Đảng bộ huyện Thoại Sơn đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh vào cuộc sống
- Được đăng: Thứ năm, 23 Tháng 6 2016 15:50
- Lượt xem: 4226
(TGAG)- Ngay sau khi Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang thành công tốt đẹp, Huyện ủy Thoại Sơn đã có kế hoạch triển khai với tinh thần tích cực, nghiêm túc và vận dụng một cách sáng tạo những chủ trương mới của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh để đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
Trên cơ sở những thành tựu đạt được, những hạn chế, khó khăn và những vấn đề trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, Ban Thường vụ Huyện ủy Thoại Sơn đã triển khai xây dựng sáu kế hoạch để thực hiện theo lộ trình từng năm và cả nhiệm kỳ với những nội dung chủ yếu như sau:
1- Kế hoạch “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Đẩy mạnh công tác phát triển đảng trong doanh nghiệp và cộng đồng dân cư giai đoạn 2016 - 2020” nhằm đa dạng hóa, trẻ hóa đội ngũ đảng viên, đủ sức lãnh đạo phong trào ở địa phương, đơn vị; bảo đảm sự kế thừa và phát triển Đảng và tạo nguồn cán bộ lãnh đạo cho hệ thống chính trị ở cơ sở; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng trong các doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời, phát huy tốt hơn nữa vai trò là hạt nhân chính trị của chi bộ ấp, thực sự là cầu nối giữa Đảng với các tầng lớp nhân dân và là nơi trực tiếp tổ chức, lãnh đạo Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Trên cơ sở đó, từ nay đến năm 2020, các xã, thị trấn đăng ký chỉ tiêu bồi dưỡng, kết nạp 177 đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân và nhân dân tiêu biểu.
2- Kế hoạch “Chỉnh trang và phát triển đô thị thị trấn Núi Sập giai đoạn 2016 - 2020” nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tiềm năng du lịch, nâng cao hiệu quả các nguồn lực, mở rộng không gian cho phát triển thương mại, dịch vụ - du lịch, đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa, xây dựng đô thị văn minh lịch sự. Theo lộ trình cụ thể từng năm, tổng số vốn đầu tư khoảng 151,566 tỷ đồng (trong đó ngân sách tỉnh 111,923 tỷ đồng, ngân sách huyện 26,547 tỷ đồng và vận động nhân dân đóng góp 13,096 tỷ đồng). Hiện nay, thị trấn Núi Sập là trung tâm hành chính - chính trị của Huyện đã được công nhận đô thị loại IV.
3- Kế hoạch “Quy hoạch, chỉnh trang, nâng cấp thị trấn Óc Eo huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang thành đô thị loại IV” nhằm tiếp tục tuyên truyền, vận động Nhân dân duy trì nếp sống văn minh đô thị, xây dựng thị trấn Óc Eo ngày càng “xanh - sạch - đẹp, trật tự, văn minh”. Từng bước đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, các dự án trọng điểm để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đạt đô thị loại IV trong giai đoạn 2021 - 2025.
4- Kế hoạch “Đầu tư xây dựng mở rộng, nâng cấp các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện từ vốn ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác” nhằm phát triển mối liên kết hệ thống giao thông vận tải của các vùng trong huyện, liên huyện và liên kết với các tỉnh lân cận một cách hợp lý, đồng bộ, hiệu quả, bền vững và đáp ứng định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Huyện. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 là 215 tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh 203,1 tỷ đồng, ngân sách huyện 9,3 tỷ đồng và vốn vận động 2,6 tỷ đồng).
