Nhận diện và ngăn chặn biểu hiện “dân túy”
- Được đăng: Thứ sáu, 03 Tháng 8 2018 09:13
- Lượt xem: 4204
(TGAG)- Gần đây tại các diễn đàn khoa học, các báo cáo, bài viết trên các báo bàn luận về sự hồi sinh và lan tỏa của chủ nghĩa dân túy-một xu hướng chính trị ra đời ở Mỹ và Nga cuối thế kỷ 19; nó đang trỗi dậy mạnh mẽ ở một số nước châu Mỹ, châu Âu và châu Á.
Khái niệm “Chủ nghĩa dân túy” được các nước dùng để chỉ trích một đảng phái, một vài chính trị gia nào đó đang tìm kiếm sự thu hút, ủng hộ của dân chúng và dư luận bằng những lời hứa êm tai nhưng trống rỗng, thậm chí thiếu trách nhiệm đối với tương lai chính trị của đất nước, mang nặng cảm xúc nhất thời, thiếu triết lý bền vững cho những mục tiêu chính trị lâu dài và giải pháp hiệu quả cho các vấn đề hiện tại. Nói chung, đây là chính sách của kẻ cơ hội tìm cách để giành được lòng tin của quần chúng nhân dân. Những người dân túy thường tuyên bố đứng về phía nhân dân, bảo vệ quyền lợi của người nghèo, của những người bị áp bức, chống lại các tầng lớp đặc quyền đặc lợi. Họ hứa hẹn giải quyết bất công, đem lại cuộc sống sung túc, của cải vật chất và công lý cho người dân, nhưng giải pháp thì mù mờ không rõ ràng.
Ở Việt Nam gần đây, dễ dàng nhận thấy những biểu hiện “dân túy” qua các phát ngôn theo kiểu “nói cho sướng miệng”, nhưng thiếu tính khả thi, vượt quá hoặc không đúng thẩm quyền, nhằm “lấy lòng” những người non nớt về chính trị; biểu hiện này còn xuất hiện ở một số cá nhân thông qua các thủ đoạn chính trị mang tính mị dân để phê phán sự lãnh đạo của Đảng, kích động nhân dân, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, giữa quân đội, công an và nhân dân.
Nước ta đang chủ động hội nhập sâu rộng và toàn diện vào đời sống quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa, dân chủ được thúc đẩy ở tất cả các lĩnh vực; tuy nhiên nhận thức về dân chủ trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế; một số vấn đề xã hội giải quyết chưa hiệu quả, giảm nghèo chưa bền vững, chênh lệch giàu nghèo và bất bình đẳng có xu hướng gia tăng, mà nguyên nhân phần lớn là do sự điều hành kém hiệu quả của chính quyền trong giải quyết những vấn đề bức xúc của người dân. Đây là điều kiện để các phát ngôn, hành động “dân túy” bộc phát.
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tập trung đấu tranh, khắc phục những biểu hiện của sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đồng thời chúng ta cũng phải thật tỉnh táo để nhận diện các biểu hiện của “Chủ nghĩa dân túy” thông qua các phát ngôn, hành động “dân túy” để kịp thời đấu tranh ngăn chặn. Đây là vấn đề đặt ra đối với đội ngũ cán bộ trên mặt trận tư tưởng hơn lúc nào hết phải kiên định nền tảng tư tưởng của Đảng, nòng cốt là Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tư tưởng, lý luận.
Để ngăn chặn những biểu hiện “dân túy”, trước hết phải xây dựng phẩm chất, nhân cách của người đảng viên cộng sản chân chính, phải tự chăm lo bản thân mình bằng sự gương mẫu, bằng kết quả hoàn thành nhiệm vụ chứ không phải bằng lời nói suông; người lãnh đạo phải tự ý thức để làm sao mỗi lời nói, hành động gắn liền với nhau, nói đi đôi với làm, để cho nhân dân thấy được vai trò, hiệu quả công tác của người cán bộ; làm cho dân thấy, dân yêu, xây dựng niềm tin của nhân dân với Đảng. Xây dựng lập trường, sự kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ để có thế giới quan, phương pháp luận khoa học, phong cách làm việc sâu sát, gần dân nhưng không xa rời nguyên tắc, tuân thủ pháp luật. Đặc biệt, cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu phải tích cực học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là phong cách làm việc.
Trong bối cảnh hiện nay, khi Đảng ta đang thực hiện đẩy mạnh quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, tăng cường công khai dân chủ, minh bạch, đẩy mạnh đối thoại thì chúng ta càng phải tỉnh táo để nhận diện, ngăn chặn những biểu hiện “dân túy”. Đây là vấn đề có ảnh hưởng không nhỏ tới công tác xây dựng Đảng, công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên hiện nay, song cũng là vấn đề phức tạp cần sớm được nhận diện một cách hệ thống và ngăn chặn bằng những giải pháp thiết thực./.
Sự thật
---------------
Khái niệm “Chủ nghĩa dân túy” được các nước dùng để chỉ trích một đảng phái, một vài chính trị gia nào đó đang tìm kiếm sự thu hút, ủng hộ của dân chúng và dư luận bằng những lời hứa êm tai nhưng trống rỗng, thậm chí thiếu trách nhiệm đối với tương lai chính trị của đất nước, mang nặng cảm xúc nhất thời, thiếu triết lý bền vững cho những mục tiêu chính trị lâu dài và giải pháp hiệu quả cho các vấn đề hiện tại. Nói chung, đây là chính sách của kẻ cơ hội tìm cách để giành được lòng tin của quần chúng nhân dân. Những người dân túy thường tuyên bố đứng về phía nhân dân, bảo vệ quyền lợi của người nghèo, của những người bị áp bức, chống lại các tầng lớp đặc quyền đặc lợi. Họ hứa hẹn giải quyết bất công, đem lại cuộc sống sung túc, của cải vật chất và công lý cho người dân, nhưng giải pháp thì mù mờ không rõ ràng.
Ở Việt Nam gần đây, dễ dàng nhận thấy những biểu hiện “dân túy” qua các phát ngôn theo kiểu “nói cho sướng miệng”, nhưng thiếu tính khả thi, vượt quá hoặc không đúng thẩm quyền, nhằm “lấy lòng” những người non nớt về chính trị; biểu hiện này còn xuất hiện ở một số cá nhân thông qua các thủ đoạn chính trị mang tính mị dân để phê phán sự lãnh đạo của Đảng, kích động nhân dân, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, giữa quân đội, công an và nhân dân.
Nước ta đang chủ động hội nhập sâu rộng và toàn diện vào đời sống quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa, dân chủ được thúc đẩy ở tất cả các lĩnh vực; tuy nhiên nhận thức về dân chủ trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế; một số vấn đề xã hội giải quyết chưa hiệu quả, giảm nghèo chưa bền vững, chênh lệch giàu nghèo và bất bình đẳng có xu hướng gia tăng, mà nguyên nhân phần lớn là do sự điều hành kém hiệu quả của chính quyền trong giải quyết những vấn đề bức xúc của người dân. Đây là điều kiện để các phát ngôn, hành động “dân túy” bộc phát.
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tập trung đấu tranh, khắc phục những biểu hiện của sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đồng thời chúng ta cũng phải thật tỉnh táo để nhận diện các biểu hiện của “Chủ nghĩa dân túy” thông qua các phát ngôn, hành động “dân túy” để kịp thời đấu tranh ngăn chặn. Đây là vấn đề đặt ra đối với đội ngũ cán bộ trên mặt trận tư tưởng hơn lúc nào hết phải kiên định nền tảng tư tưởng của Đảng, nòng cốt là Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tư tưởng, lý luận.
Để ngăn chặn những biểu hiện “dân túy”, trước hết phải xây dựng phẩm chất, nhân cách của người đảng viên cộng sản chân chính, phải tự chăm lo bản thân mình bằng sự gương mẫu, bằng kết quả hoàn thành nhiệm vụ chứ không phải bằng lời nói suông; người lãnh đạo phải tự ý thức để làm sao mỗi lời nói, hành động gắn liền với nhau, nói đi đôi với làm, để cho nhân dân thấy được vai trò, hiệu quả công tác của người cán bộ; làm cho dân thấy, dân yêu, xây dựng niềm tin của nhân dân với Đảng. Xây dựng lập trường, sự kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ để có thế giới quan, phương pháp luận khoa học, phong cách làm việc sâu sát, gần dân nhưng không xa rời nguyên tắc, tuân thủ pháp luật. Đặc biệt, cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu phải tích cực học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là phong cách làm việc.
Trong bối cảnh hiện nay, khi Đảng ta đang thực hiện đẩy mạnh quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, tăng cường công khai dân chủ, minh bạch, đẩy mạnh đối thoại thì chúng ta càng phải tỉnh táo để nhận diện, ngăn chặn những biểu hiện “dân túy”. Đây là vấn đề có ảnh hưởng không nhỏ tới công tác xây dựng Đảng, công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên hiện nay, song cũng là vấn đề phức tạp cần sớm được nhận diện một cách hệ thống và ngăn chặn bằng những giải pháp thiết thực./.
Sự thật
---------------