An Giang sẽ thiết lập chốt chặn kiểm soát vận chuyển heo
- Được đăng: Thứ ba, 12 Tháng 3 2019 14:23
- Lượt xem: 1503
(TGAG)- Ngày 11/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang đề nghị UBND các huyện, thị, thành phố chỉ đạo các ngành chức năng của địa phương và UBND xã, phường, thị trấn phối hợp với lực lượng thú y địa phương triển khai nhanh các hoạt động kiểm tra, giám sát, phòng chống dịch bệnh trên đàn heo tại địa bàn quản lý nhằm ngăn chặn và phát hiện sớm dịch bệnh (nếu có). Trong trường hợp phát hiện nghi mắc bệnh dịch tả heo Châu Phi thì liên hệ về Chi cục Chăn nuôi và Thú y theo số điện thoại: 02963 854697 hoặc 0913 775436 - ông Trần Tiến Hiệp Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y để phối hợp xử lý.
Thực hiện công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như tờ bướm, áp phích, phương tiện truyền thanh xã, phường, thị trấn về dấu hiệu nhận biết và các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả heo Châu phi cho các hộ chăn nuôi heo trên địa bàn quản lý. Nhằm nâng cao ý thức của người dân trong công tác phòng, chống và ngăn chặn dịch bệnh. Khẩn trương tổ chức đợt vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, nhằm mục đích tiêu diệt mầm bệnh Dịch tả heo Châu Phi xâm nhiễm.
Thiết lập các chốt chặn với lực lượng liên ngành kiểm soát chặt việc vận chuyển heo vào địa bàn để mua bán, giết mổ và thực hiện phun xịt tiêu độc tất cả phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập vào địa phương, trước mắt triển khai ngay các chốt kiểm soát kiểm dịch tại các huyện Chợ Mới, Tri Tôn, Thoại Sơn, thị xã Tân Châu và thành phố Long Xuyên (trạm Chăn nuôi và Thú y chịu trách nhiệm tham mưu UBND huyện về địa điểm, vị trí chốt kiểm soát kiểm dịch).
Tại các huyện, thị tiếp giáp biên giới tổ chức kiểm soát triệt để việc xuất, nhập lậu động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn. Thành lập các Tổ kiểm soát liên ngành tăng cường kiểm tra; trọng tâm là cửa khẩu Quốc tế; cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ, lối mở; các tụ điểm, chợ thuộc các huyện, thị, thành có đường biên giới. Xử lý triệt để tình trạng xuất, nhập lậu và gắn trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nếu để xảy ra tình trạng nhập lậu động vật, sản phẩm động vật làm lây lan dịch bệnh.
Vận động hộ nuôi thực hiện tốt việc tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho gia súc áp dụng biện pháp nuôi cách ly, theo dõi lâm sàng các đàn gia súc, tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng tăng sức đề kháng cho đàn vật nuôi. Khi phát hiện có heo mắc bệnh chết không rõ nguyên nhân hoặc động vật nghi mắc bệnh truyền nhiễm phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương, nhân viên chăn nuôi và thú y xã, phường hoặc cơ quan thú y gần nhất để có biện pháp xử lý, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm và không thực hiện phòng chống dịch bệnh, không khai báo dịch, bán chạy heo bệnh...
Sở Nông nghiệp và PTNT cũng yêu cầu Chi cục Chăn nuôi và Thú y khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả heo Châu Phi năm 2019 trên địa bàn tỉnh. Trong đó tổ chức ngay Hội nghị triển khai Kế hoạch; xây dựng kịch bản giả định và các biện pháp xử lý tình huống khi có bệnh DTHCP xảy ra với nhiều cấp độ, quy mô, phạm vi khác nhau.
Chuẩn bị dụng cụ thu và bảo quản mẫu để chủ động trong công tác lấy mẫu xét nghiệm khi phát hiện trường hợp nghi heo bị bệnh Dịch tả heo Châu Phi. Thực hiện cung ứng kịp thời hóa chất tiêu độc, khử trùng cho các huyện, thị, thành để phát động triển khai vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường công tác kiểm tra, thường xuyên giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn heo tại địa phương. Phối hợp với các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát phương tiện vận chuyển heo, sản phẩm từ heo và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Trong quá trình giám sát nếu phát hiện heo bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả heo Châu Phi thì tiến hành lấy mẫu để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh.
Kiên quyết xử lý đối với những trường hợp nhập lậu heo qua tuyến biên giới và vận chuyển heo không rõ nguồn gốc.
Tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT về việc thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời tại các điểm giao thông quan trọng để tổ chức kiểm soát chặt chẽ 24/24 đối với heo và sản phẩm từ heo ra vào địa bàn cấp tỉnh, nhất là các huyện, thị, thành biên giới và có đường giao thông kết nối với tỉnh bạn. Thành lập các Đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc phòng, chống bệnh Dịch tả heo Châu Phi tại các khu vực cửa khẩu và các khu vực có nguy cơ cao./.
Thực hiện công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như tờ bướm, áp phích, phương tiện truyền thanh xã, phường, thị trấn về dấu hiệu nhận biết và các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả heo Châu phi cho các hộ chăn nuôi heo trên địa bàn quản lý. Nhằm nâng cao ý thức của người dân trong công tác phòng, chống và ngăn chặn dịch bệnh. Khẩn trương tổ chức đợt vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, nhằm mục đích tiêu diệt mầm bệnh Dịch tả heo Châu Phi xâm nhiễm.
Thiết lập các chốt chặn với lực lượng liên ngành kiểm soát chặt việc vận chuyển heo vào địa bàn để mua bán, giết mổ và thực hiện phun xịt tiêu độc tất cả phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập vào địa phương, trước mắt triển khai ngay các chốt kiểm soát kiểm dịch tại các huyện Chợ Mới, Tri Tôn, Thoại Sơn, thị xã Tân Châu và thành phố Long Xuyên (trạm Chăn nuôi và Thú y chịu trách nhiệm tham mưu UBND huyện về địa điểm, vị trí chốt kiểm soát kiểm dịch).
Tại các huyện, thị tiếp giáp biên giới tổ chức kiểm soát triệt để việc xuất, nhập lậu động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn. Thành lập các Tổ kiểm soát liên ngành tăng cường kiểm tra; trọng tâm là cửa khẩu Quốc tế; cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ, lối mở; các tụ điểm, chợ thuộc các huyện, thị, thành có đường biên giới. Xử lý triệt để tình trạng xuất, nhập lậu và gắn trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nếu để xảy ra tình trạng nhập lậu động vật, sản phẩm động vật làm lây lan dịch bệnh.
Vận động hộ nuôi thực hiện tốt việc tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho gia súc áp dụng biện pháp nuôi cách ly, theo dõi lâm sàng các đàn gia súc, tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng tăng sức đề kháng cho đàn vật nuôi. Khi phát hiện có heo mắc bệnh chết không rõ nguyên nhân hoặc động vật nghi mắc bệnh truyền nhiễm phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương, nhân viên chăn nuôi và thú y xã, phường hoặc cơ quan thú y gần nhất để có biện pháp xử lý, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm và không thực hiện phòng chống dịch bệnh, không khai báo dịch, bán chạy heo bệnh...
Sở Nông nghiệp và PTNT cũng yêu cầu Chi cục Chăn nuôi và Thú y khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả heo Châu Phi năm 2019 trên địa bàn tỉnh. Trong đó tổ chức ngay Hội nghị triển khai Kế hoạch; xây dựng kịch bản giả định và các biện pháp xử lý tình huống khi có bệnh DTHCP xảy ra với nhiều cấp độ, quy mô, phạm vi khác nhau.
Chuẩn bị dụng cụ thu và bảo quản mẫu để chủ động trong công tác lấy mẫu xét nghiệm khi phát hiện trường hợp nghi heo bị bệnh Dịch tả heo Châu Phi. Thực hiện cung ứng kịp thời hóa chất tiêu độc, khử trùng cho các huyện, thị, thành để phát động triển khai vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường công tác kiểm tra, thường xuyên giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn heo tại địa phương. Phối hợp với các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát phương tiện vận chuyển heo, sản phẩm từ heo và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Trong quá trình giám sát nếu phát hiện heo bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả heo Châu Phi thì tiến hành lấy mẫu để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh.
Kiên quyết xử lý đối với những trường hợp nhập lậu heo qua tuyến biên giới và vận chuyển heo không rõ nguồn gốc.
Tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT về việc thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời tại các điểm giao thông quan trọng để tổ chức kiểm soát chặt chẽ 24/24 đối với heo và sản phẩm từ heo ra vào địa bàn cấp tỉnh, nhất là các huyện, thị, thành biên giới và có đường giao thông kết nối với tỉnh bạn. Thành lập các Đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc phòng, chống bệnh Dịch tả heo Châu Phi tại các khu vực cửa khẩu và các khu vực có nguy cơ cao./.
Hải Nhu