Tình hình công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi An Giang qua kết quả điều tra xã hội học
- Được đăng: Thứ ba, 25 Tháng 7 2017 21:10
- Lượt xem: 3695
(TGAG)- Để góp phần chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh An Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2017 - 2022, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với các ngành, địa phương trong tỉnh tổ chức cuộc điều tra xã hội học về “Tình hình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong tỉnh”, qua đó đánh giá tình hình, kết quả thực hiện và đề xuất các giải pháp để phát huy mặt mạnh, khắc phục những hạn chế, yếu kém, góp phần đẩy mạnh phong trào Đoàn và thanh thiếu nhi của tỉnh trong thời gian tới.
Qua kết quả điều tra cho thấy, hiện nay toàn tỉnh có gần 700.000 thanh niên trong độ tuổi (dưới 30 tuổi), chiếm khoảng 30% dân số. Trong đó có trên 197.000 thanh niên tham gia vào các tổ chức của Đoàn, Hội (tính đến cuối năm 2016 có hơn 75.000 đoàn viên; 121.000 hội viên, chiếm khoảng 28% thanh niên toàn tỉnh. Nhìn chung, thanh niên An Giang có trình độ và tư tưởng chính trị vững vàng, có đạo đức và lối sống văn minh, hăng say lao động, sống có lý tưởng, thể hiện rõ ý chí quyết tâm phấn đấu của bản thân trong lập thân, lập nghiệp, vươn lên trong cuộc sống, làm giàu cho bản thân, gia đình, xã hội. Đa số quan tâm nhiều đến tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở địa phương; tham gia tích cực vào các phong trào đoàn và các hoạt động cộng đồng, xã hội.
Tình hình tư tưởng và hành động của đoàn viên, thanh niên
Nhận thức và tư tưởng của đoàn viên, thanh niên trong tỉnh hiện nay đã có sự chuyển biến và nâng lên. Trong đó, nhận thức về những nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; hiểu biết về Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; tình hình thời sự của đất nước, của tỉnh và địa phương đã được nâng lên (tỷ lệ nhận xét biết rõ từ 70,2% - 58,5%). Tình hình tư tưởng của đoàn viên, thanh niên nhất là về tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng; ra sức thực hiện vai trò xung kích, tinh thần trách nhiệm đối với gia đình, cộng đồng... luôn giữ vững và thể hiện rất tốt trong thời gian qua (tỷ lệ đánh giá tốt từ 69,8% - 50,7%).
Bên cạnh mặt tích cực, vẫn còn một bộ phận thanh niên chưa có nhận thức đầy đủ về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, chính sách, pháp luật, các vấn đề thời sự, xã hội của đất nước và địa phương (tỷ lệ biết chút ít và chưa biết về các nội dung này từ 59,7% - 29,5%). Một số đức tính như: tính trung thực, tinh thần nhân ái; ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung; ý thức rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống; tinh thần học tập, nâng cao nhận thức, có hoài bão, cầu tiến... có tỷ lệ đánh giá tốt ở mức dưới trung bình. Còn khá phổ biến các biểu hiện, hạn chế như: không việc làm bỏ địa phương đi làm ăn xa; thụ động, chưa tích cực tham gia hoạt động xã hội, các phong trào ở địa phương; một bộ phận thanh niên có biểu hiện xuống cấp về đạo đức, lối sống; không có hoài bão, cầu tiến; lười biếng trong học tập và lao động; nghiện game online; vi phạm pháp luật; thiếu trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; tham gia tệ nạn xã hội....
