Cuộc thi sáng tác, quảng bá tác phẩm
Triển khai sâu, rộng Cuộc thi sáng tác quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật và báo chí chủ đề: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2018-2019
- Được đăng: Thứ tư, 31 Tháng 10 2018 15:28
- Lượt xem: 4902
(TGAG)- Ngày 13/4/2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 46-KH/TU về việc Tổ chức Cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật và báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2018-2019. So với 2 lần tổ chức trước 2014-2015 và 2016-2017, Cuộc thi lần này lĩnh vực báo chí có các thể loại: Phóng sự Truyền hình; Phóng sự Phát thanh; Câu chuyện Truyền thanh; Bài viết gương người tốt việc tốt. Lĩnh vực Văn học -Nghệ thuật tập trung vào hai thể loại: Ký văn học và bài ca cổ… Giải thưởng cuộc thi, ngoài các giải cá nhân có tác phẩm dự thi đạt kết quả cao còn có giải tập thể đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động quảng bá.
Nhân kỷ niệm 128 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 18/5/2018, Lễ phát động Cuộc thi đã được tổ chức và truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài PTTH An Giang. Sau lễ phát động, các ngành, các cấp đã tập trung cho công tác triển khai, tuyên truyền sâu rộng các nội dung của cuộc thi tới đông đảo các tầng lớp nhân dân, các địa bàn dân cư. Trong đó, nhiều địa phương, đơn vị đã quan tâm chỉ đạo, nhắc nhở và phát động rộng rãi trong nội bộ và các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng Cuộc thi bằng nhiều hình thức sinh động như: Tổ chức tuyên truyền cổ động trực quan, qua hệ thống đài truyền thanh, lồng ghép trong sinh hoạt chi bộ, tổ chức các cuộc thi tại địa phương đơn vị để lựa chọn các tác phẩm xuất sắc gửi tham dự cuộc thi cấp tỉnh…
Có thể thấy rằng, sau hơn 4 tháng phát động Cuộc thi, bước đầu cho thấy sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, nhất là trong công tác tuyên truyền, khuyến khích các tác giả, người có năng khiếu tham gia các thể loại mà Cuộc thi đã phát động. Đặc biệt nhiều địa phương đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo nhằm tuyên truyền vận động đông đảo cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn tích cực hưởng ứng tham gia. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, cũng còn một số vấn đề cần lưu ý như:
Công tác chỉ đạo triển khai, tuyên truyền cho Cuộc thi tuy được quan tâm nhưng chưa mang tính liên tục, thiếu quan tâm đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo nhắc nhở. Một vài địa phương, đơn vị, chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của Cuộc thi; chưa xác định rõ đây là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị.
Còn tâm lý chung của nhiều tác giả chưa muốn gửi bài dự thi sớm, chờ tới gần cuối thời điểm nhận bài dự thi mới đồng loạt gửi bài gây khó khăn cho công tác tổ chức, chấm chọn. Một số địa phương đơn vị chưa thông tin đầy đủ các quy định của Cuộc thi, dễ dẫn tới số lượng các tác phẩm dự thi thiếu thông tin, hoặc vi phạm thể lệ.
Để Cuộc thi thật sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị, văn hóa quan trọng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mục đích đã đề ra, rất cần sự quan tâm nỗ lực không chỉ từ mỗi thành viên Ban Tổ chức Cuộc thi, mà quan trọng là sự chung tay của các cấp các ngành, các địa phương đơn vị trong tỉnh. Trong đó cần quan tâm một số nội dung sau:
Thứ nhất, Kế hoạch số 46-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xác định rõ trách nhiệm của cấp uỷ trong việc chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện tuyên truyền, vận động, quảng bá Cuộc thi, coi đây là một giải pháp quan trọng để đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn.
Thứ hai, công tác tuyên truyền cần phải được chú trọng và tổ chức thường xuyên, liên tục hơn. Các ngành, đơn vị, cá nhân thành viên Ban Tổ chức Cuộc thi cần tăng cường công tác kiểm tra, khảo sát nắm tình hình, hỗ trợ các đơn vị, địa phương giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai Cuộc thi. Trong triển khai vận động, tránh hô hào chung chung mà cần xác định rõ đối tượng nào là chính, đối tượng nào có khả năng tham gia Cuộc thi… để từ đó tác động có hiệu quả.
Thứ ba, cần quan tâm đồng thời cả hai nội dung là sáng tác và quảng bá. Ban Tổ chức Cuộc thi đã dành riêng một cơ cấu giải khen tặng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác quảng bá Cuộc thi. Gắn Cuộc thi với việc quảng bá các gương điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của tỉnh, của địa phương, đơn vị trong các năm qua. Đặc biệt là những tấm gương đã được vinh danh trong Giao lưu Gương điển hình trong học tập làm theo Bác giai đoạn 2015-2018 do Tỉnh ủy tổ chức.
