Một số tình hình nổi bật trong dịp đón Tết nguyên đán Bính Thân 2016
- Được đăng: Thứ sáu, 04 Tháng 3 2016 08:59
- Lượt xem: 3238
(TGAG)- Tết Nguyên Đán 2016 thời tiết đẹp, hoà chung với niềm vui của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong sự kiện trọng đại của đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng thành công tốt đẹp, nhân dân cả nước đón Xuân trong không khí vui tươi, phấn khởi, đầm ấm, an toàn và tiết kiệm.
Chủ quyền biên giới, vùng biển, vùng trời được giữ vững. Công tác chăm lo tết cho bà con Việt kiều về quê đón tết được tổ chức chu đáo…; có được niềm vui đó, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ đạo các ban, bộ, ngành và các địa phương triển khai tích cực công tác chuẩn bị đón Tết:
Bảo đảm Tết cho gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo: Đảng, Nhà nước tặng quà Tết cho hơn 2 triệu người có công với cách mạng, người nghèo với số tiền trên 437 tỷ đồng. Ngoài việc sử dụng ngân sách các địa phương, để bảo đảm cho số hộ, số khẩu có nguy cơ thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân và giáp hạt đầu năm 2016, Chính phủ đã cấp hơn 17.600 tấn gạo cho17 tỉnh, thành phố xin hỗ trợ với 1.172.349 nhân khẩu. Thành phố Hồ Chí Minh đã dành 650.000 suất quà tặng bằng tiền mặt, hiện vật cho các đối tượng chính sách trên địa bàn. Hỗ trợ Tết 950.000 đồng/hộ cho hơn 59.000 hộ nghèo theo chuẩn mới. Tặng quà người đủ 80 tuổi trở lên (79.500 người); người thuộc diện trợ cấp xã hội thường xuyên (44.600 người) và một số đối tượng khác. Thủ đô Hà Nội dành 1.230 suất quà cho các đối tượng hưởng chính sách, cán bộ công nhân viên chức nghỉ hưu, mất sức lao động, người cao tuổi; hỗ trợ gia đình thuộc diện hộ nghèo, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn với số tiền hơn 385 tỷ đồng. Tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức tặng quà Tết quân và dân huyện đảo Trường Sa. Ngoài nhu yếu phẩm được cấp theo quy định của Bộ Quốc phòng, 4 chuyến tàu của đoàn công tác còn mang theo quà Tết của nhiều đơn vị, địa phương trong cả nước gửi tặng quân và dân huyện đảo Trường Sa. Ngoài sự chăm lo của Đảng, Nhà nước, các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp đã thăm hỏi, tặng quà nhiều đối tượng, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết, nghĩa tình để mọi nhà, mọi người đều vui xuân đón Tết.
Hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm hàng hóa phục vụ Tết: Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, hàng hóa phục vụ Tết của các doanh nghiệp đã tăng khoảng 10 -15% so với các tháng trong năm. Hà Nội, tổng lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán trên địa bàn Thủ đô đạt trên 21.610 tỉ đồng, Thành phố Hồ Chí Minh tổng giá trị hàng hóa chuẩn bị sản xuất, dự trữ và cung ứng trong 2 tháng Tết là 16.208,8 tỉ đồng, tăng 462 tỉ đồng so với Tết Ất Mùi 2015; trong đó tổng giá trị hàng bình ổn thị trường là 6.863,9 tỉ đồng, tăng 40% so cùng kỳ. Cùng với đó, đã có 53/63 tỉnh, thành trên cả nước thực hiện chương trình bình ổn giá.
Đảm bảo các điều kiện và Tổ chức an toàn các sự kiện vui xuân đón Tết phục vụ đông đảo nhân dân cả nước:
Bảo đảm an toàn giao thông, trong dịp Tết vừa qua, các tỉnh, thành phố đều chỉ đạo các bến xe kéo dài thời gian phục vụ 24/24 giờ trong ngày. Các lực lượng chức năng đã tăng cường công tác quản lý, tuần tra, kiểm soát các phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường quan trọng; chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi đua xe trái phép...Bảo đảm tốt việc đi lại cho nhân dân vui xuân đón Tết, không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Nhiều địa phương đã phối hợp với công đoàn tổ chức tăng cường các chuyến xe “nghĩa tình” đưa người lao động về quê ăn Tết.
