Xây dựng tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước
- Được đăng: Thứ ba, 24 Tháng 11 2015 09:40
- Lượt xem: 2936
(TGAG)- Đảng ủy khối Doanh nghiệp từ khi được thành lập đến nay luôn nhận được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nên công tác xây dựng, phát triển tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước được triển khai thực hiện nghiêm túc.
Đã thành lập mới 16 tổ chức đảng, trong đó có 14 tổ chức đảng thuộc doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; nâng tổng số tổ chức cơ sở đảng từ 46 đơn vị và 1.933 đảng viên khi thành lập lên 61 đơn vị và 3.100 đảng viên (tăng 15 tổ chức cơ sở đảng và 1.167 đảng viên), trong đó, đảng bộ cơ sở là 26, chi bộ cơ sở là 35, chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở là 142; chia theo từng loại hình: doanh nghiệp Nhà nước là 27 (giảm 03 so với khi thành lập), doanh nghiệp cổ phần, trong đó Nhà nước sở hữu dưới 50% vốn điều lệ là 07 và doanh nghiệp tư nhân là 26 (tăng 17 so với khi thành lập); cơ quan hành chính là 01.
Công tác phát triển đảng viên mới cũng đạt được kết quả rất khả quan, với 1.613 đảng viên mới, trong đó, 426 đảng viên mới là công nhân lao động trong các loại hình doanh nghiệp và 01 đảng viên mới là chủ doanh nghiệp tư nhân.
Đảng bộ Khối có hơn 50% tổ chức cơ sở đảng thuộc loại hình doanh nghiệp cổ phần có vốn Nhà nước không chi phối (dưới 50%) và doanh nghiệp tư nhân, nhưng hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng được đảm bảo và từng bước được nâng chất; việc sinh hoạt chi bộ ngày càng đi vào nề nếp gắn với thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng và Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị. Hằng năm, có từ 80% tổ chức cơ sở đảng trở lên đạt “Trong sạch, vững mạnh”, không có tổ chức cơ sở đảng yếu kém; trên 90% đảng viên đạt tiêu chuẩn đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảng viên vi phạm tư cách hoặc không hoàn thành nhiệm vụ chiếm tỷ lệ thấp (dưới 0,4% so với tổng số đảng viên toàn Đảng bộ Khối).
Mặc dù kết quả đạt chưa cao, nhưng đây là sự nỗ lực cố gắng của toàn Đảng bộ khối kết hợp với nhiều chủ trương, giải pháp đúng đắn của Đảng ủy khối, trong đó, điển hình là việc triển khai thực hiện quy chế phối hợp giữa cấp ủy với chủ sở hữu, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, giám đốc (hoặc tổng giám đốc) doanh nghiệp theo Quy định 288, 170 và 164 của Ban Bí thư; kết hợp với công tác tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm nên bước đầu đã làm chuyển biến nhận thức của chủ doanh nghiệp, doanh nhân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; về lợi ích của việc thành lập tổ chức đảng, các đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp; tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp phấn đấu để trở thành đảng viên, đoàn viên, hội viên...
Tuy nhiên, do đây là vấn đề còn đang trong quá trình tìm tòi, vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên không tránh khỏi những lúng túng và do không có chính quyền cùng cấp, không trực tiếp quản lý tổ chức công đoàn nên công tác lãnh, chỉ đạo của Đảng ủy Khối cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại; kết quả đạt được chưa tương xứng so với yêu cầu nhiệm vụ; còn nhiều doanh nghiệp có đảng viên nhưng chưa đồng ý thành lập tổ chức đảng. Mặt khác, tình hình kinh tế khó khăn nên chủ doanh nghiệp và người lao động tập trung nhiều vào sản xuất, kinh doanh nên chưa quan tâm đến công tác Đảng, đoàn thể dẫn đến chất lượng hoạt động của các tổ chức này chưa cao; việc tổ chức sinh hoạt lệ của chi bộ cũng còn nhiều bất cập, công tác tự phê bình và phê bình còn hạn chế...