5- Kế hoạch “Thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống đê bao kiểm soát lũ gắn với dự án Tây sông Hậu; về tái cơ cấu trong nông nghiệp: sản xuất theo chuỗi giá trị mô hình cánh đồng lớn; lúa, màu, tôm, từng bước ứng dụng công nghệ cao” nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng xây dựng, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, có sản lượng hàng hóa quy mô lớn, ổn định trên cơ sở phát huy lợi thế của từng loại cây trồng, vật nuôi; gắn kết tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị và quy trình sản xuất đối với các nông sản có thị trường tiêu thụ và hiệu quả kinh tế cao; tăng cường chuyển giao công nghệ sản xuất, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và chế biến. Trong đó, xây dựng đê bao kết hợp giao thông theo dự án kiểm soát lũ Tây sông Hậu với tổng kinh phí 585 tỷ 082 triệu đồng (nguồn vốn Trung ương). Đến năm 2020, sản xuất 1.000 ha lúa Hồng ngọc Óc Eo, 3.000 ha lúa Nhật; mở rộng dự án nuôi tôm 885 ha (trong đó, diện tích nuôi tôm càng xanh ứng dụng công nghệ cao tại xã Phú Thuận 600 ha); mở rộng mô hình sản xuất nấm rơm 400 nhà trồng; phát triển 300 mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm trên đệm lót sinh học v.v...
6- Kế hoạch “Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ cho các lao động nghèo, cận nghèo từng bước thoát nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020” với những mục tiêu cụ thể như: phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 1,5%/năm, đến cuối năm 2020 xuống dưới 1%; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo bình quân 1%/năm, đến cuối năm 2020 xuống dưới 1,5%; đảm bảo người nghèo, người cận nghèo được hưởng các chính sách về y tế, giáo dục và trợ giúp pháp lý kịp thời, đầy đủ, đúng quy định. Tăng cường, cải thiện các dịch vụ xã hội chăm lo về sức khỏe, giáo dục cho người nghèo, cận nghèo; phấn đấu 100% hộ chính sách không có hộ nghèo; 100% người nghèo, cận nghèo trong độ tuổi lao động có yêu cầu đều được hỗ trợ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm phù hợp... nhằm tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo có nguồn vốn và công ăn việc làm, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
Sáu kế hoạch trọng điểm của Ban Thường vụ Huyện ủy Thoại Sơn đã và đang tạo ra những phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp trên địa bàn Huyện nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng các cấp từ nay đến năm 2020.
NGUYỄN QUỐC KHÁNH
Trên cơ sở những thành tựu đạt được, những hạn chế, khó khăn và những vấn đề trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, Ban Thường vụ Huyện ủy Thoại Sơn đã triển khai xây dựng sáu kế hoạch để thực hiện theo lộ trình từng năm và cả nhiệm kỳ với những nội dung chủ yếu như sau:
1- Kế hoạch “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Đẩy mạnh công tác phát triển đảng trong doanh nghiệp và cộng đồng dân cư giai đoạn 2016 - 2020” nhằm đa dạng hóa, trẻ hóa đội ngũ đảng viên, đủ sức lãnh đạo phong trào ở địa phương, đơn vị; bảo đảm sự kế thừa và phát triển Đảng và tạo nguồn cán bộ lãnh đạo cho hệ thống chính trị ở cơ sở; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng trong các doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời, phát huy tốt hơn nữa vai trò là hạt nhân chính trị của chi bộ ấp, thực sự là cầu nối giữa Đảng với các tầng lớp nhân dân và là nơi trực tiếp tổ chức, lãnh đạo Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Trên cơ sở đó, từ nay đến năm 2020, các xã, thị trấn đăng ký chỉ tiêu bồi dưỡng, kết nạp 177 đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân và nhân dân tiêu biểu.
2- Kế hoạch “Chỉnh trang và phát triển đô thị thị trấn Núi Sập giai đoạn 2016 - 2020” nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tiềm năng du lịch, nâng cao hiệu quả các nguồn lực, mở rộng không gian cho phát triển thương mại, dịch vụ - du lịch, đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa, xây dựng đô thị văn minh lịch sự. Theo lộ trình cụ thể từng năm, tổng số vốn đầu tư khoảng 151,566 tỷ đồng (trong đó ngân sách tỉnh 111,923 tỷ đồng, ngân sách huyện 26,547 tỷ đồng và vận động nhân dân đóng góp 13,096 tỷ đồng). Hiện nay, thị trấn Núi Sập là trung tâm hành chính - chính trị của Huyện đã được công nhận đô thị loại IV.
