Những báo cáo dối trá!
- Được đăng: Thứ hai, 18 Tháng 2 2019 06:57
- Lượt xem: 1953
(TGAG)- Những ngày đầu năm, các “nhà dân chủ” giả hiệu lại tung ra những cái gọi là báo cáo về tình hình nhân quyền của Việt Nam. Bọn chúng rêu rao: “… năm 2018 là một năm tồi tệ nhất về vi phạm nhân quyền”, “năm 2018 có nhiều người bị bắt oan vì đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền””. Phụ họa với cùng một kịch bản, ngày 17/01/2019, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) ở Hoa Kỳ đã ra “Phúc trình năm 2019”. Trong phần về Việt Nam, báo cáo này viết: “Tình hình nhân quyền Việt Nam-xuống cấp nghiêm trọng”, “Chính phủ Việt Nam đã đàn áp những người đấu tranh cho nhân quyền một cách hệ thống-đã “xâm phạm các quyền dân sự và chính trị cơ bản” như cản trở các quyền tự do biểu đạt, chính kiến và ngôn luận; ngăn chặn các quyền tự do báo chí và tiếp cận thông tin…”.
Nhưng cũng như những lần trước, sự thật lại hoàn toàn khác: Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển, Trần Hoàng Phúc đã phối hợp với nhau quay nhiều video clip rồi đưa lên mạng nhằm xuyên tạc, vu cáo chính quyền. Tại tòa, các bị cáo đã thừa nhận những chứng cứ do cơ quan chức năng đưa ra. Về vụ án Trần Thị Nga, bị cáo cũng thừa nhận đã tải trên mạng YouTube 13 video clip có nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; phỉ báng chính quyền nhân dân; truyền bá những tư tưởng phản động… Vụ án Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cùng 162 cá nhân, 27 hội nhóm cũng có những sai phạm tương tự nhưng nghiêm trọng hơn…
Thực tế, cả thế giới đều nhìn nhận những tiến bộ không ngừng của Việt Nam trong vấn đề bảo đảm quyền con người: Hiến pháp 2013 có riêng một chương về “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân”, và chỉ trong mấy năm tiếp theo đã có khoảng 100 văn bản quy phạm pháp luật liên quan được thực thi; mọi chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội đều được xây dựng trên cơ sở lấy con người làm trung tâm… Những nỗ lực đó đã mang lại những kết quả tích cực trong việc bảo đảm quyền con người, từ quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, đến quyền dân sự, chính trị, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương. Đến nay, Việt Nam là một trong những nước đã thực hiện thành công trước thời hạn nhiều Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc (MDG) và đang triển khai hiệu quả các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG).
Năm 2018 tăng trưởng GDP đạt mức kỷ lục 7,08%, bình quân đầu người đạt 2.540 USD. Tỷ lệ nghèo đa chiều giảm còn 5% (năm 2017 là 7,69%). Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non và tiểu học. Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào Quốc hội nhiệm kỳ 2016 – 2021 đạt 26,71%. Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng phát triển phong phú với hàng ngàn lễ hội diễn ra hàng năm. Việt Nam có 50 triệu người sử dụng internet (là một trong những nước có tỷ lệ người sử dụng internet tăng nhanh nhất thế giới)…
Kết quả nổi bật là ngày 22/1/2019 vừa qua, chúng ta đã tham gia Phiên đối thoại theo Cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Việt Nam coi đây là cơ hội giới thiệu với cộng đồng quốc tế về chính sách nhất quán, nỗ lực và thành tựu về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam; đây còn là dịp đối thoại để thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền con người.
Phiên rà soát đã thu hút 122 nước tham gia đối thoại. Các nước đều ghi nhận nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người, nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị UPR, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, bảo đảm an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo và quyền của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, bảo đảm các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; đánh giá cao nỗ lực giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, bảo đảm việc tiếp cận y tế, giáo dục của người dân, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Các nước hoan nghênh và mong muốn Việt Nam sẽ tiếp tục đối thoại và hợp tác quốc tế về quyền con người, qua đó đóng góp hơn nữa vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên phạm vi toàn thế giới; đánh giá Báo cáo quốc gia và phần trình bày của Đoàn Việt Nam có chất lượng tốt, cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện về tình hình đảm bảo quyền con người ở Việt Nam; cho rằng Việt Nam đã có cách tiếp cận tích cực, cởi mở và minh bạch trong quá trình soạn thảo Báo cáo UPR.
