Nông dân tăng cường thăm đồng chăm sóc bảo vệ lúa Đông xuân
- Được đăng: Thứ năm, 16 Tháng 2 2017 14:54
- Lượt xem: 2658
(TGAG)- Với hơn 39.000 ha lúa Đông xuân của huyện Thoại Sơn đang ở giai đoạn đòng – trổ, đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất, chất lượng lúa cả vụ, do đó vấn đề phòng trừ đạo ôn, cháy bìa lá và rầy nâu ở giai đoạn này được bà con nông dân quan tâm nhất.
Trong những ngày qua trên địa bàn tỉnh An Giang nói chung và huyện Thoại Sơn nói riêng có xuất hiện sương mù vào buổi sáng sớm, ngày nắng gắt, đêm và sáng trời lạnh. Với tình hình thời tiết như hiện nay là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát triển mạnh, nhất là trên các chân ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và trên các giống nhiễm nặng như: Jasmine 85, OM6976, IR50404…
Để giúp bà con nông dân chăm sóc tốt ruộng lúa của mình, Hội nông dân các xã, thị trấn đã tố chức tuyên truyền, khuyến cáo bà con nông dân tăng cường thăm đồng để quản lí các đối tượng gây hại trên lúa.
Ông Lê Hữu Dàng - Chủ tịch Hội nông dân xã An Bình cho biết: trước tết Hội nông dân xã đã tổ chức tuyên truyền, khuyến cáo bà con tăng cường thăm đồng kể cả những ngày vui tết, qua thực tế kiểm tra trên đồng ruộng khi nghỉ tết xong thì thấy tình hình bệnh hại trên lúa cũng chưa đáng ngại, các bệnh pháp xử lí của bà con cũng đạt hiệu quả phòng trừ cao.
Theo nhiều bà con nông dân cây lúa ở giai đoạn làm đòng đến trổ rất mẫn cảm với thời tiết nên dễ phát sinh bệnh hại nhất là bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông nếu không thăm đồng thường xuyên thì khi phát hiện đã trễ, cách điều trị sau đó cũng kém hiệu quả, năng xuất lúa cũng bị ảnh hưởng, do đó công tác thăm đồng thường xuyên cũng được bà con quan tâm thực hiện.
Nông dân Nguyễn Văn Việt - xã Tây Phú cho biết: đã phun thuốc trừ đạo ôn lá trước tết đến nay vết bệnh đã khô, lá mới phát triển xanh tốt, lúa đang ôm bắp chuẩn bị trổ. Anh Việt cho biết thêm, nếu không không thăm đồng thì rất có thể ruộng lúa nhà anh sẽ bị bệnh đạo ôn tấn công mạnh, khi phát hiện lá lúa có dấu chấm kim lan rộng ra thì lúc này phun thuốc đã trễ, cây lúa phục hồi kém, về sau thu hoạch cũng kém hơn các ruộng lân cận không bị bệnh.
Còn nông dân Đỗ Văn Lập - xã An Bình thì cho biết tình hình rầy nâu trên lúa vụ Đông xuân năm nay so với năm trước cũng tương đối ít, từ đầu vụ đến giờ chỉ mới xịt một lần thuốc trừ rầy vào thời điểm trước tết, qua tết thăm đồng thấy lúa vẫn phát triển bình thường.
Theo dự báo của ngành chuyên môn sắp tới sẽ còn nhiều đợt không khí lạnh tăng cường, buổi trưa thì nắng gắt có thể làm phát sinh nhiều đối tượng sinh vật gây hại trên cây lúa, nhất là bệnh đạo ôn, rầy nâu và bệnh cháy bìa lá. Để giúp bà con phòng trừ tốt 3 đối tượng này, ông Dương Quốc Trung - Phó trưởng trạm bảo vệ thực vật huyện Thoại Sơn khuyến cáo: đối với bệnh đạo ôn thì bà con nên phun ngừa trước trổ, chú ý khi phun phải đảm bảo thuốc phủ đều trên bề mặt lá, cổ lá lúa. Đối với rầy nâu, theo quan sát tại các bẩy đèn thì sắp tới sẽ có một đợt rầy cám, do đó khi thăm đồng quan sát thấy gốc lúa có 3 con rầy nâu trên một tép lúa thì tiến hành phun thuốc, trước khi phun nên bom nước vào ruộng để rầy di chuyển lên phía trên cây lúa thì hiệu quả diệt rầy càng cao; còn bệnh cháy bìa lá, đây là bệnh do vi khuân gây nên, khi thấy bìa lá, chóp lá bị cháy khô thì tiến hành phun thuốc đặc trị, không nên pha trộn với phân bón là vì làm như vậy bệnh sẽ nặng hơn.
