An Giang tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
- Được đăng: Thứ năm, 24 Tháng 9 2015 15:31
- Lượt xem: 10133
Hướng tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020”
(TGAG)- Dự thảo báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa IX) trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X đánh giá: Nhiệm kỳ qua Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện tốt vai trò giám sát các hoạt động của bộ máy hành chính địa phương. Năng lực và trách nhiệm của Hội đồng nhân dân trong việc xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương được nâng lên. Ủy ban nhân dân các cấp chủ động trong quyết định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thuộc thẩm quyền, bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan hành chính địa phương.
Nhận thức của cấp ủy và chính quyền về tầm quan trọng của công tác tư pháp có nhiều chuyển biến tích cực. Sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp và giữa các cơ quan tư pháp với cấp ủy đảng, chính quyền được duy trì thường xuyên, góp phần thực hiện tốt những yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tiếp tục được quan tâm và đi vào nề nếp. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính tiếp tục được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả tích cực. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhiều năm liền thuộc nhóm điều hành tốt so cả nước.
Công tác phòng, chống tham nhũng được các cấp, các ngành chỉ đạo thực hiện thường xuyên, góp phần làm chuyển biến tư tưởng nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị. Các giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí được thực hiện khá đồng bộ.
Nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước, dự thảo báo cáo xác định: Trong nhiệm kỳ 2015-2020, xây dựng chính quyền cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, tỉnh cần tiếp tục đổi mới về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp. Triển khai thực hiện Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, luật sư, thẩm phán và hội thẩm nhân dân.
Đẩy mạnh cải cách hành chính. Duy trì và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Tiếp tục rà soát giảm thủ tục hành chính. Thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại; xây dựng phong cách, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; giữ nghiêm kỷ luật tài chính, tiết kiệm ngân sách chi cho hoạt động hành chính, ứng dụng mạnh công nghệ thông tin, từng bước xây dựng chính quyền điện tử và xây dựng trung tâm tiếp nhận và trả kết quả của tỉnh; thiết lập kỷ cương hành chính nhà nước.
Tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Trung ương, đồng thời rà soát, điều chỉnh, bổ sung những chủ trương, chính sách, cơ chế mới của tỉnh tạo ra môi trường công bằng, minh bạch trong cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, nhằm đột phá trong phát triển nội lực và thu hút, khai thác ngoại lực.
Thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập. Cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công lập, giao quyền tự chủ và quản trị theo cơ chế doanh nghiệp. Chuyển từ cơ chế cấp phát sang đặt hàng và từ cấp kinh phí cho đơn vị sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng thụ hưởng. Đối với dịch vụ công thiết yếu như giáo dục, y tế do Nhà nước đang kiểm soát giá phải công khai, minh bạch các yếu tố giá thành, tính đúng, tính đủ chi phí và thực hiện giá thị trường theo lộ trình phù hợp. Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, người nghèo, dân tộc thiểu số và vùng khó khăn. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ công, nhất là hình thức cổ phần hóa, hợp tác công - tư bảo đảm công bằng giữa đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY
___________________
Biên soạn theo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang khóa IX, trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X
(TGAG)- Dự thảo báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa IX) trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X đánh giá: Nhiệm kỳ qua Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện tốt vai trò giám sát các hoạt động của bộ máy hành chính địa phương. Năng lực và trách nhiệm của Hội đồng nhân dân trong việc xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương được nâng lên. Ủy ban nhân dân các cấp chủ động trong quyết định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thuộc thẩm quyền, bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan hành chính địa phương.
Nhận thức của cấp ủy và chính quyền về tầm quan trọng của công tác tư pháp có nhiều chuyển biến tích cực. Sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp và giữa các cơ quan tư pháp với cấp ủy đảng, chính quyền được duy trì thường xuyên, góp phần thực hiện tốt những yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tiếp tục được quan tâm và đi vào nề nếp. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính tiếp tục được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả tích cực. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhiều năm liền thuộc nhóm điều hành tốt so cả nước.
Công tác phòng, chống tham nhũng được các cấp, các ngành chỉ đạo thực hiện thường xuyên, góp phần làm chuyển biến tư tưởng nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị. Các giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí được thực hiện khá đồng bộ.
Nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước, dự thảo báo cáo xác định: Trong nhiệm kỳ 2015-2020, xây dựng chính quyền cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, tỉnh cần tiếp tục đổi mới về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp. Triển khai thực hiện Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, luật sư, thẩm phán và hội thẩm nhân dân.
Đẩy mạnh cải cách hành chính. Duy trì và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Tiếp tục rà soát giảm thủ tục hành chính. Thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại; xây dựng phong cách, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; giữ nghiêm kỷ luật tài chính, tiết kiệm ngân sách chi cho hoạt động hành chính, ứng dụng mạnh công nghệ thông tin, từng bước xây dựng chính quyền điện tử và xây dựng trung tâm tiếp nhận và trả kết quả của tỉnh; thiết lập kỷ cương hành chính nhà nước.
Tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Trung ương, đồng thời rà soát, điều chỉnh, bổ sung những chủ trương, chính sách, cơ chế mới của tỉnh tạo ra môi trường công bằng, minh bạch trong cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, nhằm đột phá trong phát triển nội lực và thu hút, khai thác ngoại lực.
Thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập. Cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công lập, giao quyền tự chủ và quản trị theo cơ chế doanh nghiệp. Chuyển từ cơ chế cấp phát sang đặt hàng và từ cấp kinh phí cho đơn vị sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng thụ hưởng. Đối với dịch vụ công thiết yếu như giáo dục, y tế do Nhà nước đang kiểm soát giá phải công khai, minh bạch các yếu tố giá thành, tính đúng, tính đủ chi phí và thực hiện giá thị trường theo lộ trình phù hợp. Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, người nghèo, dân tộc thiểu số và vùng khó khăn. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ công, nhất là hình thức cổ phần hóa, hợp tác công - tư bảo đảm công bằng giữa đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY
___________________
Biên soạn theo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang khóa IX, trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X