Với những nhiệm vụ từ thực tế đặt ra và theo tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp như hiện nay, sẽ có nhiều doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, sắp tới cần tiếp tục thực hiện tốt Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư và Kế hoạch số 21-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trong đó tập trung vào những nhiệm vụ như sau:
Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xây dựng, phát triển tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; xác định rõ đối tượng, kiên trì, vận động, thuyết phục chủ doanh nghiệp bằng nhiều biện pháp phù hợp, tạo điều kiện để doanh nghiệp thông hiểu mục đích, chủ trương của Đảng, đảm bảo lợi ích các bên của doanh nghiệp; các tổ chức không chi phối hoặc cản trở việc sản xuất, kinh doanh của đơn vị.
Hai là, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức đảng; nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ đảng viên; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng; tìm các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp; phát huy vai trò các đoàn thể chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động và doanh nghiệp. Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa cấp ủy với chủ sở hữu, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, giám đốc (hoặc tổng giám đốc) doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước theo các quy định hiện hành.
Ba là, thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức cách mạng, lòng tự hào dân tộc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới để bồi dưỡng phát triển Đảng; tiếp tục thực hiện phát triển chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng. Những doanh nghiệp có đảng viên, đoàn viên thể hiện được vai trò đầu tàu, gương mẫu, có phẩm chất đạo đức, năng lực và chuyên môn giỏi... là những yếu tố tích cực trong công tác tuyên truyền, tác động chủ doanh nghiệp.
Bốn là, thực hiện tốt công tác phối hợp giữa cấp ủy đảng với các ngành liên quan và lãnh đạo doanh nghiệp; có giải pháp thực hiện tốt việc thành lập tổ chức đảng và các đoàn thể chính trị - xã hội trong doanh nghiệp theo chỉ đạo của Trung ương.
Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; làm tốt công tác quản lý đảng viên; biểu dương, khen thưởng kịp thời, thực chất, đảm bảo công khai, minh bạch; uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, xử lý kỷ luật những trường hợp vi phạm.
ĐẢNG ỦY KHỐI DOANH NGHIỆP
__________________
(*) Trích tham luận tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X
Đã thành lập mới 16 tổ chức đảng, trong đó có 14 tổ chức đảng thuộc doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; nâng tổng số tổ chức cơ sở đảng từ 46 đơn vị và 1.933 đảng viên khi thành lập lên 61 đơn vị và 3.100 đảng viên (tăng 15 tổ chức cơ sở đảng và 1.167 đảng viên), trong đó, đảng bộ cơ sở là 26, chi bộ cơ sở là 35, chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở là 142; chia theo từng loại hình: doanh nghiệp Nhà nước là 27 (giảm 03 so với khi thành lập), doanh nghiệp cổ phần, trong đó Nhà nước sở hữu dưới 50% vốn điều lệ là 07 và doanh nghiệp tư nhân là 26 (tăng 17 so với khi thành lập); cơ quan hành chính là 01.
Công tác phát triển đảng viên mới cũng đạt được kết quả rất khả quan, với 1.613 đảng viên mới, trong đó, 426 đảng viên mới là công nhân lao động trong các loại hình doanh nghiệp và 01 đảng viên mới là chủ doanh nghiệp tư nhân.
Đảng bộ Khối có hơn 50% tổ chức cơ sở đảng thuộc loại hình doanh nghiệp cổ phần có vốn Nhà nước không chi phối (dưới 50%) và doanh nghiệp tư nhân, nhưng hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng được đảm bảo và từng bước được nâng chất; việc sinh hoạt chi bộ ngày càng đi vào nề nếp gắn với thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng và Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị. Hằng năm, có từ 80% tổ chức cơ sở đảng trở lên đạt “Trong sạch, vững mạnh”, không có tổ chức cơ sở đảng yếu kém; trên 90% đảng viên đạt tiêu chuẩn đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảng viên vi phạm tư cách hoặc không hoàn thành nhiệm vụ chiếm tỷ lệ thấp (dưới 0,4% so với tổng số đảng viên toàn Đảng bộ Khối).