Công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi
Về tổ chức, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã từng bước củng cố, kiện toàn và mở rộng, tăng cường về số lượng và chất lượng; phương thức và nội dung hoạt động của các cấp bộ Đoàn tiếp tục được tăng cường cải tiến, đổi mới phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ xây dựng tổ chức Đoàn ngày càng vững mạnh. Qua đó đã tích cực góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực vào các hoạt động cộng đồng, công tác an sinh xã hội của tỉnh nhà.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác Đoàn trong tỉnh vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Đánh giá về hiệu quả hoạt động của các tổ chức và các cấp bộ đoàn trong tỉnh, tỷ lệ đánh giá ở mức độ Khá và Trung bình khá cao (từ 54,1% - 44,2%). Đồng thời, nhiều mặt của công tác Đoàn cũng có tỷ lệ đánh giá ở mức Khá và Trung bình cao (từ 55,4% - 43,5%) như: công tác hỗ trợ thanh niên vay vốn, giải quyết việc làm; công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng; công tác tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ; công tác giao lưu quốc tế thanh niên; công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; công tác phối hợp giữa Đoàn với các ngành chức năng; công tác triển khai, thực hiện các nghị quyết của các cấp bộ Đoàn...
Những nguyên nhân hạn chế
Đối với đoàn viên, thanh niên: một bộ phận đoàn viên, thanh niên thiếu ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống; bị tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường, các văn hóa phẩm độc hại; thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên còn hạn chế; đời sống, thu nhập của đoàn viên, thanh niên không ổn định, thiếu việc làm... (các nguyên nhân này có tỷ lệ từ 82,2% - 47,3%).
Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của công tác đoàn là: các phong trào Đoàn chưa thu hút được sự tham gia của đoàn viên, thanh niên; công tác tuyên truyền, định hướng, giáo dục cho đoàn viên, thanh niên còn hạn chế; cấp bộ đoàn, hội, đội chưa phát huy hết vai trò, vị trí của mình; hoạt động còn thiếu hiệu quả; các phong trào Đoàn mang tính hình thức, chưa thiết thực, hiệu quả và bền vững; trình độ, năng lực của cán bộ đoàn còn hạn chế; thiếu sự quan tâm, lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương; nhận thức của thanh niên về đoàn còn hạn chế... (có tỷ lệ từ 51,3% - 31,3%).
Qua kết quả của cuộc điều tra, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy kiến nghị với Tỉnh ủy, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, Tỉnh đoàn và các ban, ngành liên quan các nhóm giải pháp gồm: các giải pháp chung; nhóm giải pháp về nhận thức, tư tưởng; nhóm giải pháp về công tác tổ chức, cán bộ; nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát... để các cấp ủy và các cấp bộ Đoàn nghiên cứu, xây dựng kế hoạch hành động phát huy mặt mạnh, khắc phục những hạn chế, yếu kém để đẩy mạnh công tác Đoàn từ tỉnh đến cơ sở trong thời gian tới.
Qua kết quả điều tra cho thấy, hiện nay toàn tỉnh có gần 700.000 thanh niên trong độ tuổi (dưới 30 tuổi), chiếm khoảng 30% dân số. Trong đó có trên 197.000 thanh niên tham gia vào các tổ chức của Đoàn, Hội (tính đến cuối năm 2016 có hơn 75.000 đoàn viên; 121.000 hội viên, chiếm khoảng 28% thanh niên toàn tỉnh. Nhìn chung, thanh niên An Giang có trình độ và tư tưởng chính trị vững vàng, có đạo đức và lối sống văn minh, hăng say lao động, sống có lý tưởng, thể hiện rõ ý chí quyết tâm phấn đấu của bản thân trong lập thân, lập nghiệp, vươn lên trong cuộc sống, làm giàu cho bản thân, gia đình, xã hội. Đa số quan tâm nhiều đến tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở địa phương; tham gia tích cực vào các phong trào đoàn và các hoạt động cộng đồng, xã hội.
Tình hình tư tưởng và hành động của đoàn viên, thanh niên
Nhận thức và tư tưởng của đoàn viên, thanh niên trong tỉnh hiện nay đã có sự chuyển biến và nâng lên. Trong đó, nhận thức về những nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; hiểu biết về Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; tình hình thời sự của đất nước, của tỉnh và địa phương đã được nâng lên (tỷ lệ nhận xét biết rõ từ 70,2% - 58,5%). Tình hình tư tưởng của đoàn viên, thanh niên nhất là về tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng; ra sức thực hiện vai trò xung kích, tinh thần trách nhiệm đối với gia đình, cộng đồng... luôn giữ vững và thể hiện rất tốt trong thời gian qua (tỷ lệ đánh giá tốt từ 69,8% - 50,7%).
Bên cạnh mặt tích cực, vẫn còn một bộ phận thanh niên chưa có nhận thức đầy đủ về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, chính sách, pháp luật, các vấn đề thời sự, xã hội của đất nước và địa phương (tỷ lệ biết chút ít và chưa biết về các nội dung này từ 59,7% - 29,5%). Một số đức tính như: tính trung thực, tinh thần nhân ái; ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung; ý thức rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống; tinh thần học tập, nâng cao nhận thức, có hoài bão, cầu tiến... có tỷ lệ đánh giá tốt ở mức dưới trung bình. Còn khá phổ biến các biểu hiện, hạn chế như: không việc làm bỏ địa phương đi làm ăn xa; thụ động, chưa tích cực tham gia hoạt động xã hội, các phong trào ở địa phương; một bộ phận thanh niên có biểu hiện xuống cấp về đạo đức, lối sống; không có hoài bão, cầu tiến; lười biếng trong học tập và lao động; nghiện game online; vi phạm pháp luật; thiếu trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; tham gia tệ nạn xã hội....
Công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi
Về tổ chức, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã từng bước củng cố, kiện toàn và mở rộng, tăng cường về số lượng và chất lượng; phương thức và nội dung hoạt động của các cấp bộ Đoàn tiếp tục được tăng cường cải tiến, đổi mới phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ xây dựng tổ chức Đoàn ngày càng vững mạnh. Qua đó đã tích cực góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực vào các hoạt động cộng đồng, công tác an sinh xã hội của tỉnh nhà.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác Đoàn trong tỉnh vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Đánh giá về hiệu quả hoạt động của các tổ chức và các cấp bộ đoàn trong tỉnh, tỷ lệ đánh giá ở mức độ Khá và Trung bình khá cao (từ 54,1% - 44,2%). Đồng thời, nhiều mặt của công tác Đoàn cũng có tỷ lệ đánh giá ở mức Khá và Trung bình cao (từ 55,4% - 43,5%) như: công tác hỗ trợ thanh niên vay vốn, giải quyết việc làm; công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng; công tác tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ; công tác giao lưu quốc tế thanh niên; công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; công tác phối hợp giữa Đoàn với các ngành chức năng; công tác triển khai, thực hiện các nghị quyết của các cấp bộ Đoàn...
Những nguyên nhân hạn chế
Đối với đoàn viên, thanh niên: một bộ phận đoàn viên, thanh niên thiếu ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống; bị tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường, các văn hóa phẩm độc hại; thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên còn hạn chế; đời sống, thu nhập của đoàn viên, thanh niên không ổn định, thiếu việc làm... (các nguyên nhân này có tỷ lệ từ 82,2% - 47,3%).
Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của công tác đoàn là: các phong trào Đoàn chưa thu hút được sự tham gia của đoàn viên, thanh niên; công tác tuyên truyền, định hướng, giáo dục cho đoàn viên, thanh niên còn hạn chế; cấp bộ đoàn, hội, đội chưa phát huy hết vai trò, vị trí của mình; hoạt động còn thiếu hiệu quả; các phong trào Đoàn mang tính hình thức, chưa thiết thực, hiệu quả và bền vững; trình độ, năng lực của cán bộ đoàn còn hạn chế; thiếu sự quan tâm, lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương; nhận thức của thanh niên về đoàn còn hạn chế... (có tỷ lệ từ 51,3% - 31,3%).
Qua kết quả của cuộc điều tra, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy kiến nghị với Tỉnh ủy, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, Tỉnh đoàn và các ban, ngành liên quan các nhóm giải pháp gồm: các giải pháp chung; nhóm giải pháp về nhận thức, tư tưởng; nhóm giải pháp về công tác tổ chức, cán bộ; nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát... để các cấp ủy và các cấp bộ Đoàn nghiên cứu, xây dựng kế hoạch hành động phát huy mặt mạnh, khắc phục những hạn chế, yếu kém để đẩy mạnh công tác Đoàn từ tỉnh đến cơ sở trong thời gian tới.
VÕ THANH KHOA