Đại hội XIII của Đảng
Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh!
- Được đăng: Thứ năm, 10 Tháng 9 2015 13:30
- Lượt xem: 19769
(TGAG)- Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, mang thân phận “vong quốc nô”, ngay từ rất sớm, Nguyễn Tất Thành đã tận mắt chứng kiến cảnh đồng bào mình rên xiết dưới gông cùm của chế độ thực dân-phong kiến; cảm thông sâu sắc cảnh người lao động bị áp bức, bóc lột; thường được nghe các bậc cha anh nặng lòng yêu nước, luận bàn về thế sự đau thương…
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ở vào quãng thời gian đặc biệt của lịch sử dân tộc: Các phong trào kháng Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả. Phong trào Cần Vương - phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến đã chấm dứt ở cuối thế kỷ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (năm 1896). Phong trào nông dân, nổi bật là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm, cũng thất bại vào năm 1913. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng nhanh chóng bị đàn áp… Đây chính là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc. Nhưng do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên lần lượt thất bại.
Thất bại chồng lên thất bại! Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.Tình hình đen tối như không có đường ra! Lịch sử đòi hỏi một đường hướng mới! Dân tộc cần một triết lý phát triển mới!
Bằng tư duy hết sức mẫn cảm với thời cuộc, với tinh thần vượt trội thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước nồng nàn, lòng dũng cảm, ý chí lớn lao và đặc biệt là tinh thần phê phán mạnh mẽ, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã sớm ra đi tìm đường! Cắt nghĩa điều này, trong một lần trò chuyện với nhà báo Mỹ Anna Louise Strong, Người nói: “Nhân dân Việt Nam, trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau: Ai là người sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp? Người này nghĩ là Nhật, người khác nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.
Nguyễn Tất Thành và sau đó là Nguyễn Ái Quốc đã bôn ba khắp năm châu bốn biển, lao động cực nhọc, gian khổ học tập và tìm kiếm… Kết quả sau nhiều năm tháng “thấm dầy thực tiễn”, Người đã tìm thấy và đi đến kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Để bắt tay vào sự nghiệp lớn, Người ra sức truyền bá con đường giải phóng dân tộc, lý tưởng: Độc lập-Tự do-Hạnh phúc… Trong những lớp huấn luyện cán bộ đầu tiên, Người đặt vấn đề: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì ?”.
Người giải thích: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam.
“Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”.
Sau một quá trình tích cực chuẩn bị, năm 1930, thay mặt Quốc tế Cộng sản, Người chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đảng ta ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại, một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc.
Đi theo con đường của Hồ Chí Minh, Dân tộc ta, Nhân dân ta đã sinh thành nên Đảng ta- “… là con nòi, xuất thân từ giai cấp lao động”. Kể từ đó, cả nước vào xuân với một tương lai rực rỡ! Đảng đã lãnh đạo Nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại.
Với những thắng lợi đã giành được trong 85 năm qua, nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới.
Nhớ lại hơn nửa thế kỷ trước, trong kỷ niệm sinh nhật lần thứ 30 của Đảng, Bác Hồ đã tổng kết:
“Đảng ta vĩ đại như biển rộng, như núi cao,
Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi biết bao nhiêu tình.
Đảng ta là đạo đức, là văn minh,
Là thống nhất, độc lập, là hòa bình ấm no.
Công ơn Đảng thật là to,
Ba mươi năm lịch sử Đảng là cả một pho lịch sử bằng vàng...”.
Người còn khẳng định: “Với tất cả tinh thần khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có quyền nói rằng: Đảng ta thật là vĩ đại!” và Người giải thích: “Đảng ta vĩ đại, vì ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác”.
Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo Đảng có lúc cũng phạm sai lầm, khuyết điểm, trong đó có những sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng. Mỗi lần như vậy, Đảng đều nghiêm túc tự phê bình, kiên quyết sửa chữa... tự đổi mới, tự chỉnh đốn để tiếp tục giữ vững vai trò lãnh đạo, đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên. Đúng như chỉ dạy của Người: “... một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.
Từ thực tiễn hơn 80 năm qua đã khẳng định: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng. Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng làm giàu trí tuệ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực tổ chức để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan. Phải phòng và chống những nguy cơ lớn: sai lầm về đường lối, bệnh quan liêu và sự thoái hoá, biến chất của cán bộ, đảng viên.
Đảng phấn đấu mãi mãi là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.
Đảng ta là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng.
Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường dân chủ và kỷ luật trong hoạt động của Đảng. Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và mọi hành động chia rẽ, bè phái. Đảng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, có phẩm chất, năng lực, có sức chiến đấu cao theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Đảng đã mang về mùa xuân cho đất nước! “Màu cờ đỏ của Ðảng chói lọi như mặt trời mới mọc, xé tan cái màn đen tối, soi đường dẫn lối cho nhân dân ta vững bước tiến lên…”. Sức mạnh to lớn của Đảng là bắt nguồn từ mối quan hệ bền chặt giữa Đảng với Nhân dân. Để Đảng mãi cùng dân tộc, Đảng phải luôn đặt lợi ích của Nhân dân, của dân tộc lên trên hết, trước hết. Lợi ích Nhân dân là tối cao! Quyền lợi Dân tộc là tối thượng!
TRUNG THÀNH
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ở vào quãng thời gian đặc biệt của lịch sử dân tộc: Các phong trào kháng Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả. Phong trào Cần Vương - phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến đã chấm dứt ở cuối thế kỷ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (năm 1896). Phong trào nông dân, nổi bật là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm, cũng thất bại vào năm 1913. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng nhanh chóng bị đàn áp… Đây chính là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc. Nhưng do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên lần lượt thất bại.
Thất bại chồng lên thất bại! Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.Tình hình đen tối như không có đường ra! Lịch sử đòi hỏi một đường hướng mới! Dân tộc cần một triết lý phát triển mới!
Bằng tư duy hết sức mẫn cảm với thời cuộc, với tinh thần vượt trội thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước nồng nàn, lòng dũng cảm, ý chí lớn lao và đặc biệt là tinh thần phê phán mạnh mẽ, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã sớm ra đi tìm đường! Cắt nghĩa điều này, trong một lần trò chuyện với nhà báo Mỹ Anna Louise Strong, Người nói: “Nhân dân Việt Nam, trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau: Ai là người sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp? Người này nghĩ là Nhật, người khác nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.
Nguyễn Tất Thành và sau đó là Nguyễn Ái Quốc đã bôn ba khắp năm châu bốn biển, lao động cực nhọc, gian khổ học tập và tìm kiếm… Kết quả sau nhiều năm tháng “thấm dầy thực tiễn”, Người đã tìm thấy và đi đến kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Để bắt tay vào sự nghiệp lớn, Người ra sức truyền bá con đường giải phóng dân tộc, lý tưởng: Độc lập-Tự do-Hạnh phúc… Trong những lớp huấn luyện cán bộ đầu tiên, Người đặt vấn đề: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì ?”.
Người giải thích: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam.
“Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”.
Sau một quá trình tích cực chuẩn bị, năm 1930, thay mặt Quốc tế Cộng sản, Người chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đảng ta ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại, một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc.
Đi theo con đường của Hồ Chí Minh, Dân tộc ta, Nhân dân ta đã sinh thành nên Đảng ta- “… là con nòi, xuất thân từ giai cấp lao động”. Kể từ đó, cả nước vào xuân với một tương lai rực rỡ! Đảng đã lãnh đạo Nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại.
Với những thắng lợi đã giành được trong 85 năm qua, nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới.
Nhớ lại hơn nửa thế kỷ trước, trong kỷ niệm sinh nhật lần thứ 30 của Đảng, Bác Hồ đã tổng kết:
“Đảng ta vĩ đại như biển rộng, như núi cao,
Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi biết bao nhiêu tình.
Đảng ta là đạo đức, là văn minh,
Là thống nhất, độc lập, là hòa bình ấm no.
Công ơn Đảng thật là to,
Ba mươi năm lịch sử Đảng là cả một pho lịch sử bằng vàng...”.
Người còn khẳng định: “Với tất cả tinh thần khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có quyền nói rằng: Đảng ta thật là vĩ đại!” và Người giải thích: “Đảng ta vĩ đại, vì ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác”.
Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo Đảng có lúc cũng phạm sai lầm, khuyết điểm, trong đó có những sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng. Mỗi lần như vậy, Đảng đều nghiêm túc tự phê bình, kiên quyết sửa chữa... tự đổi mới, tự chỉnh đốn để tiếp tục giữ vững vai trò lãnh đạo, đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên. Đúng như chỉ dạy của Người: “... một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.
Từ thực tiễn hơn 80 năm qua đã khẳng định: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng. Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng làm giàu trí tuệ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực tổ chức để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan. Phải phòng và chống những nguy cơ lớn: sai lầm về đường lối, bệnh quan liêu và sự thoái hoá, biến chất của cán bộ, đảng viên.
Đảng phấn đấu mãi mãi là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.
Đảng ta là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng.
Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường dân chủ và kỷ luật trong hoạt động của Đảng. Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và mọi hành động chia rẽ, bè phái. Đảng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, có phẩm chất, năng lực, có sức chiến đấu cao theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Đảng đã mang về mùa xuân cho đất nước! “Màu cờ đỏ của Ðảng chói lọi như mặt trời mới mọc, xé tan cái màn đen tối, soi đường dẫn lối cho nhân dân ta vững bước tiến lên…”. Sức mạnh to lớn của Đảng là bắt nguồn từ mối quan hệ bền chặt giữa Đảng với Nhân dân. Để Đảng mãi cùng dân tộc, Đảng phải luôn đặt lợi ích của Nhân dân, của dân tộc lên trên hết, trước hết. Lợi ích Nhân dân là tối cao! Quyền lợi Dân tộc là tối thượng!
TRUNG THÀNH
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy