Đại hội XIII của Đảng
Chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X (2015 - 2020)
- Được đăng: Thứ năm, 17 Tháng 9 2015 19:27
- Lượt xem: 21843
(TGAG)- Đại hội Đảng bộ tỉnh nhà chuẩn bị diễn ra trong bầu không khí toàn Đảng, toàn Dân, toàn Quân An Giang phấn khởi kỷ niệm trọng thể 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.
Là một Đảng bộ sớm hình thành ngay sau khi Đảng ra đời. Hơn tám mươi năm qua Dân và Quân An Giang luôn cùng cả nước anh dũng đấu tranh trong sự nghiệp giải phóng quê hương, giải phóng dân tộc khỏi ách ngoại bang xâm lược! Ngay từ sau Cách Mạng Tháng Tám, lực lượng vũ trang tỉnh nhà đã hình thành, lịch sử chiến đấu và trưởng thành đã chứng minh, dù trong thời điểm, hoàn cảnh nào, cũng luôn được quan tâm chăm lo xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Là quê hương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng kính mến, kể từ Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đảng bộ và nhân dân An Giang đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, giành được nhiều thành tựu quan trọng. Đó là một chặng đường phấn đấu, xây dựng, hoạt động, trưởng thành đầy gian khổ, hy sinh của các thế hệ cách mạng và Nhân dân tỉnh nhà, góp phần tô đậm thêm những trang sử vẻ vang của Đảng, của dân tộc.
Thành tựu nổi bật qua bốn mươi năm đổi mới ở An Giang là sự năng động, biết vận dụng sáng tạo các chủ trương của Đảng và Nhà nước vào điều kiện thực tế của địa phương, phục vụ đắc lực tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế của tỉnh có bước phát triển vượt bậc, từ một tỉnh đứng trước ngưỡng thiếu lương thực, đến nay đạt trên 04 triệu tấn, một trong những tỉnh dẫn đầu sản lượng lương thực cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ. Bộ mặt nông thôn không ngừng cải thiện, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, mạng lưới trường, lớp học phủ rộng, mạng lưới y tế cơ sở phổ cập đến tận xã, phường, thị trấn. Công tác xây dựng đảng và vận động quần chúng được coi trọng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ trong suốt quá trình xây dựng và phát triển.
Riêng năm năm qua, dự thảo “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa IX trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X” nhận định: “Năm năm qua, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tỉnh nhà đã phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu khá toàn diện và quan trọng, đưa kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; quốc phòng, an ninh được giữ vững; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ không ngừng nâng lên; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường”.
Tuy nhiên, cần phải nghiêm túc nhìn nhận là nhiều chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội IX thực hiện không đạt, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại so với 05 năm trước. Trên một số lĩnh vực, An Giang đang tụt hậu so với các tỉnh trong khu vực. Việc đổi mới mô hình tăng trưởng và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp còn chậm. Các sản phẩm chủ lực của tỉnh có sức cạnh tranh kém, chưa xây dựng được thương hiệu. Khoa học - công nghệ chưa được ứng dụng mạnh mẽ vào các lĩnh vực sản xuất. Công nghiệp chậm phát triển. Dịch vụ, du lịch chưa khai thác hết thế mạnh. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ. Môi trường đầu tư kém hấp dẫn, chưa huy động có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Công tác xã hội hóa, việc đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công, dịch vụ công còn chậm. Thiếu cơ chế, chính sách để nhân rộng những mô hình có hiệu quả...
Từ thực tiễn đó, có thể khái quát thành những kinh nghiệm:
Thứ nhất, giữ vững đoàn kết nội bộ trên cơ sở đấu tranh thống nhất ý chí và hành động có ý nghĩa quyết định việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi trọng việc xây dựng đồng bộ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, khoa học kỹ thuật và đội ngũ doanh nhân phục vụ yêu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn hội nhập quốc tế.
Thứ ba, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội phải gắn chặt với quốc phòng - an ninh, đặc biệt là an ninh biên giới.
Thứ tư, phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân để phát triển kinh tế - xã hội, coi trọng nội lực, nhất là nguồn lực của xã hội, đồng thời tranh thủ tối đa ngoại lực.
Dự kiến chủ đề Đại hội lần này là “Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, phát huy dân chủ, đoàn kết, đổi mới; khai thác tốt lợi thế và tiềm năng; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để phát triển bền vững”.
Với tinh thần đó, 5 năm tới cần thực hiện tốt quan điểm: Phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng tinh thần, là động lực, mục tiêu của phát triển. Phát triển kinh tế phải gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định biên giới, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa - xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững.
