Dư luận quốc tế đánh giá cao thành tựu về nhân quyền của Việt Nam
- Được đăng: Thứ hai, 22 Tháng 4 2019 07:31
- Lượt xem: 2098
(TGAG)- Trong tháng 3 vừa qua, tại khóa họp lần thứ 125 của Ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc theo Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), Việt Nam đã trình bày báo cáo Phúc trình lần thứ ba. Báo cáo đã nêu bật những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong các năm qua, đồng thời chỉ rõ một số hạn chế với cam kết sẽ khắc phục trong thời gian sớm nhất. Báo cáo được các thành viên tham dự đánh giá cao.
Tuy nhiên, các cái gọi là tổ chức “Theo dõi nhân quyền” (HRW), “Phóng viên không biên giới” (RSF), “Nhà tự do” (FH), “Ân xá quốc tế” (AI), hoặc cả bọn khủng bố “Việt tân” và một số tương tự… đã phát động chiến dịch vu cáo, vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, nhằm tác động tiêu cực về tình hình nhân quyền của nước ta trong dư luận quốc tế; nó còn nhằm trực tiếp bảo vệ một số cá nhân được gọi là “tù nhân lương tâm”, “nhà hoạt động vì nhân quyền” đang bị giam giữ bởi vi phạm pháp luật…
Cần nói rõ là từ khi thành lập (năm 1978) cho đến nay, HRW cùng với AI, RSF… thường xuyên bị dư luận trên thế giới chỉ trích do: Không nghiên cứu thông tin cụ thể cho nên đánh giá không chính xác, sai sự thật, thiên vị hoặc chỉ khai thác thông tin một chiều nhằm chống lại một số nước. HRW là tổ chúc mà nguồn vốn hoạt động mờ ám; chủ yếu lợi dụng vấn đề ý thức hệ thường đưa ra các định kiến sai lệch... HRW là công cụ của các thế lực đen tối, còn AI lại ủng hộ NATO “tuyên truyền nhân quyền” một cách hiếu chiến …
Thực tế tình hình ở Việt Nam luôn khác hoàn toàn so với những gì họ nói. Điển hình là kinh tế năm 2019 đã đạt mức tăng trưởng 7,08%, thuộc mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới; GDP bình quân đầu người đạt 2.587 USD; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ ở mức 3,54%. Chỉ số đổi mới sáng tạo năm 2018 tăng 02 bậc, xếp hạng 45/126, cao nhất từ trước đến nay, đứng thứ 2 trong các quốc gia có thu nhập trung bình thấp.
Kinh tế tăng trưởng cao cho phép thực hiện ngày càng tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững. Đại diện thường trú UNDP đánh giá kết quả đó là “thành công ở tầm thế giới”. Chính phủ còn có chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Tỷ lệ hộ nghèo còn 16,8%, 98% số người thoát nghèo không bị tái nghèo, 38% số người dân tộc thiểu số dịch chuyển lên nhóm có điều kiện kinh tế cao hơn; 42% số nhóm dễ tổn thương kinh tế chuyển sang nhóm an toàn kinh tế. Dư luận quốc tế cho đó là: "Ðiều kỳ diệu Việt Nam", Ông Bơ-ren-đơ, Chủ tịch WEF - Diễn đàn Kinh tế thế giới khẳng định: Việt Nam đã cho thấy sự tăng trưởng kinh tế tuyệt vời, và sẽ tiếp tục phát triển vững chắc. Việt Nam chứng minh cho thế giới thấy có thể đẩy lùi đói nghèo với chính sách phù hợp...
Không nhiều quốc gia ở cùng mức độ phát triển như chúng ta mà có hơn 86% dân số tham gia bảo hiểm y tế và đạt trên 26,5 giường bệnh/vạn dân. Giáo dục luôn là một ưu tiên hàng đầu, luôn duy trì mức chi 20% tổng chi ngân sách. WB đánh giá: “Mặc dù mức độ phát triển kinh tế của Việt Nam còn tương đối thấp, nhưng học sinh Việt Nam vẫn có thành tích vượt trội so với học sinh ở các nước OECD trong các kỳ đánh giá quốc tế… các quốc gia trên thế giới có thể thể học hỏi rất nhiều từ các quyết sách giáo dục của Việt Nam.”.
Chưa bao giờ hoạt động tôn giáo diễn ra tốt đẹp như hiện nay với 42 tổ chức thuộc 15 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân. Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn đã được tổ chức thành công như Đại lễ Phật đản VESAK, 500 năm Cải chánh đạo Tin lành 2017, sắp tới là Đại lễ Phật đản VESAK 2019…Luật Báo chí năm 2016 xác định rõ quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận của công dân. Đến tháng 6-2018, cả nước đã có 857 cơ quan báo chí với 1.119 ấn phẩm; 195 cơ quan báo và tạp chí điện tử; 67 đài phát thanh, truyền hình với 184 kênh; 1.510 trang thông tin điện tử tổng hợp. Theo WeAreSocial nước ta đang có 64 triệu người sử dụng internet, 58 triệu tài khoản Facebook…
Nước ta ngày càng đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người, từ quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, đến quyền dân sự, chính trị, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương. Chỉ số phát triển bền vững năm 2018 tăng 11 bậc, xếp hạng 57/156 quốc gia, vùng lãnh thổ. Ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm”; “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân”.
