Truy cập hiện tại

Đang có 133 khách và không thành viên đang online

Độc đáo, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong xây dựng đảng ta

(TGAG)- Kỷ niệm Sinh nhật Đảng 03/02/1930 - 03/02/2017.
Lênin viết: Chủ nghĩa Mác đã ra đời ở nước Nga trong đau thương. Vậy chủ nghĩa Mác đã ra đời ở nước ta như thế nào? Không trả lời đúng câu hỏi này là bi kịch; vạn sự bất thành, đại sự bất thành!

Ra đi tìm đường cứu nước từ năm 1911, sau nhiều năm nghiên cứu “thấm dầy thực tiễn”; nắm vững cái tinh thần và phương pháp “phân tích cụ thể một tình hình cụ thể”, hiểu đúng “bản chất linh hồn sống của chủ nghĩa Mác”, Hồ Chí Minh đã đưa ra những kiến giải vô cùng độc đáo. Người luôn quán triệt chỉ dạy của Lênin: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm... cần phải phát triển về mọi mặt, nếu không muốn trở thành lạc hậu với đời sống”. Phi-đen Cát-xtơ-rô đã khẳng định: “Đồng chí Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cần thiết để giải thoát sự bóc lột xã hội”.

Uy tín của Nguyễn Ái Quốc bắt đầu hình thành từ năm 1919 với Bản Yêu sách của nhân dân Việt Nam gửi Hội nghị Versailles mà thời đó báo chí Pháp gọi là “quả bom chính trị nổ giữa Pa-ris”. Uy tín đó được củng cố và tăng lên qua những hoạt động chính trị của Người tại Pháp, đặc biệt từ khi thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa và cho ra đời tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) và cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp.

Tại Mát-xcơ-va, ngay trong mở đầu “ Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ” gởi Quốc Tế Cộng Sản năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã có một tổng kết tầm cỡ: “Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây”. Người đã chứng minh: Lịch sử phát triển ở Viễn Đông nói chung tuy có sự phân hóa giai cấp, nhưng không sâu sắc và triệt để như ở phương Tây. Về mặt xã hội các dân tộc ở đó không trải qua chế độ nô lệ và chế độ phong kiến nông nô như sự phân tích của Mác về sự phát triển các xã hội.

Từ đó, một kết luận cũng rất tầm cỡ được rút ra: Không thể áp dụng rập khuôn lý luận đấu tranh giai cấp!. Người đề xuất: “Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được”. Bởi vì: “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại”. Vì vậy sẽ là giáo điều, phi mác-xít nếu không: “Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông”.

Áp dụng vào Việt Nam, Người đã kết luận: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”. Phương hướng chung là phải: “Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản”. Làm được điều này, nó sẽ là: “Một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời”, “... nhất định chủ nghĩa dân tộc sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế”. Người cảnh báo: “... sẽ không làm được gì... nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của họ”.

Từ đó trong quá trình chuẩn bị dựng nên Đảng ta, một sáng tạo rất lớn của Hồ Chí Minh là Người không chỉ truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân mà đồng thời còn truyền bá vào phong trào yêu nước Việt Nam. Người đã kết hợp một cách sinh động yếu tố dân tộc và giai cấp, tạo ra cơ sở xã hội - chính trị rộng lớn chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng.

Trong khi Quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập một Đảng Cộng sản chung cho 3 nước Đông Dương thì Người phân tích: “Cái từ Đông Dương rất rộng..., vấn đề dân tộc là vấn đề rất nghiêm túc, người ta không thể bắt buộc các dân tộc khác gia nhập Đảng... Còn cái từ An Nam thì hẹp, mà nước ta có ba miền: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ. Do đó, từ Việt Nam hợp với cả ba miền và cũng không trái với nguyên lý của chủ nghĩa Lênin về vấn đề dân tộc”.

Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận thiên tài của cách mạng Việt Nam. Người là tấm gương sáng trong việc tiếp thu, vận dụng tinh hoa văn hóa thế giới nói chung, chủ nghĩa Mác - Lênin nói riêng một cách độc lập, tự chủ và sáng tạo; đồng thời, Người đã kế thừa, phát huy chủ nghĩa yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Công lao to lớn của Người là đã sáng lập và rèn luyện Đảng ta: Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc.

L.C.T
Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40318282