Tân An, mọi người đều rất ngạc nhiên, bởi dù mới chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19, nhưng anh Bửu đã mạnh dạn chuyển đổi từ mô hình nuôi truyền thống sang kỹ thuật nuôi không bùn, nuôi lươn sạch theo tiêu chuẩn VietGap, tất cả đầu tư bể nuôi rất bài bản, toàn bộ diện tích dành nuôi lươn được xây dựng kiên cố, hệ thống nước cấp bể nuôi bố trí hợp lý, đặc biệt là có luôn ao lắng lọc nước để cấp nước lên ao nuôi lươn và toàn bộ khu vực bể nuôi rất thoáng mát, thuận lợi cho việc chăm sóc cũng như giúp lươn phát triển tốt.
“Con lươn bây giờ nuôi theo mô hình truyền thống gặp rất nhiều khó khăn, chi phí đầu vào quá cao, cho nên bà con nuôi không có lời. Vì vậy, muốn duy trì nghề nuôi lươn thì phải chuyển đổi làm theo mô hình sạch, mà mô hình sạch thì nó lợi thế là nó có giá thành thấp, chăm sóc cũng dễ. Hiện tại gia đình tôi cũng đang nuôi với mô hình sạch này thấy lợi nhuận nó cũng tương đối ổn định hơn so với trước”. Anh Nguyễn Văn Bửu, ấp Tân Hậu A2, xã Tân An cho biết thêm:
Anh Bửu cho biết trong quá trình thực hiện mô hình, để nuôi lươn đạt năng suất, chất lượng anh thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, do Hội Nông dân xã phối hợp tổ chức, nhờ đó kỹ thuật chăn nuôi lươn của anh ngày một nâng cao, qui mô của mô hình ngày một mở rộng. Với diện tích 16.000m2, khoảng 450 đến 460 bồn nuôi ngoài bán lươn thương phẩm anh còn cung cấp lươn giống cho thị trường các tỉnh quanh năm. Đối với lươn giống, ngoài mua lươn đồng bên ngoài về thuần dưỡng, anh còn mạnh dạn chuyển qua ép giống nhân tạo, để lươn giống đến tay người nuôi đạt chất lượng, sau khi gom nguồn giống ngoài thiên nhiên anh đưa vào bồn thuần từ 01 tháng mới cung cấp ra thị trường, còn đối với lươn giống nhân tạo anh Bửu đã nghiên cứu và tùy vào đặc điểm của từng vùng nuôi mà anh có hướng dẫn người mua chọn giống lươn thuần chủng hay lươn ép nhân tạo cho phù hợp.
Anh Nguyễn Văn Bửu, ấp Tân Hậu A2, xã Tân An chia sẻ: “Lươn thuần trước tiên là mình phải có nguồn nước ổn định, phải lắng lộc, xử lý diệt khuẩn rồi mình mới đưa vào thuần. Con lươn thuần là con lươn đồng có sức đề kháng cao nuôi rất là dễ. Con lươn ép tuổi còn non nuôi khó hơn nhưng mà nó thích nghi nhanh theo mô hình sạch”.
Từ một nông dân chỉ bắt đầu tập tành nuôi lươn, nhưng giờ đây anh Bửu và gia đình có thể tự ương lươn giống để thả nuôi và cung cấp cho các hộ nuôi trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, anh cũng nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật cho bà con có nhu cầu nuôi lươn ở địa phương. Hiện nay tùy theo đặc điểm vị trí và điều kiện mà người nuôi chọn mua con lươn giống thuần chủng hay lươn ép nhân tạo. Giá bán con lươn giống thuần say khoảng 100/kg thì giá bán 5.000đ một con, đối với con lươn ép nhân tạo khoản 500con/kg giá khoảng 3.500 – 4.000đ một con. “Trong tổ hợp tác chăn nuôi lươn của, ấp Tân Hậu A2 thì riêng chỉ có hộ của anh Bửu ấp Tân Hậu A2 hoạt động có quy mô lớn và đạt hiệu quả cao, từ nuôi lươn truyền thống trước đây và hiện nay thì anh Bửu chuyển sang nuôi lươn theo mô hình sạch đem lại hiệu quả rất cao”. Ông Nguyễn Văn Diệu, Chủ tịch Hội nông dân xã Tân An - Tx Tân Châu nhận xét.
Mô hình nuôi lươn truyền thống chuyển sang nuôi lươn sạch theo hướng tiêu chuẩn VietGap của anh Nguyễn Văn Bửu là hướng đi mới cho nông dân xã Tân An nói riêng và thị xã Tân Châu nói chung. Việc áp dụng nuôi lươn theo hướng sạch, sẽ góp phần đảm bảo cung cấp cho thị trường sản phẩm sạch, an toàn, đem lại lợi nhuận cao cho người nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo hướng đi mới cho nông dân, từ đó thay đổi dần tập quán nuôi theo truyền thống.