Tiếp tục quán triệt sâu sắc, An Giang là tỉnh nông nghiệp và có thế mạnh về thương mại, do đó, nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế được xác định theo thứ tự ưu tiên: “nông nghiệp, thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng”. Trong đó, nông nghiệp và du lịch là hai mũi nhọn, phát triển theo hướng không ngừng nâng cao chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh và xây dựng nền kinh tế xanh tạo nền tảng để phát triển thương mại - dịch vụ, công nghiệp chế biến và xây dựng.
Kết hợp tốt giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn với quá trình đô thị hóa, mở rộng các khu đô thị, các khu công nghiệp, dịch vụ năng động; bảo đảm cho mọi người dân có cơ hội tham gia và hưởng thụ thành quả của sự phát triển.
Phát huy mạnh mẽ vai trò của nhân dân và doanh nghiệp trong đầu tư phát triển và thực thi chính sách. Cơ cấu lại vốn đầu tư theo hướng giảm vốn nhà nước, tăng vốn xã hội. Cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động tự chủ phù hợp, từng bước hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp; chuyển các dịch vụ công sang tư nhân ở lĩnh vực mà hoạt động tư nhân có hiệu quả.
Phát triển kinh tế - xã hội của An Giang được đặt trong sự tương tác với các nước, vùng miền và nhất là khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Do vậy, việc phối hợp và liên kết với các địa phương trong vùng trên tất cả các lĩnh vực trọng yếu nhằm tạo thế liên hoàn và chủ động hội nhập quốc tế là một nhu cầu tất yếu để phát triển bền vững.
Mục tiêu chung là tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ và hiệu quả quản lý của chính quyền, phát huy dân chủ, kỷ cương, khai thác mạnh mẽ lợi thế trong liên kết vùng và lợi thế so sánh của địa phương, huy động nguồn lực xã hội, tập trung phát triển nông nghiệp theo chiều sâu tạo nền tảng phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và công nghiệp nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của An Giang bằng mức trung bình của cả nước, đến năm 2020 quy mô nền kinh tế nằm trong nhóm dẫn đầu của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.
Với truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, chúng ta vững tin rằng trong những năm tiếp theo An Giang sẽ phát triển mạnh mẽ, quê hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng sẽ ngày càng giàu đẹp cùng với sự phát triển chung của đất nước./.
Là một Đảng bộ sớm hình thành ngay sau khi Đảng ra đời. Hơn tám mươi năm qua Dân và Quân An Giang luôn cùng cả nước anh dũng đấu tranh trong sự nghiệp giải phóng quê hương, giải phóng dân tộc khỏi ách ngoại bang xâm lược! Ngay từ sau Cách Mạng Tháng Tám, lực lượng vũ trang tỉnh nhà đã hình thành, lịch sử chiến đấu và trưởng thành đã chứng minh, dù trong thời điểm, hoàn cảnh nào, cũng luôn được quan tâm chăm lo xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Là quê hương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng kính mến, kể từ Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đảng bộ và nhân dân An Giang đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, giành được nhiều thành tựu quan trọng. Đó là một chặng đường phấn đấu, xây dựng, hoạt động, trưởng thành đầy gian khổ, hy sinh của các thế hệ cách mạng và Nhân dân tỉnh nhà, góp phần tô đậm thêm những trang sử vẻ vang của Đảng, của dân tộc.
Thành tựu nổi bật qua bốn mươi năm đổi mới ở An Giang là sự năng động, biết vận dụng sáng tạo các chủ trương của Đảng và Nhà nước vào điều kiện thực tế của địa phương, phục vụ đắc lực tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế của tỉnh có bước phát triển vượt bậc, từ một tỉnh đứng trước ngưỡng thiếu lương thực, đến nay đạt trên 04 triệu tấn, một trong những tỉnh dẫn đầu sản lượng lương thực cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ. Bộ mặt nông thôn không ngừng cải thiện, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, mạng lưới trường, lớp học phủ rộng, mạng lưới y tế cơ sở phổ cập đến tận xã, phường, thị trấn. Công tác xây dựng đảng và vận động quần chúng được coi trọng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ trong suốt quá trình xây dựng và phát triển.
Riêng năm năm qua, dự thảo “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa IX trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X” nhận định: “Năm năm qua, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tỉnh nhà đã phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu khá toàn diện và quan trọng, đưa kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; quốc phòng, an ninh được giữ vững; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ không ngừng nâng lên; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường”.
