Công tác kiểm tra
“Khéo kiểm soát” theo chỉ dạy của Bác Hồ
- Được đăng: Thứ ba, 15 Tháng 1 2019 08:12
- Lượt xem: 1942
(TGAG)- Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Bác đặt vấn đề: “Lãnh đạo đúng nghĩa là thế nào ?”. Người nói dứt khoát: “Cố nhiên, không phải cứ ngồi trong phòng giấy mà viết kế hoạch, ra mệnh lệnh”. Cụ thể là: “1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng…2. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng… 3. Phải tổ chức sự kiểm soát…”. Bởi vì: “Muốn biết các nghị quyết có được thi hành không, thi hành có đúng không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát. Kiểm soát khéo bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt đi”.
“Tổ chức sự kiểm soát” ngày nay được Đảng ta vận dụng và thực hiện trong nhiệm vụ Kiểm tra và giám sát. Trong đó, giám sát là việc làm thường xuyên, liên tục để các cấp ủy chủ động nắm chắc tình hình tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý nhằm phòng ngừa, ngăn chặn xảy ra vi phạm từ lúc mới manh nha. Giám sát giúp đối tượng được giám sát thực hiện đúng quy định, quy chế, đúng chức trách, nhiệm vụ được giao; phát hiện, góp ý, phản ánh, đề xuất; giám sát để uốn nắn, lưu ý, nhắc nhở, phòng ngừa, ngăn chặn khuyết điểm, vi phạm là chính. Qua giám sát, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì mới tiến hành kiểm tra, xem xét, xử lý.
Bác Hồ tổng kết: “muốn kiểm soát có kết quả tốt, phải có hai điều: Một là việc kiểm soát phải có hệ thống, phải thường làm. Hai là người đi kiểm soát phải là những người rất có uy tín”. “Cố nhiên, không phải cứ ngồi trong phòng giấy mà chờ người ta báo cáo, mà phải đi tận nơi, xem tận chỗ”. “Kiểm soát có hai cách: Một cách là từ trên xuống. Tức là người lãnh đạo kiểm soát kết quả những công việc của cán bộ mình. Một cách nữa là từ dưới lên. Tức là quần chúng và cán bộ kiểm soát sự sai lầm của người lãnh đạo và bày tỏ cái cách sửa chữa sự sai lầm đó. Cách này là cách tốt nhất để kiểm soát các nhân viên”.
Mục đích của kiểm soát là nhằm: Biết rõ cán bộ và nhân viên tốt hay xấu; biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của các cơ quan; biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của các mệnh lệnh và nghị quyết.
Trên tinh thần đó Đảng ta khẳng định phải “Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng”. Riêng để thực hiện yêu cầu “ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ” công tác kiểm tra, giám sát tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như sau:
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng. Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân ban hành văn bản không đúng, không phù hợp hoặc thực hiện không nghiêm túc các nội dung nghị quyết, kết luận của Đảng. Công khai kết quả kiểm tra, giám sát để góp phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá". Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra và các cơ quan tư pháp để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ sai phạm theo quy định của pháp luật. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; cán bộ, đảng viên vi phạm phải có hình thức xử lý kịp thời, chính xác, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng. Thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định; xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải trình và giám sát việc tăng giảm tài sản của cán bộ, đảng viên. Cơ quan đề xuất đề bạt, bổ nhiệm cán bộ phải tiến hành thẩm định, xác minh, đánh giá tính trung thực của việc kê khai tài sản, thu nhập và công khai theo quy định.
Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nói trên cần tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng về công tác kiểm tra, giám sát, để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng./.
“Tổ chức sự kiểm soát” ngày nay được Đảng ta vận dụng và thực hiện trong nhiệm vụ Kiểm tra và giám sát. Trong đó, giám sát là việc làm thường xuyên, liên tục để các cấp ủy chủ động nắm chắc tình hình tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý nhằm phòng ngừa, ngăn chặn xảy ra vi phạm từ lúc mới manh nha. Giám sát giúp đối tượng được giám sát thực hiện đúng quy định, quy chế, đúng chức trách, nhiệm vụ được giao; phát hiện, góp ý, phản ánh, đề xuất; giám sát để uốn nắn, lưu ý, nhắc nhở, phòng ngừa, ngăn chặn khuyết điểm, vi phạm là chính. Qua giám sát, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì mới tiến hành kiểm tra, xem xét, xử lý.
Bác Hồ tổng kết: “muốn kiểm soát có kết quả tốt, phải có hai điều: Một là việc kiểm soát phải có hệ thống, phải thường làm. Hai là người đi kiểm soát phải là những người rất có uy tín”. “Cố nhiên, không phải cứ ngồi trong phòng giấy mà chờ người ta báo cáo, mà phải đi tận nơi, xem tận chỗ”. “Kiểm soát có hai cách: Một cách là từ trên xuống. Tức là người lãnh đạo kiểm soát kết quả những công việc của cán bộ mình. Một cách nữa là từ dưới lên. Tức là quần chúng và cán bộ kiểm soát sự sai lầm của người lãnh đạo và bày tỏ cái cách sửa chữa sự sai lầm đó. Cách này là cách tốt nhất để kiểm soát các nhân viên”.
Mục đích của kiểm soát là nhằm: Biết rõ cán bộ và nhân viên tốt hay xấu; biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của các cơ quan; biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của các mệnh lệnh và nghị quyết.
Trên tinh thần đó Đảng ta khẳng định phải “Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng”. Riêng để thực hiện yêu cầu “ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ” công tác kiểm tra, giám sát tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như sau:
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng. Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân ban hành văn bản không đúng, không phù hợp hoặc thực hiện không nghiêm túc các nội dung nghị quyết, kết luận của Đảng. Công khai kết quả kiểm tra, giám sát để góp phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá". Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra và các cơ quan tư pháp để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ sai phạm theo quy định của pháp luật. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; cán bộ, đảng viên vi phạm phải có hình thức xử lý kịp thời, chính xác, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng. Thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định; xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải trình và giám sát việc tăng giảm tài sản của cán bộ, đảng viên. Cơ quan đề xuất đề bạt, bổ nhiệm cán bộ phải tiến hành thẩm định, xác minh, đánh giá tính trung thực của việc kê khai tài sản, thu nhập và công khai theo quy định.
Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nói trên cần tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng về công tác kiểm tra, giám sát, để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng./.
Phan Thanh