Truy cập hiện tại

Đang có 70 khách và không thành viên đang online

Tay không đi làm từ thiện

(TGAG)- Đất nước ngày một phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Từ thoát đói, thoát nghèo đến đủ ăn đủ mặt và giàu có trở nên phổ biến hơn. Khi thoát ra được cơn đói khổ, người ta nhận ra, mình còn may mắn hơn nhiều người. Thấy xót thương trước những người nghèo khổ, người ta giúp đở nhau từ chén cơm manh áo đến cái nhà và cả cái nghề… Ông bà xưa có câu: “Phú quý sinh tâm” là vậy.

 
    Nói vậy không phải một trăm phần trăm những nhà hảo tâm đều là những người giàu. Xu thế chung của xã hội “có dư mới có giúp” không phải là tuyệt đối. Vì tôi biết, trên đất nước này, hàng ngày, vẫn còn có rất nhiều người âm thầm dìu dắt nhau qua cảnh khổ khi họ cũng là những người không mấy khá giả. Minh chứng cho điều đó là trường hợp của chị Huỳnh Thị Chi - Người phụ nữ nghèo khó sống một mình nuôi bốn đứa con thơ trong góc chợ Mỹ Luông.

Tôi gặp chị khi chị đã bắt đầu công việc vận động cất nhà tình thương được hơn chục năm. Việc vận động chung tay cất nhà tình thương cho các hộ nghèo ngày nay không phải là việc hiếm thấy. Nhưng người giàu có tiền của đi làm từ thiện xây nhà, cất cầu là chuyện bình thường. Còn người phụ nữ 52 tuổi này, hai bàn tay trắng, chỉ có công không mà xây được hơn hai chục căn nhà cho bà con nghèo mỗi năm. Quả là trường hợp hiếm thấy !

Câu chuyện của chị bắt đầu từ những ngày tháng khó khăn trước chiến tranh. Bên ngôi nhà lụp xụp tre lá xiêu quẹo. Chị sinh ra trong gia đình có đến mười bốn anh chị em lại gặp hoàn cảnh thiếu thốn. Ngay từ khi còn nhỏ, chị đã quen với những công việc hái rao bắt óc. Khó nhọc đè lên đôi vai chị một mình bương trải nuôi mấy đứa em. Chị lập gia đình năm 24 tuổi, khi ấy, tài sản của hai vợ chồng chị là một căn chòi nhỏ xêu quẹo ở một góc nhỏ của chợ Mỹ Luông. Chồng chạy xe lôi, chị đi mua bán cá. Cuộc sống cứ vờn quanh như đùa với chị. Buôn bán ế ẩm, vốn luyến không đủ xoay sở, tiền bạc thiếu lên thiếu xuống. Trong hoàn cảnh đó, người chồng thân yêu, trụ cột của gia đình đột ngột ra đi với căn bệnh ung thư để lại cho chị một bầy con thơ nheo nhóc 1 trai, 3 gái.

Những ngày tang tóc ấy, chị phải gồng mình nuôi con trong căn nhà xiêu quẹo. Nói như mấy người hàng xóm là “gió hách xì cũng sập”. Mỗi đêm nhìn cột kèo nghiếng răng là lòng chị lại không yên. Chị ôm con vào lòng như để trấn an con rằng đôi vai mẹ, bờ lưng mẹ có thể chống chọi cho con khi nhà sập. Cảnh tượng mỗi lần mưa đến, năm mẹ con phải trùm cao su ngồi co ro trong góc cửa mở để tránh mưa và cũng để kịp chạy ra khỏi nhà khi mái nhà đỗ xuống.