Áp đặt các giá trị về dân chủ nhân quyền là điều không thể chấp nhận!
Sự thật
-----------------
Tuy nhiên, các cái gọi là tổ chức “Theo dõi nhân quyền” (HRW), “Phóng viên không biên giới” (RSF), “Nhà tự do” (FH), “Ân xá quốc tế” (AI), hoặc cả bọn khủng bố “Việt tân” và một số tương tự… đã phát động chiến dịch vu cáo, vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, nhằm tác động tiêu cực về tình hình nhân quyền của nước ta trong dư luận quốc tế; nó còn nhằm trực tiếp bảo vệ một số cá nhân được gọi là “tù nhân lương tâm”, “nhà hoạt động vì nhân quyền” đang bị giam giữ bởi vi phạm pháp luật…
Cần nói rõ là từ khi thành lập (năm 1978) cho đến nay, HRW cùng với AI, RSF… thường xuyên bị dư luận trên thế giới chỉ trích do: Không nghiên cứu thông tin cụ thể cho nên đánh giá không chính xác, sai sự thật, thiên vị hoặc chỉ khai thác thông tin một chiều nhằm chống lại một số nước. HRW là tổ chúc mà nguồn vốn hoạt động mờ ám; chủ yếu lợi dụng vấn đề ý thức hệ thường đưa ra các định kiến sai lệch... HRW là công cụ của các thế lực đen tối, còn AI lại ủng hộ NATO “tuyên truyền nhân quyền” một cách hiếu chiến …
Thực tế tình hình ở Việt Nam luôn khác hoàn toàn so với những gì họ nói. Điển hình là kinh tế năm 2019 đã đạt mức tăng trưởng 7,08%, thuộc mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới; GDP bình quân đầu người đạt 2.587 USD; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ ở mức 3,54%. Chỉ số đổi mới sáng tạo năm 2018 tăng 02 bậc, xếp hạng 45/126, cao nhất từ trước đến nay, đứng thứ 2 trong các quốc gia có thu nhập trung bình thấp.
Kinh tế tăng trưởng cao cho phép thực hiện ngày càng tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững. Đại diện thường trú UNDP đánh giá kết quả đó là “thành công ở tầm thế giới”. Chính phủ còn có chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Tỷ lệ hộ nghèo còn 16,8%, 98% số người thoát nghèo không bị tái nghèo, 38% số người dân tộc thiểu số dịch chuyển lên nhóm có điều kiện kinh tế cao hơn; 42% số nhóm dễ tổn thương kinh tế chuyển sang nhóm an toàn kinh tế. Dư luận quốc tế cho đó là: "Ðiều kỳ diệu Việt Nam", Ông Bơ-ren-đơ, Chủ tịch WEF - Diễn đàn Kinh tế thế giới khẳng định: Việt Nam đã cho thấy sự tăng trưởng kinh tế tuyệt vời, và sẽ tiếp tục phát triển vững chắc. Việt Nam chứng minh cho thế giới thấy có thể đẩy lùi đói nghèo với chính sách phù hợp...
Không nhiều quốc gia ở cùng mức độ phát triển như chúng ta mà có hơn 86% dân số tham gia bảo hiểm y tế và đạt trên 26,5 giường bệnh/vạn dân. Giáo dục luôn là một ưu tiên hàng đầu, luôn duy trì mức chi 20% tổng chi ngân sách. WB đánh giá: “Mặc dù mức độ phát triển kinh tế của Việt Nam còn tương đối thấp, nhưng học sinh Việt Nam vẫn có thành tích vượt trội so với học sinh ở các nước OECD trong các kỳ đánh giá quốc tế… các quốc gia trên thế giới có thể thể học hỏi rất nhiều từ các quyết sách giáo dục của Việt Nam.”.
Chưa bao giờ hoạt động tôn giáo diễn ra tốt đẹp như hiện nay với 42 tổ chức thuộc 15 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân. Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn đã được tổ chức thành công như Đại lễ Phật đản VESAK, 500 năm Cải chánh đạo Tin lành 2017, sắp tới là Đại lễ Phật đản VESAK 2019…Luật Báo chí năm 2016 xác định rõ quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận của công dân. Đến tháng 6-2018, cả nước đã có 857 cơ quan báo chí với 1.119 ấn phẩm; 195 cơ quan báo và tạp chí điện tử; 67 đài phát thanh, truyền hình với 184 kênh; 1.510 trang thông tin điện tử tổng hợp. Theo WeAreSocial nước ta đang có 64 triệu người sử dụng internet, 58 triệu tài khoản Facebook…
Nước ta ngày càng đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người, từ quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, đến quyền dân sự, chính trị, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương. Chỉ số phát triển bền vững năm 2018 tăng 11 bậc, xếp hạng 57/156 quốc gia, vùng lãnh thổ. Ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm”; “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân”.
Áp đặt các giá trị về dân chủ nhân quyền là điều không thể chấp nhận!
Sự thật
-----------------