Trách nhiệm người đứng đầu
- Được đăng: Thứ ba, 08 Tháng 9 2015 20:59
- Lượt xem: 3752
Hiện nay, các cấp ủy đảng đang tiến hành đại hội nhiệm kỳ, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Sau đại hội, nhiều cán bộ được tái cử, nhiều đồng chí mới được bổ sung vào cương vị đứng đầu tổ chức đảng. Dù mới hay cũ, phiếu bầu cao hay thấp nhưng cán bộ, đảng viên và - người dân đều đặt nhiều kỳ vọng vào người đứng đầu, mong muốn họ làm được nhiều việc có ích cho Đảng, cho nước, cho dân, nhất là góp sức mình vào nhiệm vụ làm trong sạch Đảng.
Bắt đầu nhiệm kỳ mới, người đứng đầu ở các tổ chức đảng sẽ có nhiều việc phải làm. Nhưng quan trọng nhất vẫn là công tác xây dựng Đảng gắn với kỷ luật, kỷ cương trong cấp ủy, tổ chức Đảng của mình. Trong công tác xây dựng Đảng thì trăn trở nhất vẫn là làm thế nào để nâng cao sức chiến đấu gắn với chống suy thoái và đạo đức, lối sống làm tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh.
Trong những năm đầu mới giành được chính quyền, nước Nga Xôviết còn phải gồng mình chống thù trong giặc ngoài, là người đứng đầu đất nước và Đảng Bônsêvích Nga, trong bộn bề công việc, Lênin vẫn sớm nhận ra một bộ phận đảng viên có biểu hiện thoái hóa biến chất. Những hiện tượng đó khiến Lênin hết sức đau lòng. Người phẫn nộ: “Phải đuổi cổ ra khỏi Đảng những kẻ gian giảo, những đảng viên cộng sản đã quan liêu hóa, không trung thực, nhu nhược”(1). Những dòng chữ ngắn ngủi đó đã toát lên sự căm phẫn tột độ của Lênin trước những thói hư, tật xấu của một đảng cầm quyền, thái độ cương quyết đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác để giữ gìn uy tín của Đảng. Lời nói kiên quyết và những việc làm cụ thể sau đó của vị lãnh tụ cao nhất của Đảng giúp cho Đảng Bônsêvích Nga đứng vững trong khó khăn, lãnh đạo đất nước vượt qua những thời khắc cam go nhất. Lời dạy của Lênin tuy đã cách xa chúng ta rất lâu, Đảng của Lênin giờ cũng không còn nữa, nhưng với chúng ta, một đảng cầm quyền thì lời dạy đó của Người vẫn không bao giờ xưa cũ, trái lại còn mang tính thời sự nóng hổi.
Từ khi trở thành người đứng đầu của Đảng, cũng như Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận ra những biểu hiện suy thoái trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Người rất trăn trở và có nhiều bài viết, bài nói nhắc nhở đảng viên phải ra sức rèn luyện đạo đức cách mạng. Theo Người: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”(2). Người cho rằng, với những người phê bình giáo dục mấy cũng cứ “ỳ ra” thì tổ chức Đảng phải nghiêm khắc mời ra khỏi Đảng để tránh hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh”.