Với những thành tựu đó, chúng ta không cho phép bất cứ ai xuyên tạc, vu khống; càng không cho phép ai đó áp đặt các giá trị và tự cho mình là khuôn mẫu trong vấn đề thực hiện quyền con người./.
Sự thật
--------------
Nhưng cũng như những lần trước, sự thật lại hoàn toàn khác: Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển, Trần Hoàng Phúc đã phối hợp với nhau quay nhiều video clip rồi đưa lên mạng nhằm xuyên tạc, vu cáo chính quyền. Tại tòa, các bị cáo đã thừa nhận những chứng cứ do cơ quan chức năng đưa ra. Về vụ án Trần Thị Nga, bị cáo cũng thừa nhận đã tải trên mạng YouTube 13 video clip có nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; phỉ báng chính quyền nhân dân; truyền bá những tư tưởng phản động… Vụ án Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cùng 162 cá nhân, 27 hội nhóm cũng có những sai phạm tương tự nhưng nghiêm trọng hơn…
Thực tế, cả thế giới đều nhìn nhận những tiến bộ không ngừng của Việt Nam trong vấn đề bảo đảm quyền con người: Hiến pháp 2013 có riêng một chương về “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân”, và chỉ trong mấy năm tiếp theo đã có khoảng 100 văn bản quy phạm pháp luật liên quan được thực thi; mọi chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội đều được xây dựng trên cơ sở lấy con người làm trung tâm… Những nỗ lực đó đã mang lại những kết quả tích cực trong việc bảo đảm quyền con người, từ quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, đến quyền dân sự, chính trị, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương. Đến nay, Việt Nam là một trong những nước đã thực hiện thành công trước thời hạn nhiều Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc (MDG) và đang triển khai hiệu quả các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG).
Năm 2018 tăng trưởng GDP đạt mức kỷ lục 7,08%, bình quân đầu người đạt 2.540 USD. Tỷ lệ nghèo đa chiều giảm còn 5% (năm 2017 là 7,69%). Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non và tiểu học. Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào Quốc hội nhiệm kỳ 2016 – 2021 đạt 26,71%. Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng phát triển phong phú với hàng ngàn lễ hội diễn ra hàng năm. Việt Nam có 50 triệu người sử dụng internet (là một trong những nước có tỷ lệ người sử dụng internet tăng nhanh nhất thế giới)…
Kết quả nổi bật là ngày 22/1/2019 vừa qua, chúng ta đã tham gia Phiên đối thoại theo Cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Việt Nam coi đây là cơ hội giới thiệu với cộng đồng quốc tế về chính sách nhất quán, nỗ lực và thành tựu về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam; đây còn là dịp đối thoại để thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền con người.
Phiên rà soát đã thu hút 122 nước tham gia đối thoại. Các nước đều ghi nhận nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người, nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị UPR, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, bảo đảm an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo và quyền của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, bảo đảm các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; đánh giá cao nỗ lực giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, bảo đảm việc tiếp cận y tế, giáo dục của người dân, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Các nước hoan nghênh và mong muốn Việt Nam sẽ tiếp tục đối thoại và hợp tác quốc tế về quyền con người, qua đó đóng góp hơn nữa vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên phạm vi toàn thế giới; đánh giá Báo cáo quốc gia và phần trình bày của Đoàn Việt Nam có chất lượng tốt, cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện về tình hình đảm bảo quyền con người ở Việt Nam; cho rằng Việt Nam đã có cách tiếp cận tích cực, cởi mở và minh bạch trong quá trình soạn thảo Báo cáo UPR.
Với những thành tựu đó, chúng ta không cho phép bất cứ ai xuyên tạc, vu khống; càng không cho phép ai đó áp đặt các giá trị và tự cho mình là khuôn mẫu trong vấn đề thực hiện quyền con người./.
Sự thật
--------------