Trung tuần tháng 02 năm 2019 là thời điểm kết thúc nhận bài dự thi. Thời gian không còn nhiều, đòi hỏi sự chung tay nỗ lực với tinh thần trách nhiệm cao nhất của các cấp, các ngành trong tỉnh. Cuộc thi giúp lan tỏa những nhân tố điển hình, cách làm hay hiệu quả trong học tập và làm theo Bác; phê phán, lên án những thói hư tật xấu, những mặt hạn chế, tiêu cực trong xã hội… Qua đó, đẩy mạnh hơn nữa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh như tinh thần Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị đã đề ra./.
Văn An
Nhân kỷ niệm 128 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 18/5/2018, Lễ phát động Cuộc thi đã được tổ chức và truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài PTTH An Giang. Sau lễ phát động, các ngành, các cấp đã tập trung cho công tác triển khai, tuyên truyền sâu rộng các nội dung của cuộc thi tới đông đảo các tầng lớp nhân dân, các địa bàn dân cư. Trong đó, nhiều địa phương, đơn vị đã quan tâm chỉ đạo, nhắc nhở và phát động rộng rãi trong nội bộ và các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng Cuộc thi bằng nhiều hình thức sinh động như: Tổ chức tuyên truyền cổ động trực quan, qua hệ thống đài truyền thanh, lồng ghép trong sinh hoạt chi bộ, tổ chức các cuộc thi tại địa phương đơn vị để lựa chọn các tác phẩm xuất sắc gửi tham dự cuộc thi cấp tỉnh…
Có thể thấy rằng, sau hơn 4 tháng phát động Cuộc thi, bước đầu cho thấy sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, nhất là trong công tác tuyên truyền, khuyến khích các tác giả, người có năng khiếu tham gia các thể loại mà Cuộc thi đã phát động. Đặc biệt nhiều địa phương đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo nhằm tuyên truyền vận động đông đảo cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn tích cực hưởng ứng tham gia. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, cũng còn một số vấn đề cần lưu ý như:
Công tác chỉ đạo triển khai, tuyên truyền cho Cuộc thi tuy được quan tâm nhưng chưa mang tính liên tục, thiếu quan tâm đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo nhắc nhở. Một vài địa phương, đơn vị, chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của Cuộc thi; chưa xác định rõ đây là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị.
Còn tâm lý chung của nhiều tác giả chưa muốn gửi bài dự thi sớm, chờ tới gần cuối thời điểm nhận bài dự thi mới đồng loạt gửi bài gây khó khăn cho công tác tổ chức, chấm chọn. Một số địa phương đơn vị chưa thông tin đầy đủ các quy định của Cuộc thi, dễ dẫn tới số lượng các tác phẩm dự thi thiếu thông tin, hoặc vi phạm thể lệ.
Để Cuộc thi thật sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị, văn hóa quan trọng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mục đích đã đề ra, rất cần sự quan tâm nỗ lực không chỉ từ mỗi thành viên Ban Tổ chức Cuộc thi, mà quan trọng là sự chung tay của các cấp các ngành, các địa phương đơn vị trong tỉnh. Trong đó cần quan tâm một số nội dung sau:
Thứ nhất, Kế hoạch số 46-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xác định rõ trách nhiệm của cấp uỷ trong việc chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện tuyên truyền, vận động, quảng bá Cuộc thi, coi đây là một giải pháp quan trọng để đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn.
Thứ hai, công tác tuyên truyền cần phải được chú trọng và tổ chức thường xuyên, liên tục hơn. Các ngành, đơn vị, cá nhân thành viên Ban Tổ chức Cuộc thi cần tăng cường công tác kiểm tra, khảo sát nắm tình hình, hỗ trợ các đơn vị, địa phương giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai Cuộc thi. Trong triển khai vận động, tránh hô hào chung chung mà cần xác định rõ đối tượng nào là chính, đối tượng nào có khả năng tham gia Cuộc thi… để từ đó tác động có hiệu quả.
Thứ ba, cần quan tâm đồng thời cả hai nội dung là sáng tác và quảng bá. Ban Tổ chức Cuộc thi đã dành riêng một cơ cấu giải khen tặng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác quảng bá Cuộc thi. Gắn Cuộc thi với việc quảng bá các gương điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của tỉnh, của địa phương, đơn vị trong các năm qua. Đặc biệt là những tấm gương đã được vinh danh trong Giao lưu Gương điển hình trong học tập làm theo Bác giai đoạn 2015-2018 do Tỉnh ủy tổ chức.
Trung tuần tháng 02 năm 2019 là thời điểm kết thúc nhận bài dự thi. Thời gian không còn nhiều, đòi hỏi sự chung tay nỗ lực với tinh thần trách nhiệm cao nhất của các cấp, các ngành trong tỉnh. Cuộc thi giúp lan tỏa những nhân tố điển hình, cách làm hay hiệu quả trong học tập và làm theo Bác; phê phán, lên án những thói hư tật xấu, những mặt hạn chế, tiêu cực trong xã hội… Qua đó, đẩy mạnh hơn nữa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh như tinh thần Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị đã đề ra./.
Văn An