Bảo đảm An ninh trật tự, Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương mở nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp mạnh các loại tội phạm, bảo vệ an toàn trong dịp Tết. Phối hợp chặt chẽ với các lượng lượng chức năng liên quan phát hiện xử lý các vụ buôn lậu, gian lận thương mại, làm hàng giả, kinh doanh trái phép; phát hiện ngăn chặn các vi phạm về sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán và đốt pháo; tăng cường phối hợp kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy, quản lý vũ khí, vật liệu nổ. An ninh quốc gia được giữ vững, trật tự xã hội được bảo đảm, không xảy ra trọng án lớn.
Tổ chức bắn pháo hoa trong thời khắc giao thừa thiêng liêng. Các đơn vị quân đội đã thực hiện tốt kế hoạch bắn pháo hoa đêm giao thừa ở 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước với tổng số 313 điểm bắn pháo hoa (tầm cao 11.400 quả, tầm thấp 29.505 giàn), cơ bản bảo đảm an toàn về người và vũ khí trang bị.
Tăng cường công tác quản lý tổ chức lễ hội, bảo đảm việc tổ chức lễ hội an toàn, tiết kiệm, không phô trương lãng phí, đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam, đáp ứng nhu cầu du xuân, lễ hội của đông đảo nhân dân. Tính đến ngày 13/02/2016 (tức ngày 6 tháng Giêng năm Bính Thân), nhiều lễ hội truyền thống đã được tổ chức tưng bừng tại nhiều địa phương trên toàn quốc, như: Lễ hội Chùa Hương, lễ hội Gióng, lễ hội Cổ Loa, lễ hội đền Hai Bà Trưng (Hà Nội), Bái Đính (Ninh Bình), lễ Tịch điền, chợ Viềng (Nam Định)…
Tuy nhiên, trong dịp đón xuân, mừng năm mới nhiều vụ việc chúng ta không mong đợi vẫn xảy ra: trong 9 ngày nghỉ Tết toàn quốc xảy ra 408 vụ tai nạn giao thông làm chết 300 người, bị thương 380 người; đã xảy ra 540 vụ phạm pháp hình sự (giảm 100 vụ so với Tết 2015); 132 vụ cháy, làm chết 2 người, bị thương 19 người, thiệt hại tài sản trị giá trên 21 tỷ đồng. Tình trạng mua bán, vận chuyển và đốt pháo nổ vẫn xảy ra ở nhiều nơi, bắt giữ 253 vụ mua bán, vận chuyển và đốt pháo nổ, thu giữ trên 794 kg pháo (so với năm ngoái đã giảm gần 10% về số vụ). Nhiều địa phương vẫn đốt pháo nổ, như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quảng Bình, Cần Thơ, Hải Dương, Hải Phòng,...; đáng báo động là tình trạng đánh nhau gia tăng, đã có hơn 5.121 trường hợp đánh nhau, xô xát trong 9 ngày Tết; 1.468 lượt người phải nhập viện khám, cấp cứu do rối loạn tiêu hoá, ngộ độc rượu, trong đó có 2 ca tử vong. Đáng tiếc, tại tỉnh Quảng Ngãi trong đêm tổ chức bắn pháo hoa đã xảy ra tai nạn làm 11 người bị thương, trong đó 9 người bị thương nhẹ và 2 người bị thương nặng, hiện các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc. Trong sản xuất nông nghiệp, bà con nông dân nhiều tỉnh miền Tây Nam bộ đang đối phó với sự xâm thực của nước mặn, một số tỉnh miền Trung đang đối phó với nạn thiếu nước, các tỉnh miền núi phía Bắc cây trồng, gia súc thiệt hại nặng do rét đậm, rét hại, mưa tuyết.
Ngay sau thời gian nghỉ Tết, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, xây dựng chương trình hành động cụ thể, tích cực chỉ đạo hoạt động sản xuất, kinh doanh; quản lý tốt các lễ hội, đảm bảo tiết kiệm, an toàn và hiệu quả. Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giao thông vận tải chấn chỉnh tình trạng xe dù bến cóc, nhồi nhét, tăng giá vé bất hợp lý. Các Bộ, ngành, địa phương nêu gương, quán triệt tinh thần cán bộ, công chức sớm bắt tay vào công việc, không lãng phí thời gian, tổ chức du xuân, không sử dụng xe công đi lễ hội.../.
