Tăng cường đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác tư tưởng, lý luận trước yêu cầu mới
- Được đăng: Thứ năm, 22 Tháng 2 2018 09:21
- Lượt xem: 3248
(TGAG)- Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã kiên trì và nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ then chốt về xây dựng Đảng trên cả 3 mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức; trong đó, công tác tư tưởng luôn được coi là mặt trận hàng đầu. Bài học trong suốt quá trình lãnh đạo của Đảng là vừa tập trung xây dựng đường lối chính trị vừa coi trọng xây dựng tổ chức Đảng, tăng cường công tác tư tưởng đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng. Qua đó Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân giành độc lập dân tộc và xây dựng lại đất nước đạt được những thành tựu hết sức quan trọng, đặc biệt là những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội trong hơn 30 năm đổi mới. Tuy nhiên, khi tự phê bình, Đảng ta cũng thừa nhận tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, giáo điều, bảo thủ, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức còn diễn ra nghiêm trọng. Có những tổ chức cơ sở Đảng thiếu sức chiến đấu, không đủ năng lực lãnh đạo và chỉ đạo để giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh.
Ảnh minh họa (Nguồn: tuyengiao.vn)
Hơn bao giờ hết việc tăng cường công tác tư tưởng lại được Đảng ta đặt ra một cách nghiêm túc. Một mặt trận không tiếng súng nhưng không kém phần gay go quyết liệt. Trên mặt trận tư tưởng ngày nay, kẻ thù của chúng ta không chỉ là các thế lực thù địch, phản động, cơ hội, tư tưởng của giai cấp tư sản mà còn phải chú ý kẻ thù ngay chính trong mỗi chúng ta. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) của Đảng ta đã nhìn thẳng vào thực tế và xu thế phát triển của đất nước ta mà chỉ ra rằng: Công tác tư tưởng của chúng ta còn thiếu sắc bén, thiếu sức thuyết phục, tính chiến đấu còn hạn chế, chưa sát thực tiễn, phương pháp chưa linh hoạt, chưa làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, thiếu quan tâm giáo dục lý tưởng, đạo đức lối sống...
Từ thực tế ấy, việc đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác tư tưởng, lý luận được Đại hội XII của Đảng chỉ ra gồm các nội dung sau:
Thứ nhất, “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị, phù hợp với từng giai đoạn, tạo sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong xã hội; đẩy mạnh tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với từng đối tượng theo hướng cụ thể, thiết thực, hiệu quả”(1).
Thứ hai, “Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Tăng cường đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; chủ động ngăn chặn, phản bác các thông tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch”(2).
Thứ ba, “Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, hoàn thiện hệ thống các quan điểm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cung cấp các luận cứ khoa học, lý luận cho việc hoạch định, phát triển đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đổi mới mô hình tổ chức, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan nghiên cứu lý luận của Đảng; đầu tư thích đáng cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lý luận, nhất là những chuyên gia đầu ngành; nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, đáp ứng yêu cầu mới”(3).
Thứ tư, “Đổi mới mạnh mẽ công tác giáo dục lý luận chính trị, học tập nghị quyết của Đảng. Thực hiện nền nếp việc bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là cấp Trung ương. Tiếp tục đổi mới hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo hướng nâng cao chất lượng, chú trọng tính hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng”(4).
Tăng cường đổi mới công tác tư tưởng của Đảng không phải là vấn đề mới đặt ra mà kể từ khi Đảng mới ra đời, Đảng ta đã luôn luôn coi đó là một mặt trận. Trên mặt trận đó Đảng đã lãnh đạo nhân dân giành được những thành tựu hết sức quan trọng. Đó cũng chính là nguồn lực quan trọng cho chúng ta tiến hành công tác tư tưởng đạt hiệu quả trong thời gian tới.
_______________
(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr. 200
(2) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr. 200 - 201
(4) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr. 201 - 202
Ảnh minh họa (Nguồn: tuyengiao.vn)
Hơn bao giờ hết việc tăng cường công tác tư tưởng lại được Đảng ta đặt ra một cách nghiêm túc. Một mặt trận không tiếng súng nhưng không kém phần gay go quyết liệt. Trên mặt trận tư tưởng ngày nay, kẻ thù của chúng ta không chỉ là các thế lực thù địch, phản động, cơ hội, tư tưởng của giai cấp tư sản mà còn phải chú ý kẻ thù ngay chính trong mỗi chúng ta. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) của Đảng ta đã nhìn thẳng vào thực tế và xu thế phát triển của đất nước ta mà chỉ ra rằng: Công tác tư tưởng của chúng ta còn thiếu sắc bén, thiếu sức thuyết phục, tính chiến đấu còn hạn chế, chưa sát thực tiễn, phương pháp chưa linh hoạt, chưa làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, thiếu quan tâm giáo dục lý tưởng, đạo đức lối sống...
Từ thực tế ấy, việc đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác tư tưởng, lý luận được Đại hội XII của Đảng chỉ ra gồm các nội dung sau:
Thứ nhất, “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị, phù hợp với từng giai đoạn, tạo sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong xã hội; đẩy mạnh tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với từng đối tượng theo hướng cụ thể, thiết thực, hiệu quả”(1).
Thứ hai, “Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Tăng cường đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; chủ động ngăn chặn, phản bác các thông tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch”(2).
Thứ ba, “Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, hoàn thiện hệ thống các quan điểm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cung cấp các luận cứ khoa học, lý luận cho việc hoạch định, phát triển đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đổi mới mô hình tổ chức, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan nghiên cứu lý luận của Đảng; đầu tư thích đáng cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lý luận, nhất là những chuyên gia đầu ngành; nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, đáp ứng yêu cầu mới”(3).
Thứ tư, “Đổi mới mạnh mẽ công tác giáo dục lý luận chính trị, học tập nghị quyết của Đảng. Thực hiện nền nếp việc bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là cấp Trung ương. Tiếp tục đổi mới hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo hướng nâng cao chất lượng, chú trọng tính hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng”(4).
Tăng cường đổi mới công tác tư tưởng của Đảng không phải là vấn đề mới đặt ra mà kể từ khi Đảng mới ra đời, Đảng ta đã luôn luôn coi đó là một mặt trận. Trên mặt trận đó Đảng đã lãnh đạo nhân dân giành được những thành tựu hết sức quan trọng. Đó cũng chính là nguồn lực quan trọng cho chúng ta tiến hành công tác tư tưởng đạt hiệu quả trong thời gian tới.
_______________
(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr. 200
(2) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr. 200 - 201
(4) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr. 201 - 202
H.B