Trải qua 85 năm xây dựng trưởng thành, Đảng ta đã chứng tỏ thật là vĩ đại, là trí tuệ, là đạo đức, là văn minh. Đại đa số cán bộ, đảng viên vẫn giữ vững tư cách là những người tiên phong về phẩm chất chính trị, đạo đức. Nhưng bên cạnh đó, theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Trong một bộ phận không nhỏ ấy sẽ có những người thoái hóa, biến chất, hư hỏng đến mức không còn xứng đáng trong đội ngũ của Đảng. Vậy làm thế nào để nhận diện được những người mà theo Lênin gọi là kẻ gian giảo? Thực ra thì không khó để nhận diện. Bản chất của những người đó là thiếu trung thực, xảo trá, khôn vặt, thu vén lợi ích cá nhân, thiếu tài, thiếu đức nhưng giỏi dùng mánh lới, luồn lót hòng có được cương vị “vinh thân phì gia”, dùng mọi thủ đoạn kể cả hãm hại bạn bè, đồng nghiệp, những người trung thực để đạt được mục đích của mình. Trớ trêu thay, dù bị căm ghét nhưng họ vẫn còn đất sống do lắm mưu mô, thủ đoạn, khéo tạo vỏ bọc. Vì thế, về lý họ không vi phạm kỷ luật gì, thậm chí còn được cấp trên ưu ái, nâng đỡ. Mặt khác, một bộ phận đảng viên ta hiện nay vì ngại va chạm, sợ mất quyền lợi, vô cảm, chấp nhận sống chung với cái xấu.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất căm ghét thói quan liêu. Người phê phán làm cán bộ mà mũ cao áo dài, nhà cao cửa rộng thì làm sao hiểu thấu nỗi khổ của nhân dân. Thế nhưng, hiện tượng quan liêu của cán bộ, đảng viên ta hiện nay vẫn còn rất nhức nhối. Không ít cán bộ có chức quyền không lắng nghe hoặc thờ ơ trước những vấn đề búc xúc của dân, có đi cơ sở cũng chỉ nói được những gì mình nghĩ chứ không giải đáp được những gì dân mong. Có những cán bộ ở các cơ quan hành chính chỉ biết làm theo chức trách một cách máy móc, ít nghĩ đến nỗi khổ của dân phải chờ đợi, đi lại nhiều lần. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay có lối sống xa rời quần chúng, chỉ chăm lo sắm sửa biệt thự, chung cư cao cấp, xe sang, tiện nghi vật chất, học đòi thú chơi khác người như sắm sanh cây cảnh đắt tiền, đồ cổ, nhà sàn, đá quý để thể hiện đẳng cấp, chịu chơi.
Tình trạng thiếu trung thực và nhu nhược của cán bộ, đảng viên ta diễn ra cũng muôn hình, muôn vẻ. Đơn giản và thô thiển là khai man lý lịch, bằng cấp để hưởng lợi riêng. Khó nhận ra là họ “làm láo báo cáo hay”, nói một đường làm một nẻo. Bản thân không mẫu mực nhưng vẫn ngang nhiên đứng trên bục thuyết giảng gương đạo đức. Biết cấp trên có khuyết điểm nhưng vẫn buông lời ca ngợi, tư tưởng chưa thông vẫn giơ tay biểu quyết, trong lòng không yên nhưng luôn tự nhận có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng... Chung quy lại, tất cả những hiện tượng đó đều là do sự thiếu trung thực mà ra.
Dối trá đi cùng với nhu nhược, vì nhu nhược mà phải dối trá, vì sợ cấp trên, sợ sự thật, sợ mất chức quyền, tóm lại là vì quyền lợi cá nhân nên không dám đấu tranh, không dám vượt lên trên những thói thường tình. Những người trong hội nghị không dám nói, ra khỏi hội nghị mới kêu ca phàn nàn, nói toàn những lời tiêu cực, lúc đương chức, đương quyền không nói, về hưu mới nói những lời gan ruột cũng nên xếp vào hàng những người nhu nhược. Không ít đảng viên còn biểu hiện sự nhu nhược ở sự thiếu tự tin vào bản thân, phải tìm kiếm, cầu xin sự che chở của ma quỷ, thần linh. Trên thực tế, có những cán bộ, đảng viên vì dối trá mà thân bại danh liệt, đã bị khai trừ ra khỏi Đảng.