Chủ quyền biên giới, vùng biển, vùng trời được giữ vững. Công tác chăm lo tết cho bà con Việt kiều về quê đón tết được tổ chức chu đáo…; có được niềm vui đó, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ đạo các ban, bộ, ngành và các địa phương triển khai tích cực công tác chuẩn bị đón Tết:
Bảo đảm Tết cho gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo: Đảng, Nhà nước tặng quà Tết cho hơn 2 triệu người có công với cách mạng, người nghèo với số tiền trên 437 tỷ đồng. Ngoài việc sử dụng ngân sách các địa phương, để bảo đảm cho số hộ, số khẩu có nguy cơ thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân và giáp hạt đầu năm 2016, Chính phủ đã cấp hơn 17.600 tấn gạo cho17 tỉnh, thành phố xin hỗ trợ với 1.172.349 nhân khẩu. Thành phố Hồ Chí Minh đã dành 650.000 suất quà tặng bằng tiền mặt, hiện vật cho các đối tượng chính sách trên địa bàn. Hỗ trợ Tết 950.000 đồng/hộ cho hơn 59.000 hộ nghèo theo chuẩn mới. Tặng quà người đủ 80 tuổi trở lên (79.500 người); người thuộc diện trợ cấp xã hội thường xuyên (44.600 người) và một số đối tượng khác. Thủ đô Hà Nội dành 1.230 suất quà cho các đối tượng hưởng chính sách, cán bộ công nhân viên chức nghỉ hưu, mất sức lao động, người cao tuổi; hỗ trợ gia đình thuộc diện hộ nghèo, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn với số tiền hơn 385 tỷ đồng. Tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức tặng quà Tết quân và dân huyện đảo Trường Sa. Ngoài nhu yếu phẩm được cấp theo quy định của Bộ Quốc phòng, 4 chuyến tàu của đoàn công tác còn mang theo quà Tết của nhiều đơn vị, địa phương trong cả nước gửi tặng quân và dân huyện đảo Trường Sa. Ngoài sự chăm lo của Đảng, Nhà nước, các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp đã thăm hỏi, tặng quà nhiều đối tượng, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết, nghĩa tình để mọi nhà, mọi người đều vui xuân đón Tết.
Hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm hàng hóa phục vụ Tết: Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, hàng hóa phục vụ Tết của các doanh nghiệp đã tăng khoảng 10 -15% so với các tháng trong năm. Hà Nội, tổng lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán trên địa bàn Thủ đô đạt trên 21.610 tỉ đồng, Thành phố Hồ Chí Minh tổng giá trị hàng hóa chuẩn bị sản xuất, dự trữ và cung ứng trong 2 tháng Tết là 16.208,8 tỉ đồng, tăng 462 tỉ đồng so với Tết Ất Mùi 2015; trong đó tổng giá trị hàng bình ổn thị trường là 6.863,9 tỉ đồng, tăng 40% so cùng kỳ. Cùng với đó, đã có 53/63 tỉnh, thành trên cả nước thực hiện chương trình bình ổn giá.
Đảm bảo các điều kiện và Tổ chức an toàn các sự kiện vui xuân đón Tết phục vụ đông đảo nhân dân cả nước:
Bảo đảm an toàn giao thông, trong dịp Tết vừa qua, các tỉnh, thành phố đều chỉ đạo các bến xe kéo dài thời gian phục vụ 24/24 giờ trong ngày. Các lực lượng chức năng đã tăng cường công tác quản lý, tuần tra, kiểm soát các phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường quan trọng; chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi đua xe trái phép...Bảo đảm tốt việc đi lại cho nhân dân vui xuân đón Tết, không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Nhiều địa phương đã phối hợp với công đoàn tổ chức tăng cường các chuyến xe “nghĩa tình” đưa người lao động về quê ăn Tết.