3- Kế hoạch “Quy hoạch, chỉnh trang, nâng cấp thị trấn Óc Eo huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang thành đô thị loại IV” nhằm tiếp tục tuyên truyền, vận động Nhân dân duy trì nếp sống văn minh đô thị, xây dựng thị trấn Óc Eo ngày càng “xanh - sạch - đẹp, trật tự, văn minh”. Từng bước đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, các dự án trọng điểm để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đạt đô thị loại IV trong giai đoạn 2021 - 2025.
4- Kế hoạch “Đầu tư xây dựng mở rộng, nâng cấp các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện từ vốn ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác” nhằm phát triển mối liên kết hệ thống giao thông vận tải của các vùng trong huyện, liên huyện và liên kết với các tỉnh lân cận một cách hợp lý, đồng bộ, hiệu quả, bền vững và đáp ứng định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Huyện. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 là 215 tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh 203,1 tỷ đồng, ngân sách huyện 9,3 tỷ đồng và vốn vận động 2,6 tỷ đồng).
5- Kế hoạch “Thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống đê bao kiểm soát lũ gắn với dự án Tây sông Hậu; về tái cơ cấu trong nông nghiệp: sản xuất theo chuỗi giá trị mô hình cánh đồng lớn; lúa, màu, tôm, từng bước ứng dụng công nghệ cao” nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng xây dựng, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, có sản lượng hàng hóa quy mô lớn, ổn định trên cơ sở phát huy lợi thế của từng loại cây trồng, vật nuôi; gắn kết tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị và quy trình sản xuất đối với các nông sản có thị trường tiêu thụ và hiệu quả kinh tế cao; tăng cường chuyển giao công nghệ sản xuất, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và chế biến. Trong đó, xây dựng đê bao kết hợp giao thông theo dự án kiểm soát lũ Tây sông Hậu với tổng kinh phí 585 tỷ 082 triệu đồng (nguồn vốn Trung ương). Đến năm 2020, sản xuất 1.000 ha lúa Hồng ngọc Óc Eo, 3.000 ha lúa Nhật; mở rộng dự án nuôi tôm 885 ha (trong đó, diện tích nuôi tôm càng xanh ứng dụng công nghệ cao tại xã Phú Thuận 600 ha); mở rộng mô hình sản xuất nấm rơm 400 nhà trồng; phát triển 300 mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm trên đệm lót sinh học v.v...
6- Kế hoạch “Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ cho các lao động nghèo, cận nghèo từng bước thoát nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020” với những mục tiêu cụ thể như: phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 1,5%/năm, đến cuối năm 2020 xuống dưới 1%; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo bình quân 1%/năm, đến cuối năm 2020 xuống dưới 1,5%; đảm bảo người nghèo, người cận nghèo được hưởng các chính sách về y tế, giáo dục và trợ giúp pháp lý kịp thời, đầy đủ, đúng quy định. Tăng cường, cải thiện các dịch vụ xã hội chăm lo về sức khỏe, giáo dục cho người nghèo, cận nghèo; phấn đấu 100% hộ chính sách không có hộ nghèo; 100% người nghèo, cận nghèo trong độ tuổi lao động có yêu cầu đều được hỗ trợ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm phù hợp... nhằm tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo có nguồn vốn và công ăn việc làm, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
Sáu kế hoạch trọng điểm của Ban Thường vụ Huyện ủy Thoại Sơn đã và đang tạo ra những phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp trên địa bàn Huyện nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng các cấp từ nay đến năm 2020.
NGUYỄN QUỐC KHÁNH
Phó trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thoại Sơn