Sau mỗi kỳ đại hội, nhiều cán bộ, đảng viên được bổ nhiệm cương vị đứng đầu tổ chức đảng ở các địa phương, cơ quan, đơn vị. Trên cương vị mới, họ có rất nhiều việc phải làm để thể hiện tài năng và đức độ của mình. Có người đứng đầu quan niệm không nên tuyên ngôn ầm ĩ mà phải bằng những việc làm cụ thể, làm đến đâu nói đến đó, nói nhiều làm ít chỉ tổ làm cho dân thêm mất lòng tin. Thiết nghĩ, những người đứng đầu, việc làm mới là quan trọng, nhưng đôi khi ở cương vị của họ nói lại là làm. Bởi lời nói không đơn thuần chỉ là lời nói mà còn thể hiện nhận thức, thái độ và ý chí người đứng đầu. Chỉ những người trung thực, căm ghét thói hư, tật xấu, lo lắng cho vận mệnh của Đảng mới có thể thốt ra được những lời khảng khái như Lênin, Hồ Chí Minh. Biết rằng, để đưa được những đảng viên thoái hóa, biến chất ra khỏi Đảng không phải một sớm, một chiều nhưng người đứng đầu cũng phải tỏ thái độ không chấp nhận chung sống với chúng, chí ít là bằng lời nói. Những tuyên bố đanh thép ít ra cũng làm cho cái xấu phải co vòi lại, không nhởn nhơ, diễu võ dương oai, khoe mẽ trước những người đảng viên chân chính. Những cán bộ, đảng viên trung thực cũng nhờ lời nói của người đứng đầu mà “được lời như cởi tấm lòng”, phấn khởi, tin tưởng, mạnh dạn đấu tranh vạch mặt chỉ tên những kẻ tha hóa, biến chất, đó cũng là tiền đề để nâng cao hiệu quả tự phê bình và phê bình, góp phần nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng, đưa những người thoái hóa, biến chất ra khỏi Đảng.
Tất nhiên, nói rồi lại phải làm, bởi nếu nói không làm thì lời nói hay mấy sớm muộn cũng chẳng ai tin. Dẫu một nhiệm kỳ thời gian không nhiều, nhưng người đứng đầu cũng cố làm cho được một số việc để dân và cán bộ, đảng viên tin tưởng. Người dân và cán bộ, đảng viên chân chính chẳng dám đòi hỏi nhiều, chỉ mong người đứng đầu hãy bênh vực, bảo vệ những người trung thực, ca ngợi, biểu dương người những người tốt, dám đấu tranh vạch mặt kẻ xấu trong nội bộ tổ chức Đảng, đề bạt, bổ nhiệm người có đức, có tài vào cương vị xứng đáng.
Đúng là “trăm dâu đổ đầu lãnh đạo”, người đứng đầu vinh dự lớn mà trách nhiệm cũng rất nặng nề. Nếu người đứng đầu nói và làm được chừng ấy công việc thôi cũng là quá tốt, quá nhiều. Một người, rồi nhiều người đứng đầu làm được như thế thì cái tốt như được ươm mầm, tưới tắm ngày một lớn lên, đủ sức gạt bỏ hết những cái xấu, cái ác ra khỏi Đảng, làm cho Đảng ngày càng mạnh lên, mãi mãi xứng đáng là trí tuệ, là đạo đức, là văn minh như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn ./.
_______
(1) V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, M, 1978, t.44, tr.154.
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 1996, t.12, tr.557-558.
Trong những năm đầu mới giành được chính quyền, nước Nga Xôviết còn phải gồng mình chống thù trong giặc ngoài, là người đứng đầu đất nước và Đảng Bônsêvích Nga, trong bộn bề công việc, Lênin vẫn sớm nhận ra một bộ phận đảng viên có biểu hiện thoái hóa biến chất. Những hiện tượng đó khiến Lênin hết sức đau lòng. Người phẫn nộ: “Phải đuổi cổ ra khỏi Đảng những kẻ gian giảo, những đảng viên cộng sản đã quan liêu hóa, không trung thực, nhu nhược”(1). Những dòng chữ ngắn ngủi đó đã toát lên sự căm phẫn tột độ của Lênin trước những thói hư, tật xấu của một đảng cầm quyền, thái độ cương quyết đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác để giữ gìn uy tín của Đảng. Lời nói kiên quyết và những việc làm cụ thể sau đó của vị lãnh tụ cao nhất của Đảng giúp cho Đảng Bônsêvích Nga đứng vững trong khó khăn, lãnh đạo đất nước vượt qua những thời khắc cam go nhất. Lời dạy của Lênin tuy đã cách xa chúng ta rất lâu, Đảng của Lênin giờ cũng không còn nữa, nhưng với chúng ta, một đảng cầm quyền thì lời dạy đó của Người vẫn không bao giờ xưa cũ, trái lại còn mang tính thời sự nóng hổi.
