Truy cập hiện tại

Đang có 75 khách và không thành viên đang online

Hội thảo khoa học “75 năm tác phẩm Sửa đổi lối làm việc - nội dung và giá trị thời đại”

(TUAG)- Sáng 14/10/2022, Trường Chính trị Tôn Đức Thắng tổ chức Hội thảo khoa học cấp trường với chủ đề “75 năm tác phẩm Sửa đổi lối làm việc - nội dung và giá trị thời đại”.


TS. Hồ Ngọc Trường, TUV, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng và ThS. Huỳnh Đức Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị Tôn Đức Thắng chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo có đại diện các ban tham mưu giúp việc Tỉnh ủy; các nhà khoa học và gần 200 học viên các lớp trung cấp chính trị đang học tại trường.


Phát biểu khai mạc, TS. Hồ Ngọc Trường - Hiệu trưởng Trường Chính trị Tôn Đức Thắng nêu rõ: Hội thảo nhằm tuyên truyền và khẳng định nội dung, giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Khẳng định tính đúng đắn, khoa học, tính thời sự của tư tưởng Hồ Chí Minh trong tác phẩm, qua đó tôn vinh những cống hiến vĩ đại của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam. Đặc biệt đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, phong cách làm việc của cán bộ, đảng viên, hướng đến xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thực sự tiên phong, gương mẫu, đủ phẩm chất, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; đồng thời là hành động thiết thực góp phần tuyên truyền, động viên các cấp, các ngành và Nhân dân quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội XI Đảng bộ tỉnh đề ra; lập thành tích chào mừng 190 năm thành lập tỉnh An Giang (1832 -2022)…


Trình bày Báo cáo đề dẫn, ThS. Huỳnh Đức Hiền nhấn mạnh: Trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang bước vào giai đoạn gay go, quyết liệt, đòi hỏi phải phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân; Đảng ta phải rút vào hoạt động bí mật, Nhà nước Dân chủ Cộng hòa mới còn non trẻ phải đối phó với hàng loạt khó khăn, thử thách, với bút danh X.Y.Z, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (tháng 10/1947) nhằm xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, tự lực cánh sinh.

Tác phẩm gồm sáu phần lớn, đề cập việc sửa chữa, đổi mới công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, nhằm sửa chữa các khuyết điểm, phát huy các ưu điểm. Đây là tác phẩm đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp đặt vấn đề và trình bày một cách hệ thống tư tưởng đổi mới về xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền. Từ khi ra đời, tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" đã thực sự trở thành cuốn cẩm nang hết sức bổ ích, thiết thực góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.



Khẳng định sức sống mãnh liệt của tác phẩm, đồng chí cho rằng: Ra đời từ 75 năm trước nhưng đến nay, tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên tính thời sự. Tác phẩm đặt ra những vấn đề mang tính cốt lõi như: “Sửa đổi làm việc” để giữ vững tư cách của Đảng chân chính cách mạng; chỉ rõ trách nhiệm, tư cách, yêu cầu phận sự của người đảng viên; công tác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng của người đảng viên; công tác huấn luyện cán bộ; nội dung, phương pháp, phong cách và các kỹ năng lãnh đạo. Những vấn đề đặt ra trong tác phẩm là những dự báo, đánh giá và giải pháp sáng suốt của Người; mặt khác, cũng là những cơ sở về phương pháp luận trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, chống tham nhũng, lãng phí hiện nay.

Ban tổ chức hội thảo đã nhận được 98 tham luận, xét chọn 73 tham luận làm Kỷ yếu. Tại hội thảo, có 7 bài tham luận được phát biểu.


Các tham luận tại hội thảo tập trung làm rõ phương pháp và việc vận dụng sáng tạo nguyên tắc tự phê bình và phê bình theo tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các tác giả đã phân tích tính lý luận về phương pháp tự phê bình và phê bình khoa học theo chỉ dẫn của Bác Hồ đó là: Tự phê bình và phê bình phải thật thà, không nể nang, không thêm bớt, chỉ ra cho mình và đồng chí mình những cái được, cái chưa được, chỉ rõ đúng sai; chỉ rõ yếu tố tích cực và tiêu cực bên trong mỗi con người, mỗi tổ chức một cách rõ ràng, cụ thể, đúng người, đúng việc. Trong đó, những ý kiến phê bình đồng chí, đồng đội cũng là để mỗi người tự răn mình, tự phê bình mình. Muốn phát huy tốt tác dụng của phê bình, phải tự phê bình mình trước. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, tự phê bình và phê bình phải xuất phát từ tình thương yêu giai cấp, yêu thương con người, coi con người là quan trọng nhất. Cho nên khi tiến hành tự phê bình và phê bình phải theo nguyên tắc “phê bình việc làm, chứ không phải phê bình người”, để người bị phê bình “vui lòng nhận xét để sửa đổi, không nên vì bị phê bình mà nản chí, hoặc oán ghét”… Qua đó, cứu mình, giúp người, tạo điều kiện cùng nhau tiến bộ, góp phần làm cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ cơ quan, đơn vị, địa phương tốt hơn.

Nhằm triển khai có hiệu quả Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" vừa mang ý nghĩa lý luận, vừa mang ý nghĩa thực tiễn đối với vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân; đồng thời trang bị tri thức, nâng cao trình độ lý luận cách mạng, phẩm chất đạo đức, phương pháp lãnh đạo và tác phong công tác của các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, góp phần tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng các cấp./.

Trường Giang
Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
37025855