Đến tham quan mô hình nuôi lươn của anh Nguyễn Văn Bửu, ấp Tân Hậu A2, xã Tân An, mọi người đều rất ngạc nhiên, bởi dù mới chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19, nhưng anh Bửu đã mạnh dạn chuyển đổi từ mô hình nuôi truyền thống sang kỹ thuật nuôi không bùn, nuôi lươn sạch theo tiêu chuẩn VietGap, tất cả đầu tư bể nuôi rất bài bản, toàn bộ diện tích dành nuôi lươn được xây dựng kiên cố, hệ thống nước cấp bể nuôi bố trí hợp lý, đặc biệt là có luôn ao lắng lọc nước để cấp nước lên ao nuôi lươn và toàn bộ khu vực bể nuôi rất thoáng mát, thuận lợi cho việc chăm sóc cũng như giúp lươn phát triển tốt.
“Con lươn bây giờ nuôi theo mô hình truyền thống gặp rất nhiều khó khăn, chi phí đầu vào quá cao, cho nên bà con nuôi không có lời. Vì vậy, muốn duy trì nghề nuôi lươn thì phải chuyển đổi làm theo mô hình sạch, mà mô hình sạch thì nó lợi thế là nó có giá thành thấp, chăm sóc cũng dễ. Hiện tại gia đình tôi cũng đang nuôi với mô hình sạch này thấy lợi nhuận nó cũng tương đối ổn định hơn so với trước”. Anh Nguyễn Văn Bửu, ấp Tân Hậu A2, xã Tân An cho biết thêm:
Anh Bửu cho biết trong quá trình thực hiện mô hình, để nuôi lươn đạt năng suất, chất lượng anh thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, do Hội Nông dân xã phối hợp tổ chức, nhờ đó kỹ thuật chăn nuôi lươn của anh ngày một nâng cao, qui mô của mô hình ngày một mở rộng. Với diện tích 16.000m2, khoảng 450 đến 460 bồn nuôi ngoài bán lươn thương phẩm anh còn cung cấp lươn giống cho thị trường các tỉnh quanh năm. Đối với lươn giống, ngoài mua lươn đồng bên ngoài về thuần dưỡng, anh còn mạnh dạn chuyển qua ép giống nhân tạo, để lươn giống đến tay người nuôi đạt chất lượng, sau khi gom nguồn giống ngoài thiên nhiên anh đưa vào bồn thuần từ 01 tháng mới cung cấp ra thị trường, còn đối với lươn giống nhân tạo anh Bửu đã nghiên cứu và tùy vào đặc điểm của từng vùng nuôi mà anh có hướng dẫn người mua chọn giống lươn thuần chủng hay lươn ép nhân tạo cho phù hợp.
Anh Nguyễn Văn Bửu, ấp Tân Hậu A2, xã Tân An chia sẻ: “Lươn thuần trước tiên là mình phải có nguồn nước ổn định, phải lắng lộc, xử lý diệt khuẩn rồi mình mới đưa vào thuần. Con lươn thuần là con lươn đồng có sức đề kháng cao nuôi rất là dễ. Con lươn ép tuổi còn non nuôi khó hơn nhưng mà nó thích nghi nhanh theo mô hình sạch”.
Từ một nông dân chỉ bắt đầu tập tành nuôi lươn, nhưng giờ đây anh Bửu và gia đình có thể tự ương lươn giống để thả nuôi và cung cấp cho các hộ nuôi trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, anh cũng nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật cho bà con có nhu cầu nuôi lươn ở địa phương. Hiện nay tùy theo đặc điểm vị trí và điều kiện mà người nuôi chọn mua con lươn giống thuần chủng hay lươn ép nhân tạo. Giá bán con lươn giống thuần say khoảng 100/kg thì giá bán 5.000đ một con, đối với con lươn ép nhân tạo khoản 500con/kg giá khoảng 3.500 – 4.000đ một con. “Trong tổ hợp tác chăn nuôi lươn của, ấp Tân Hậu A2 thì riêng chỉ có hộ của anh Bửu ấp Tân Hậu A2 hoạt động có quy mô lớn và đạt hiệu quả cao, từ nuôi lươn truyền thống trước đây và hiện nay thì anh Bửu chuyển sang nuôi lươn theo mô hình sạch đem lại hiệu quả rất cao”. Ông Nguyễn Văn Diệu, Chủ tịch Hội nông dân xã Tân An - Tx Tân Châu nhận xét.
Mô hình nuôi lươn truyền thống chuyển sang nuôi lươn sạch theo hướng tiêu chuẩn VietGap của anh Nguyễn Văn Bửu là hướng đi mới cho nông dân xã Tân An nói riêng và thị xã Tân Châu nói chung. Việc áp dụng nuôi lươn theo hướng sạch, sẽ góp phần đảm bảo cung cấp cho thị trường sản phẩm sạch, an toàn, đem lại lợi nhuận cao cho người nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo hướng đi mới cho nông dân, từ đó thay đổi dần tập quán nuôi theo truyền thống.
Trần Huyện, Minh Quí