Tuy nhiên, cần phải nghiêm túc nhìn nhận là nhiều chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội IX thực hiện không đạt, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại so với 05 năm trước. Trên một số lĩnh vực, An Giang đang tụt hậu so với các tỉnh trong khu vực. Việc đổi mới mô hình tăng trưởng và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp còn chậm. Các sản phẩm chủ lực của tỉnh có sức cạnh tranh kém, chưa xây dựng được thương hiệu. Khoa học - công nghệ chưa được ứng dụng mạnh mẽ vào các lĩnh vực sản xuất. Công nghiệp chậm phát triển. Dịch vụ, du lịch chưa khai thác hết thế mạnh. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ. Môi trường đầu tư kém hấp dẫn, chưa huy động có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Công tác xã hội hóa, việc đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công, dịch vụ công còn chậm. Thiếu cơ chế, chính sách để nhân rộng những mô hình có hiệu quả...
Từ thực tiễn đó, có thể khái quát thành những kinh nghiệm:
Thứ nhất, giữ vững đoàn kết nội bộ trên cơ sở đấu tranh thống nhất ý chí và hành động có ý nghĩa quyết định việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi trọng việc xây dựng đồng bộ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, khoa học kỹ thuật và đội ngũ doanh nhân phục vụ yêu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn hội nhập quốc tế.
Thứ ba, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội phải gắn chặt với quốc phòng - an ninh, đặc biệt là an ninh biên giới.
Thứ tư, phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân để phát triển kinh tế - xã hội, coi trọng nội lực, nhất là nguồn lực của xã hội, đồng thời tranh thủ tối đa ngoại lực.
Dự kiến chủ đề Đại hội lần này là “Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, phát huy dân chủ, đoàn kết, đổi mới; khai thác tốt lợi thế và tiềm năng; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để phát triển bền vững”.
Với tinh thần đó, 5 năm tới cần thực hiện tốt quan điểm: Phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng tinh thần, là động lực, mục tiêu của phát triển. Phát triển kinh tế phải gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định biên giới, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa - xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững.
Tiếp tục quán triệt sâu sắc, An Giang là tỉnh nông nghiệp và có thế mạnh về thương mại, do đó, nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế được xác định theo thứ tự ưu tiên: “nông nghiệp, thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng”. Trong đó, nông nghiệp và du lịch là hai mũi nhọn, phát triển theo hướng không ngừng nâng cao chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh và xây dựng nền kinh tế xanh tạo nền tảng để phát triển thương mại - dịch vụ, công nghiệp chế biến và xây dựng.
Kết hợp tốt giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn với quá trình đô thị hóa, mở rộng các khu đô thị, các khu công nghiệp, dịch vụ năng động; bảo đảm cho mọi người dân có cơ hội tham gia và hưởng thụ thành quả của sự phát triển.
Phát huy mạnh mẽ vai trò của nhân dân và doanh nghiệp trong đầu tư phát triển và thực thi chính sách. Cơ cấu lại vốn đầu tư theo hướng giảm vốn nhà nước, tăng vốn xã hội. Cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động tự chủ phù hợp, từng bước hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp; chuyển các dịch vụ công sang tư nhân ở lĩnh vực mà hoạt động tư nhân có hiệu quả.
Phát triển kinh tế - xã hội của An Giang được đặt trong sự tương tác với các nước, vùng miền và nhất là khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Do vậy, việc phối hợp và liên kết với các địa phương trong vùng trên tất cả các lĩnh vực trọng yếu nhằm tạo thế liên hoàn và chủ động hội nhập quốc tế là một nhu cầu tất yếu để phát triển bền vững.
Mục tiêu chung là tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ và hiệu quả quản lý của chính quyền, phát huy dân chủ, kỷ cương, khai thác mạnh mẽ lợi thế trong liên kết vùng và lợi thế so sánh của địa phương, huy động nguồn lực xã hội, tập trung phát triển nông nghiệp theo chiều sâu tạo nền tảng phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và công nghiệp nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của An Giang bằng mức trung bình của cả nước, đến năm 2020 quy mô nền kinh tế nằm trong nhóm dẫn đầu của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.
Với truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, chúng ta vững tin rằng trong những năm tiếp theo An Giang sẽ phát triển mạnh mẽ, quê hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng sẽ ngày càng giàu đẹp cùng với sự phát triển chung của đất nước./.
LÊ CHÍ THÀNH