Những điểm mới về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Được đăng: Thứ năm, 21 Tháng 4 2016 07:25
- Lượt xem: 6674
(TGAG)- Trên cơ sở thực tiễn nhiều năm đổi mới, Đại hội lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Cương lĩnh (bổ sung và phát triển năm 2011) nêu rõ quan điểm: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân... Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Đại hội XII đã có bước phát triển mới rất rõ nét về những đặc trưng cơ bản: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Văn kiện cũng đã nêu khái quát những nội dung quan trọng về các bộ phận cấu thành, vai trò của thị trường, vai trò của Nhà nước, vai trò của Nhân dân và mục tiêu bảo đảm tiến bộ và công bằng: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội”.
Cần hiểu đúng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là sự gán ghép cơ học kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa. Nói kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa là nền kinh tế đó về bản chất là kinh tế thị trường (vận hành theo các quy luật phổ biến của thị trường, còn định hướng xã hội chủ nghĩa là một thuộc tính cấu thành của nền kinh tế).
Riêng nội dung định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện ở năm điểm cụ thể: (1) có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (2) do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo (3) Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội (4) có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (5) thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển.
Những nhận thức có giá trị định hướng nêu trên cần được tiếp tục cụ thể hóa, thể chế hóa phù hợp với từng giai đoạn phát triển trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đến năm 2020, phấn đấu cơ bản hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường; bảo đảm sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển xã hội bền vững; chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; bảo đảm tính công khai, minh bạch, tính dự báo được thể hiện trong xây dựng và thực thi thể chế kinh tế, tạo điều kiện ổn định, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Xây dựng, phát triển và ngày càng hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong những nội dung cơ bản của quá trình đổi mới. Chúng ta phải ra sức bảo vệ và thực hiện có hiệu quả./.
LÊ CHÍ THÀNH
Cương lĩnh (bổ sung và phát triển năm 2011) nêu rõ quan điểm: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân... Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Đại hội XII đã có bước phát triển mới rất rõ nét về những đặc trưng cơ bản: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Văn kiện cũng đã nêu khái quát những nội dung quan trọng về các bộ phận cấu thành, vai trò của thị trường, vai trò của Nhà nước, vai trò của Nhân dân và mục tiêu bảo đảm tiến bộ và công bằng: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội”.
Cần hiểu đúng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là sự gán ghép cơ học kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa. Nói kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa là nền kinh tế đó về bản chất là kinh tế thị trường (vận hành theo các quy luật phổ biến của thị trường, còn định hướng xã hội chủ nghĩa là một thuộc tính cấu thành của nền kinh tế).
Riêng nội dung định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện ở năm điểm cụ thể: (1) có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (2) do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo (3) Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội (4) có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (5) thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển.
Những nhận thức có giá trị định hướng nêu trên cần được tiếp tục cụ thể hóa, thể chế hóa phù hợp với từng giai đoạn phát triển trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đến năm 2020, phấn đấu cơ bản hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường; bảo đảm sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển xã hội bền vững; chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; bảo đảm tính công khai, minh bạch, tính dự báo được thể hiện trong xây dựng và thực thi thể chế kinh tế, tạo điều kiện ổn định, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Xây dựng, phát triển và ngày càng hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong những nội dung cơ bản của quá trình đổi mới. Chúng ta phải ra sức bảo vệ và thực hiện có hiệu quả./.
LÊ CHÍ THÀNH
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy