Tiếp tục kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tình hình hiện nay
- Được đăng: Thứ sáu, 23 Tháng 4 2021 21:46
- Lượt xem: 1815
(TUAG)- Sau chiến thắng vĩ đại ngày 30/4/1975, mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội gắn liền với độc lập dân tộc trên cả nước chính là sự tiếp nối, phát triển tự nhiên, nhất quán của quá trình cách mạng Việt Nam. Thành quả chiến đấu hy sinh lớn lao của nhiều thế hệ đồng bào, chiến sĩ cách mạng cùng những thành tựu phát triển của đất nước, dân tộc ta ở thời điểm hiện tại và những định hướng trong tương lai không cho phép có bất kỳ sự phủ nhận hoặc lựa chọn con đường nào khác.
Mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được Đảng ta xác định ngay từ những ngày đầu mới thành lập năm 1930. Đường lối này được phát triển ngày càng đầy đủ, sâu sắc, thể hiện trong Cương lĩnh, Nghị quyết Đại hội và Hội nghị Trung ương của Đảng. Nó được thực hiện nhất quán, toàn diện và đạt nhiều kết quả to lớn, quan trọng ở miền Bắc năm 1954, trên cả nước từ năm 1975 và trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay.
Thế nhưng đâu đó vẫn có quan điểm cho rằng: "Việt Nam lựa chọn con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sai lầm lịch sử; nhà nước nào, chế độ nào cũng được, miễn là dân giàu, nước mạnh". Đây là những luận điểm cơ bản được các thế lực thù địch tuyên truyền rộng rãi, nhằm chống lại chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, gây cản trở sự phát triển bền vững của đất nước, nhất là trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động về chính trị, kinh tế, văn hóa hiện nay.
Trước hết cần khẳng định dứt khoát về sự lựa chọn độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, lựa chọn chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân là sự lựa chọn đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự lựa chọn sáng suốt, nhất quán của Nhân dân Việt Nam.
Cách mạng Việt Nam thời kỳ 1930-1975 giành được thắng lợi vẻ vang, chứng tỏ chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam theo lập trường chủ nghĩa Mác – Lênin và ngay từ đầu đã xác định mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội, lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mới là tổ chức có thể tập hợp và đoàn kết được lực lượng của toàn dân với lực lượng công – nông là nòng cốt; tranh thủ được sức mạnh của thời đại mà trước hết là của chủ nghĩa xã hội hiện thực thế giới với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, là đội quân chủ lực hùng mạnh làm cho dân tộc ta được độc lập, Nhân dân ta được tự do, đất nước ta được hòa bình, thống nhất.
Từ sau năm 1975, Tổ quốc ta đã độc lập thống nhất, cả nước cùng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Việt Nam lâm vào tình trạng đơn độc đi lên chủ nghĩa xã hội trong vòng phong tỏa, cấm vận ngặt nghèo về mọi mặt của chủ nghĩa tư bản thế giới, thường xuyên bị đe dọa tấn công quân sự.
Trong bối cảnh đó, với khát vọng độc lập tự do cho dân tộc, Đảng ta đã kiên định mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thành công chặng đường đầu của công cuộc đổi mới, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống Nhân dân có nhiều thay đổi tích cực, sức mạnh quốc gia được tăng cường, độc lập, tự chủ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững, vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao, tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong giai đoạn mới.
Sự lựa chọn con đường độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, lựa chọn chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân chẳng những không phải là sai lầm lịch sử, mà còn là một sự lựa chọn đúng đắn dựa vào căn cứ khoa học – lý luận vững chắc và xu hướng phát triển khách quan của lịch sử.
Song, trong quá trình đấu tranh cách mạng, chúng ta không nên lạc quan một chiều. Vì hiện nay, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã Việt Nam vẫn đang chịu sực thách thức toàn diện. Trong khi đó, chủ nghĩa tư bản vẫn còn tiềm năng phát triển và tồn tại lâu dài, đặc biệt là nhờ khoa học – công nghệ hiện đại và kinh tế tri thức. Các nước phát triển đang can dự có chiều sâu vào trật tự thế giới, sự thoái trào của chủ nghĩa xã hội đang tác động mạnh mẽ đến nhận thức và tâm lý của một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân ta.
Phát huy thành quả đấu tranh cách mạng và thành tựu 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới. Việc kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Chúng ta mãi giữ trọn niềm tin, phát huy ý chí, khát vọng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
Sự thật
Mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được Đảng ta xác định ngay từ những ngày đầu mới thành lập năm 1930. Đường lối này được phát triển ngày càng đầy đủ, sâu sắc, thể hiện trong Cương lĩnh, Nghị quyết Đại hội và Hội nghị Trung ương của Đảng. Nó được thực hiện nhất quán, toàn diện và đạt nhiều kết quả to lớn, quan trọng ở miền Bắc năm 1954, trên cả nước từ năm 1975 và trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay.
Thế nhưng đâu đó vẫn có quan điểm cho rằng: "Việt Nam lựa chọn con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sai lầm lịch sử; nhà nước nào, chế độ nào cũng được, miễn là dân giàu, nước mạnh". Đây là những luận điểm cơ bản được các thế lực thù địch tuyên truyền rộng rãi, nhằm chống lại chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, gây cản trở sự phát triển bền vững của đất nước, nhất là trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động về chính trị, kinh tế, văn hóa hiện nay.
Trước hết cần khẳng định dứt khoát về sự lựa chọn độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, lựa chọn chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân là sự lựa chọn đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự lựa chọn sáng suốt, nhất quán của Nhân dân Việt Nam.
Cách mạng Việt Nam thời kỳ 1930-1975 giành được thắng lợi vẻ vang, chứng tỏ chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam theo lập trường chủ nghĩa Mác – Lênin và ngay từ đầu đã xác định mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội, lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mới là tổ chức có thể tập hợp và đoàn kết được lực lượng của toàn dân với lực lượng công – nông là nòng cốt; tranh thủ được sức mạnh của thời đại mà trước hết là của chủ nghĩa xã hội hiện thực thế giới với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, là đội quân chủ lực hùng mạnh làm cho dân tộc ta được độc lập, Nhân dân ta được tự do, đất nước ta được hòa bình, thống nhất.
Từ sau năm 1975, Tổ quốc ta đã độc lập thống nhất, cả nước cùng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Việt Nam lâm vào tình trạng đơn độc đi lên chủ nghĩa xã hội trong vòng phong tỏa, cấm vận ngặt nghèo về mọi mặt của chủ nghĩa tư bản thế giới, thường xuyên bị đe dọa tấn công quân sự.
Trong bối cảnh đó, với khát vọng độc lập tự do cho dân tộc, Đảng ta đã kiên định mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thành công chặng đường đầu của công cuộc đổi mới, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống Nhân dân có nhiều thay đổi tích cực, sức mạnh quốc gia được tăng cường, độc lập, tự chủ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững, vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao, tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong giai đoạn mới.
Sự lựa chọn con đường độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, lựa chọn chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân chẳng những không phải là sai lầm lịch sử, mà còn là một sự lựa chọn đúng đắn dựa vào căn cứ khoa học – lý luận vững chắc và xu hướng phát triển khách quan của lịch sử.
Song, trong quá trình đấu tranh cách mạng, chúng ta không nên lạc quan một chiều. Vì hiện nay, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã Việt Nam vẫn đang chịu sực thách thức toàn diện. Trong khi đó, chủ nghĩa tư bản vẫn còn tiềm năng phát triển và tồn tại lâu dài, đặc biệt là nhờ khoa học – công nghệ hiện đại và kinh tế tri thức. Các nước phát triển đang can dự có chiều sâu vào trật tự thế giới, sự thoái trào của chủ nghĩa xã hội đang tác động mạnh mẽ đến nhận thức và tâm lý của một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân ta.
Phát huy thành quả đấu tranh cách mạng và thành tựu 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới. Việc kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Chúng ta mãi giữ trọn niềm tin, phát huy ý chí, khát vọng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
Sự thật