Chị Chi tâm sự, những ngày khốn khó đó, ngồi nhìn căn nhà xêu quẹo, mưa dột lênh láng, lúc đó chị chỉ ước ao sao cho mình có được một căn nhà ấm cúng đủ để yên tâm mà làm ăn sinh sống. Ông bà ta dạy rằng: “An cư mới lạc nghiệp”. Có chỗ ở đàng hoàng rồi thì mới yên tâm mà làm việc. Nghĩ vậy, chị dốc sức ra làm. Hết nghề này lại xoay sang nghề khác. Ông trời không phụ lòng người, đã giúp chị có đủ nghị lực và sức khỏe làm ăn kiếm được tiền xây lại căn nhà khang trang, ấm cúng hơn xưa. Đó cũng là lúc các con chị lớn khôn có công việc ổn định. Nhưng ý nghĩ nhà sập vẫn còn đeo bám chị suốt mười mấy năm ròng. Mãi đến khi chị đã ngủ trong nhà mới, đôi khi chị vẫn còn nằm mơ giấc mơ ám ảnh cảnh nhà sập. Cảm giác tháng năm qua như vẫn vờn quanh chị.

Chị vẫn hàng ngày ra sạp hàng nhỏ ở góc chợ, bán mớ đồ lặt vặt thao nồi để có đồng ra đồng vào mỗi bữa. Cũng từ nơi đó, chị chứng kiến trong những góc nhỏ của cái chợ này đây, những người lao động bốc vác, những người buôn bán nhỏ lẻ cũng đang có hoàn cảnh khốn khó như chị năm xưa. Chị kể, mỗi lần thấy người ta nhà xiêu vách lá rách te tua, chị chợt nhớ lại những tháng ngày khó nhọc của mình, nghĩ vậy mà thấy thương người ta làm sao. Từ suy nghĩ đó, chị bắt đầu nghĩ ra mình cũng nên góp một phần giúp đỡ họ. Nhưng tiền đâu để giúp? Bản thân chị tuy đã bớt lo, nỗi lo cơm gạo mỗi ngày nhưng vẫn phải ra chợ buôn bán để bươm chải tiền điện nước, quần áo sinh hoạt và cả thuốc men khi tuổi già đang đến ngày một gần hơn. Nguyện vọng ấy đã dẫn dắt chị đến với những người cùng tâm nguyện. Và rất may mắn, một người bạn đã giới thiệu chị đến với Công ty tol Ngọc Tùng. Công ty đã vui vẻ giúp chị hoàn thành nguyện vọng ấy.

Công việc của chị là hàng tháng đi đến tận những gia đình có hoàn cảnh nhà ở khó khăn. Chị giới thiệu và dự trù kinh phí lên công ty Ngọc Tùng. Về phí công ty mỗi tháng cấp cho chị 2 bộ tol đủ để cất cho 2 căn nhà. Chị đi vận động các tiểu thương và bà con, tiếp góp tiền, góp cây, góp vật dụng cần thiết. Sau đó chị vận động công sức anh em địa phương đến giúp dựng nhà. Mỗi căn nhà được dựng lên là một niềm vui đã nhóm lên trong chị. Ý nghĩ nhà sập của chị được lấp dần đi khi mỗi căn nhà được dựng lên. Nhìn cảnh cụ già ngồi trong nhà mới, đôi mắt ước mi vì sung sướng - chị nói, cảnh đó mỗi lần nhìn là chị lại muốn khóc. Vì trong đôi mắt ấy, nói lên được biết bao nhiêu điều mà chị là người từng trãi qua. Chị Chi tâm nguyện rằng: “Thấy người ta vui, mình cũng vui theo. Làm việc bằng cái tâm là niềm vui lớn nhất của chị hiện giờ”.