Để có một vụ mùa thắng lợi, thì bà con cần thường xuyên thăm thường để phát hiện sớm bệnh hại và có biện pháp phòng trừ kịp thời, khi phun thuốc phải đảm bảo nguyên tắc 4 đúng nhằm tiết kiệm chi phí, bảo vệ thiên địch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường./.
Trong những ngày qua trên địa bàn tỉnh An Giang nói chung và huyện Thoại Sơn nói riêng có xuất hiện sương mù vào buổi sáng sớm, ngày nắng gắt, đêm và sáng trời lạnh. Với tình hình thời tiết như hiện nay là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát triển mạnh, nhất là trên các chân ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và trên các giống nhiễm nặng như: Jasmine 85, OM6976, IR50404…
Để giúp bà con nông dân chăm sóc tốt ruộng lúa của mình, Hội nông dân các xã, thị trấn đã tố chức tuyên truyền, khuyến cáo bà con nông dân tăng cường thăm đồng để quản lí các đối tượng gây hại trên lúa.
Ông Lê Hữu Dàng - Chủ tịch Hội nông dân xã An Bình cho biết: trước tết Hội nông dân xã đã tổ chức tuyên truyền, khuyến cáo bà con tăng cường thăm đồng kể cả những ngày vui tết, qua thực tế kiểm tra trên đồng ruộng khi nghỉ tết xong thì thấy tình hình bệnh hại trên lúa cũng chưa đáng ngại, các bệnh pháp xử lí của bà con cũng đạt hiệu quả phòng trừ cao.
Theo nhiều bà con nông dân cây lúa ở giai đoạn làm đòng đến trổ rất mẫn cảm với thời tiết nên dễ phát sinh bệnh hại nhất là bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông nếu không thăm đồng thường xuyên thì khi phát hiện đã trễ, cách điều trị sau đó cũng kém hiệu quả, năng xuất lúa cũng bị ảnh hưởng, do đó công tác thăm đồng thường xuyên cũng được bà con quan tâm thực hiện.
Nông dân Nguyễn Văn Việt - xã Tây Phú cho biết: đã phun thuốc trừ đạo ôn lá trước tết đến nay vết bệnh đã khô, lá mới phát triển xanh tốt, lúa đang ôm bắp chuẩn bị trổ. Anh Việt cho biết thêm, nếu không không thăm đồng thì rất có thể ruộng lúa nhà anh sẽ bị bệnh đạo ôn tấn công mạnh, khi phát hiện lá lúa có dấu chấm kim lan rộng ra thì lúc này phun thuốc đã trễ, cây lúa phục hồi kém, về sau thu hoạch cũng kém hơn các ruộng lân cận không bị bệnh.
Còn nông dân Đỗ Văn Lập - xã An Bình thì cho biết tình hình rầy nâu trên lúa vụ Đông xuân năm nay so với năm trước cũng tương đối ít, từ đầu vụ đến giờ chỉ mới xịt một lần thuốc trừ rầy vào thời điểm trước tết, qua tết thăm đồng thấy lúa vẫn phát triển bình thường.
Theo dự báo của ngành chuyên môn sắp tới sẽ còn nhiều đợt không khí lạnh tăng cường, buổi trưa thì nắng gắt có thể làm phát sinh nhiều đối tượng sinh vật gây hại trên cây lúa, nhất là bệnh đạo ôn, rầy nâu và bệnh cháy bìa lá. Để giúp bà con phòng trừ tốt 3 đối tượng này, ông Dương Quốc Trung - Phó trưởng trạm bảo vệ thực vật huyện Thoại Sơn khuyến cáo: đối với bệnh đạo ôn thì bà con nên phun ngừa trước trổ, chú ý khi phun phải đảm bảo thuốc phủ đều trên bề mặt lá, cổ lá lúa. Đối với rầy nâu, theo quan sát tại các bẩy đèn thì sắp tới sẽ có một đợt rầy cám, do đó khi thăm đồng quan sát thấy gốc lúa có 3 con rầy nâu trên một tép lúa thì tiến hành phun thuốc, trước khi phun nên bom nước vào ruộng để rầy di chuyển lên phía trên cây lúa thì hiệu quả diệt rầy càng cao; còn bệnh cháy bìa lá, đây là bệnh do vi khuân gây nên, khi thấy bìa lá, chóp lá bị cháy khô thì tiến hành phun thuốc đặc trị, không nên pha trộn với phân bón là vì làm như vậy bệnh sẽ nặng hơn.
Để có một vụ mùa thắng lợi, thì bà con cần thường xuyên thăm thường để phát hiện sớm bệnh hại và có biện pháp phòng trừ kịp thời, khi phun thuốc phải đảm bảo nguyên tắc 4 đúng nhằm tiết kiệm chi phí, bảo vệ thiên địch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường./.
Thanh Cần