Bảo đảm An ninh trật tự, Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương mở nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp mạnh các loại tội phạm, bảo vệ an toàn trong dịp Tết. Phối hợp chặt chẽ với các lượng lượng chức năng liên quan phát hiện xử lý các vụ buôn lậu, gian lận thương mại, làm hàng giả, kinh doanh trái phép; phát hiện ngăn chặn các vi phạm về sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán và đốt pháo; tăng cường phối hợp kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy, quản lý vũ khí, vật liệu nổ. An ninh quốc gia được giữ vững, trật tự xã hội được bảo đảm, không xảy ra trọng án lớn.
Tổ chức bắn pháo hoa trong thời khắc giao thừa thiêng liêng. Các đơn vị quân đội đã thực hiện tốt kế hoạch bắn pháo hoa đêm giao thừa ở 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước với tổng số 313 điểm bắn pháo hoa (tầm cao 11.400 quả, tầm thấp 29.505 giàn), cơ bản bảo đảm an toàn về người và vũ khí trang bị.
Tăng cường công tác quản lý tổ chức lễ hội, bảo đảm việc tổ chức lễ hội an toàn, tiết kiệm, không phô trương lãng phí, đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam, đáp ứng nhu cầu du xuân, lễ hội của đông đảo nhân dân. Tính đến ngày 13/02/2016 (tức ngày 6 tháng Giêng năm Bính Thân), nhiều lễ hội truyền thống đã được tổ chức tưng bừng tại nhiều địa phương trên toàn quốc, như: Lễ hội Chùa Hương, lễ hội Gióng, lễ hội Cổ Loa, lễ hội đền Hai Bà Trưng (Hà Nội), Bái Đính (Ninh Bình), lễ Tịch điền, chợ Viềng (Nam Định)…
Tuy nhiên, trong dịp đón xuân, mừng năm mới nhiều vụ việc chúng ta không mong đợi vẫn xảy ra: trong 9 ngày nghỉ Tết toàn quốc xảy ra 408 vụ tai nạn giao thông làm chết 300 người, bị thương 380 người; đã xảy ra 540 vụ phạm pháp hình sự (giảm 100 vụ so với Tết 2015); 132 vụ cháy, làm chết 2 người, bị thương 19 người, thiệt hại tài sản trị giá trên 21 tỷ đồng. Tình trạng mua bán, vận chuyển và đốt pháo nổ vẫn xảy ra ở nhiều nơi, bắt giữ 253 vụ mua bán, vận chuyển và đốt pháo nổ, thu giữ trên 794 kg pháo (so với năm ngoái đã giảm gần 10% về số vụ). Nhiều địa phương vẫn đốt pháo nổ, như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quảng Bình, Cần Thơ, Hải Dương, Hải Phòng,...; đáng báo động là tình trạng đánh nhau gia tăng, đã có hơn 5.121 trường hợp đánh nhau, xô xát trong 9 ngày Tết; 1.468 lượt người phải nhập viện khám, cấp cứu do rối loạn tiêu hoá, ngộ độc rượu, trong đó có 2 ca tử vong. Đáng tiếc, tại tỉnh Quảng Ngãi trong đêm tổ chức bắn pháo hoa đã xảy ra tai nạn làm 11 người bị thương, trong đó 9 người bị thương nhẹ và 2 người bị thương nặng, hiện các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc. Trong sản xuất nông nghiệp, bà con nông dân nhiều tỉnh miền Tây Nam bộ đang đối phó với sự xâm thực của nước mặn, một số tỉnh miền Trung đang đối phó với nạn thiếu nước, các tỉnh miền núi phía Bắc cây trồng, gia súc thiệt hại nặng do rét đậm, rét hại, mưa tuyết.
Ngay sau thời gian nghỉ Tết, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, xây dựng chương trình hành động cụ thể, tích cực chỉ đạo hoạt động sản xuất, kinh doanh; quản lý tốt các lễ hội, đảm bảo tiết kiệm, an toàn và hiệu quả. Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giao thông vận tải chấn chỉnh tình trạng xe dù bến cóc, nhồi nhét, tăng giá vé bất hợp lý. Các Bộ, ngành, địa phương nêu gương, quán triệt tinh thần cán bộ, công chức sớm bắt tay vào công việc, không lãng phí thời gian, tổ chức du xuân, không sử dụng xe công đi lễ hội.../.
P.TTCTTG
Nguồn: BTGTW