Chi lật cuốn sổ ra xem, nhẩm tính thử, vậy là chị đã làm công tác từ thiện này hơn 15 năm, bấy nhiêu thời gian đó chị cũng đã giúp bà con cất được gần 300 căn nhà. Ai đi ngang chợ Mỹ Luông, cũng thường thấy người đàn bà ngồi bán rỗ, bán muối, có cuốn sổ và cây viết trên bàn, thường nghe ai đó nói về một hoàn cảnh nào đó, liền ghi chép lại. Và khi có hoàn cảnh nào đó đau bệnh gấp, chị đều gửi sạp lại cho người trông coi, để đi đến nơi ngay: “mình đến coi mình giúp được gì thì giúp”. Nghĩa cử ấy thật cao đẹp biết bao khi xã hội ngày nay ai ai cũng đang chạy đua từng giờ với đồng tiền - chén gạo.

Sau này, mấy lần đi ngang chợ đứng lại để ý tôi mới biết thêm. Ngoài việc vận động xây cất nhà, chị còn vận động mua, xin hòm rương cho những người mất mà gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn. Không những vậy, chị còn vận động chị em buôn bán nhỏ trong chợ, mỗi người góp năm, mười ngàn đồng để cho những trường hợp nghèo khó, mắc bệnh thận phải đi chạy thận hàng tháng.

Lo cho người sống đã là việc thường ngày, nay chị lại thêm việc lo cho người chết. Cuộc sống chị như một vòng xoay, với biết bao nhiêu việc giúp đời. Chị tâm niệm đó là những việc mà người mạnh dõi như chị có thể làm thì cố gắng làm giúp bà con cô bác qua cảnh khốn khó. Chị tâm sự, hồi chồng chị qua đời, nhà khốn khó trăm bề. Cũng nhờ bà con giúp đở, người một chút mà chị qua cơn khốn khó. Lúc ấy, lòng chị cảm nhận thấm thía biết bao cái nghĩa cử tình thân mà người đời giúp nhau trong lúc khó nghèo.

Khi xong xuôi một ngày cực nhọc buôn bán, người ta thường nghĩ đến việc ngã lưng nghĩ ngơi sau một ngày mệt nhọc. Nhưng riêng chị Chi, hàng ngày sau những giờ buôn bán cực nhọc, chị lại ngồi suy nghĩ tính toán ngày nào cất nhà nào, tiền đinh bao nhiêu, tiền cơm canh bao nhiêu, vận động ai được bao nhiêu…  đó cũng là niềm vui nho nhỏ của chị khi đã trải qua biết bao khó khăn của cuộc đời này.

Công việc buôn bán ở chợ tấp nập vậy nhưng đôi khi tôi chứng kiến chị xoay qua trả lời người này, xoay lại thối tiền người nọ, chợt cảm thấy mình hơi “ngán”. Có lẽ mình không quen với công việc bán buôn này chăng? Nhưng công việc dẫu như thế nào đi nữa, mỗi khi nhận được tin báo ở đâu, có nhà nào khó khăn hay có ai đó mất không hòm chôn, ai đó bệnh không tiền đi khám bệnh là chị lại lật đật chạy chiếc xe đạp đến nơi để biết hoàn cảnh mà lo liệu giúp. Có khi chị đi đến tận những nơi xa hàng chục cây số để xin cây hay để cất lại cho ai đó một căn nhà.

Người ta, khi trải qua những đau khổ, khó khăn, họ cảm thấy đau với những người cùng cảnh ngộ. Cuộc đời như một cơn gió vô hình. Cơn gió cuốn con người theo một hành trình vô định. Mà nơi đó con người gặp được con người. Trong cuộc sống, gặp một người có cái tâm đó là một điều vô cùng quý báo. Những ai đã gặp, đã chứng kiến những những hành động lặng lẽ ấm áp tình người của chị Chi, chắc rằng sẽ không quên được. Và hành trình tay không cất nên những căn nhà của chị mười lăm năm qua đã trả lời cho tôi câu hỏi, không phải chỉ có người có tiền mới làm từ thiện được. Trong xã hội ngày nay, cùng chung tay, người góp công, người góp của để có những mái ấm tình thương là một điều quý hóa…
   
LÊ QUANG TRẠNG
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40181611