Mặc dù kết quả đạt chưa cao, nhưng đây là sự nỗ lực cố gắng của toàn Đảng bộ khối kết hợp với nhiều chủ trương, giải pháp đúng đắn của Đảng ủy khối, trong đó, điển hình là việc triển khai thực hiện quy chế phối hợp giữa cấp ủy với chủ sở hữu, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, giám đốc (hoặc tổng giám đốc) doanh nghiệp theo Quy định 288, 170 và 164 của Ban Bí thư; kết hợp với công tác tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm nên bước đầu đã làm chuyển biến nhận thức của chủ doanh nghiệp, doanh nhân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; về lợi ích của việc thành lập tổ chức đảng, các đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp; tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp phấn đấu để trở thành đảng viên, đoàn viên, hội viên...
Tuy nhiên, do đây là vấn đề còn đang trong quá trình tìm tòi, vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên không tránh khỏi những lúng túng và do không có chính quyền cùng cấp, không trực tiếp quản lý tổ chức công đoàn nên công tác lãnh, chỉ đạo của Đảng ủy Khối cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại; kết quả đạt được chưa tương xứng so với yêu cầu nhiệm vụ; còn nhiều doanh nghiệp có đảng viên nhưng chưa đồng ý thành lập tổ chức đảng. Mặt khác, tình hình kinh tế khó khăn nên chủ doanh nghiệp và người lao động tập trung nhiều vào sản xuất, kinh doanh nên chưa quan tâm đến công tác Đảng, đoàn thể dẫn đến chất lượng hoạt động của các tổ chức này chưa cao; việc tổ chức sinh hoạt lệ của chi bộ cũng còn nhiều bất cập, công tác tự phê bình và phê bình còn hạn chế...
Với những nhiệm vụ từ thực tế đặt ra và theo tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp như hiện nay, sẽ có nhiều doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, sắp tới cần tiếp tục thực hiện tốt Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư và Kế hoạch số 21-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trong đó tập trung vào những nhiệm vụ như sau:
Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xây dựng, phát triển tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; xác định rõ đối tượng, kiên trì, vận động, thuyết phục chủ doanh nghiệp bằng nhiều biện pháp phù hợp, tạo điều kiện để doanh nghiệp thông hiểu mục đích, chủ trương của Đảng, đảm bảo lợi ích các bên của doanh nghiệp; các tổ chức không chi phối hoặc cản trở việc sản xuất, kinh doanh của đơn vị.
Hai là, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức đảng; nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ đảng viên; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng; tìm các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp; phát huy vai trò các đoàn thể chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động và doanh nghiệp. Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa cấp ủy với chủ sở hữu, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, giám đốc (hoặc tổng giám đốc) doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước theo các quy định hiện hành.
Ba là, thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức cách mạng, lòng tự hào dân tộc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới để bồi dưỡng phát triển Đảng; tiếp tục thực hiện phát triển chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng. Những doanh nghiệp có đảng viên, đoàn viên thể hiện được vai trò đầu tàu, gương mẫu, có phẩm chất đạo đức, năng lực và chuyên môn giỏi... là những yếu tố tích cực trong công tác tuyên truyền, tác động chủ doanh nghiệp.
Bốn là, thực hiện tốt công tác phối hợp giữa cấp ủy đảng với các ngành liên quan và lãnh đạo doanh nghiệp; có giải pháp thực hiện tốt việc thành lập tổ chức đảng và các đoàn thể chính trị - xã hội trong doanh nghiệp theo chỉ đạo của Trung ương.
Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; làm tốt công tác quản lý đảng viên; biểu dương, khen thưởng kịp thời, thực chất, đảm bảo công khai, minh bạch; uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, xử lý kỷ luật những trường hợp vi phạm.
ĐẢNG ỦY KHỐI DOANH NGHIỆP
__________________
(*) Trích tham luận tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X