Từ khi trở thành người đứng đầu của Đảng, cũng như Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận ra những biểu hiện suy thoái trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Người rất trăn trở và có nhiều bài viết, bài nói nhắc nhở đảng viên phải ra sức rèn luyện đạo đức cách mạng. Theo Người: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”(2). Người cho rằng, với những người phê bình giáo dục mấy cũng cứ “ỳ ra” thì tổ chức Đảng phải nghiêm khắc mời ra khỏi Đảng để tránh hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh”.
Trải qua 85 năm xây dựng trưởng thành, Đảng ta đã chứng tỏ thật là vĩ đại, là trí tuệ, là đạo đức, là văn minh. Đại đa số cán bộ, đảng viên vẫn giữ vững tư cách là những người tiên phong về phẩm chất chính trị, đạo đức. Nhưng bên cạnh đó, theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Trong một bộ phận không nhỏ ấy sẽ có những người thoái hóa, biến chất, hư hỏng đến mức không còn xứng đáng trong đội ngũ của Đảng. Vậy làm thế nào để nhận diện được những người mà theo Lênin gọi là kẻ gian giảo? Thực ra thì không khó để nhận diện. Bản chất của những người đó là thiếu trung thực, xảo trá, khôn vặt, thu vén lợi ích cá nhân, thiếu tài, thiếu đức nhưng giỏi dùng mánh lới, luồn lót hòng có được cương vị “vinh thân phì gia”, dùng mọi thủ đoạn kể cả hãm hại bạn bè, đồng nghiệp, những người trung thực để đạt được mục đích của mình. Trớ trêu thay, dù bị căm ghét nhưng họ vẫn còn đất sống do lắm mưu mô, thủ đoạn, khéo tạo vỏ bọc. Vì thế, về lý họ không vi phạm kỷ luật gì, thậm chí còn được cấp trên ưu ái, nâng đỡ. Mặt khác, một bộ phận đảng viên ta hiện nay vì ngại va chạm, sợ mất quyền lợi, vô cảm, chấp nhận sống chung với cái xấu.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất căm ghét thói quan liêu. Người phê phán làm cán bộ mà mũ cao áo dài, nhà cao cửa rộng thì làm sao hiểu thấu nỗi khổ của nhân dân. Thế nhưng, hiện tượng quan liêu của cán bộ, đảng viên ta hiện nay vẫn còn rất nhức nhối. Không ít cán bộ có chức quyền không lắng nghe hoặc thờ ơ trước những vấn đề búc xúc của dân, có đi cơ sở cũng chỉ nói được những gì mình nghĩ chứ không giải đáp được những gì dân mong. Có những cán bộ ở các cơ quan hành chính chỉ biết làm theo chức trách một cách máy móc, ít nghĩ đến nỗi khổ của dân phải chờ đợi, đi lại nhiều lần. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay có lối sống xa rời quần chúng, chỉ chăm lo sắm sửa biệt thự, chung cư cao cấp, xe sang, tiện nghi vật chất, học đòi thú chơi khác người như sắm sanh cây cảnh đắt tiền, đồ cổ, nhà sàn, đá quý để thể hiện đẳng cấp, chịu chơi.
Tình trạng thiếu trung thực và nhu nhược của cán bộ, đảng viên ta diễn ra cũng muôn hình, muôn vẻ. Đơn giản và thô thiển là khai man lý lịch, bằng cấp để hưởng lợi riêng. Khó nhận ra là họ “làm láo báo cáo hay”, nói một đường làm một nẻo. Bản thân không mẫu mực nhưng vẫn ngang nhiên đứng trên bục thuyết giảng gương đạo đức. Biết cấp trên có khuyết điểm nhưng vẫn buông lời ca ngợi, tư tưởng chưa thông vẫn giơ tay biểu quyết, trong lòng không yên nhưng luôn tự nhận có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng... Chung quy lại, tất cả những hiện tượng đó đều là do sự thiếu trung thực mà ra.
Dối trá đi cùng với nhu nhược, vì nhu nhược mà phải dối trá, vì sợ cấp trên, sợ sự thật, sợ mất chức quyền, tóm lại là vì quyền lợi cá nhân nên không dám đấu tranh, không dám vượt lên trên những thói thường tình. Những người trong hội nghị không dám nói, ra khỏi hội nghị mới kêu ca phàn nàn, nói toàn những lời tiêu cực, lúc đương chức, đương quyền không nói, về hưu mới nói những lời gan ruột cũng nên xếp vào hàng những người nhu nhược. Không ít đảng viên còn biểu hiện sự nhu nhược ở sự thiếu tự tin vào bản thân, phải tìm kiếm, cầu xin sự che chở của ma quỷ, thần linh. Trên thực tế, có những cán bộ, đảng viên vì dối trá mà thân bại danh liệt, đã bị khai trừ ra khỏi Đảng.
Sau mỗi kỳ đại hội, nhiều cán bộ, đảng viên được bổ nhiệm cương vị đứng đầu tổ chức đảng ở các địa phương, cơ quan, đơn vị. Trên cương vị mới, họ có rất nhiều việc phải làm để thể hiện tài năng và đức độ của mình. Có người đứng đầu quan niệm không nên tuyên ngôn ầm ĩ mà phải bằng những việc làm cụ thể, làm đến đâu nói đến đó, nói nhiều làm ít chỉ tổ làm cho dân thêm mất lòng tin. Thiết nghĩ, những người đứng đầu, việc làm mới là quan trọng, nhưng đôi khi ở cương vị của họ nói lại là làm. Bởi lời nói không đơn thuần chỉ là lời nói mà còn thể hiện nhận thức, thái độ và ý chí người đứng đầu. Chỉ những người trung thực, căm ghét thói hư, tật xấu, lo lắng cho vận mệnh của Đảng mới có thể thốt ra được những lời khảng khái như Lênin, Hồ Chí Minh. Biết rằng, để đưa được những đảng viên thoái hóa, biến chất ra khỏi Đảng không phải một sớm, một chiều nhưng người đứng đầu cũng phải tỏ thái độ không chấp nhận chung sống với chúng, chí ít là bằng lời nói. Những tuyên bố đanh thép ít ra cũng làm cho cái xấu phải co vòi lại, không nhởn nhơ, diễu võ dương oai, khoe mẽ trước những người đảng viên chân chính. Những cán bộ, đảng viên trung thực cũng nhờ lời nói của người đứng đầu mà “được lời như cởi tấm lòng”, phấn khởi, tin tưởng, mạnh dạn đấu tranh vạch mặt chỉ tên những kẻ tha hóa, biến chất, đó cũng là tiền đề để nâng cao hiệu quả tự phê bình và phê bình, góp phần nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng, đưa những người thoái hóa, biến chất ra khỏi Đảng.
Tất nhiên, nói rồi lại phải làm, bởi nếu nói không làm thì lời nói hay mấy sớm muộn cũng chẳng ai tin. Dẫu một nhiệm kỳ thời gian không nhiều, nhưng người đứng đầu cũng cố làm cho được một số việc để dân và cán bộ, đảng viên tin tưởng. Người dân và cán bộ, đảng viên chân chính chẳng dám đòi hỏi nhiều, chỉ mong người đứng đầu hãy bênh vực, bảo vệ những người trung thực, ca ngợi, biểu dương người những người tốt, dám đấu tranh vạch mặt kẻ xấu trong nội bộ tổ chức Đảng, đề bạt, bổ nhiệm người có đức, có tài vào cương vị xứng đáng.
Đúng là “trăm dâu đổ đầu lãnh đạo”, người đứng đầu vinh dự lớn mà trách nhiệm cũng rất nặng nề. Nếu người đứng đầu nói và làm được chừng ấy công việc thôi cũng là quá tốt, quá nhiều. Một người, rồi nhiều người đứng đầu làm được như thế thì cái tốt như được ươm mầm, tưới tắm ngày một lớn lên, đủ sức gạt bỏ hết những cái xấu, cái ác ra khỏi Đảng, làm cho Đảng ngày càng mạnh lên, mãi mãi xứng đáng là trí tuệ, là đạo đức, là văn minh như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn ./.
TS. Lương Ngọc Vĩnh,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nguồn: BTGTW
_______
(1) V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, M, 1978, t.44, tr.154.
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 1996, t.12, tr.557-558.