Công tác dân vận - mặt trận - đoàn thể
Cần quan tâm tuyên truyền các chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước về “tín ngưỡng, tôn giáo”
- Được đăng: Thứ năm, 21 Tháng 6 2018 09:33
- Lượt xem: 2176
(TGAG)- Ở nước ta, các tôn giáo có nguồn gốc ra đời cụ thể khác nhau, hoặc là do du nhập từ nước ngoài hoặc là được hình thành bởi sự pha trộn của một vài tôn giáo nào đó ở trong nước. Đối với các tôn giáo ngoại nhập khi đến nước ta có điểm chung là: ít nhiều đều có những cải biến nhất định cho phù hợp với đặc điểm, nhu cầu tâm lý, tinh thần của người dân Việt Nam.
Trong các tôn giáo hiện có ở nước ta, một số tôn giáo đã tác động tích cực đến đời sống văn hóa, tinh thần của một bộ phận đồng bào, góp phần nâng cao ý thức cộng đồng, đoàn kết dân tộc. Nhưng cũng còn có những tôn giáo bị các thế lực phản động trong và ngoài nước lợi dụng vì những mưu đồ chính trị phản động, phi tôn giáo.
Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tôn trọng và thừa nhận quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, coi đồng bào có đạo là một bộ phận không tách rời của khối đoàn kết toàn dân tộc.
Trong thời kỳ đổi mới đất nước, để phát huy sức mạnh toàn dân, phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Đảng ta đã yêu cầu các cấp chính quyền, đoàn thể động viên đồng bào các tôn giáo nhiệt tình tham gia sự nghiệp đổi mới, làm tốt việc đạo cũng như nghĩa vụ công dân, thực hiện đầy đủ các chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo.
Đảng ta luôn khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương giáo và giữa các tôn giáo. Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống những hành động vi phạm tự do tín ngưỡng; đồng thời nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập và đoàn kết dân tộc, chống phá chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân”.
Đảng ta nhận thức một cách đúng đắn và rõ ràng rằng: Tôn giáo được xem như một “thực tại xã hội”, là nhu cầu tinh thần của quần chúng. Nhu cầu chính đáng đó được Đảng quan tâm chăm lo, bảo vệ. Song, đối với những hành vi lợi dụng tôn giáo làm phương hại đến lợi ích của đất nước và nhân dân thì phải kiên quyết đấu tranh, loại bỏ.
Thực tế cho thấy, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phức tạp, nhạy cảm và việc giải quyết phải hết sức thận trọng. Hơn nữa, các thế lực phản động luôn lợi dụng hoạt động tôn giáo để chống lại Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, việc thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo vừa nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của nhân dân, vừa nhằm đấu tranh chống lại những biểu hiện lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch.
Qua các văn bản, pháp luật về tôn giáo của Nhà nước, chúng ta có thể khái quát về hệ thống chính sách tôn giáo hiện nay có những nội dung cơ bản sau: (1) Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. (2) Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và bình đẳng trước pháp luật. (3) Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. (4) Thực chất công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. (5) Tăng cường đầu tư và thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các tôn giáo. (6) Thường xuyên cảnh giác, kịp thời đấu tranh ngăn chặn những âm mưu và hành vi lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân. (7) Mở rộng các hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực tôn giáo theo chế độ và chính sách chung về quan hệ quốc tế của Nhà nước.
Những nội dung trên cho thấy, hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về tôn giáo ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Điều đó thể hiện sự quyết tâm của Nhà nước trong việc từng bước thể chế hóa, cụ thể hóa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt tôn giáo của nhân dân. Đồng thời, đó cũng là sự tiếp tục khẳng định tính nhất quán trong chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo trong thời kỳ đổi mới.
Từ những chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, công tác tôn giáo ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả như sau: (1) Trên phạm vi cả nước, các hoạt động tôn giáo diễn ra khá sôi nổi, các tôn giáo tăng cường thu hút tín đồ thông qua các cuộc lễ hội với quy mô lớn; (2) Hiện cả nước có nhiều tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, một số tôn giáo khác đang được xem xét theo tinh thần của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; (3) Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chức sắc tôn giáo hoạt động bình thường và tăng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Hiện có hàng trăm người của các tôn giáo đang theo học thạc sĩ, tiến sĩ ở các nước trên thế giới. Các cơ sở thờ tự (nhà thờ, đình chùa, miếu mạo, thánh thất...) được tu sửa, tôn tạo và xây cất lại khang trang, đẹp đẽ; (4) Các tài liệu, ấn phẩm, kinh sách liên quan đến tôn giáo được xuất bản, phát hành và phổ biến rộng rãi. Hoạt động đối ngoại của các tôn giáo được các cấp chính quyền quan tâm. Cá nhân và các tổ chức hoạt động tôn giáo quốc tế được tạo điều kiện vào nước ta thăm và tìm hiểu về tình hình hoạt động tôn giáo. Các cá nhân hoạt động tôn giáo trong nước được giúp đỡ và tạo điều kiện để tham gia các hội thảo tôn giáo quốc tế. Nhiều hành vi lợi dụng tôn giáo làm phương hại đến lợi ích chung của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân được ngăn chặn kịp thời.
Tóm lại, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo là rất đúng đắn và rõ ràng, mỗi cán bộ, đảng viên cần quan tâm, tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền để đồng bào có đạo, cũng như các tầng lớp nhân dân hiểu rõ và thực hiện đúng, góp phần thực hiện thành công mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
LÂM VĂN GIÀU
Trong các tôn giáo hiện có ở nước ta, một số tôn giáo đã tác động tích cực đến đời sống văn hóa, tinh thần của một bộ phận đồng bào, góp phần nâng cao ý thức cộng đồng, đoàn kết dân tộc. Nhưng cũng còn có những tôn giáo bị các thế lực phản động trong và ngoài nước lợi dụng vì những mưu đồ chính trị phản động, phi tôn giáo.
Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tôn trọng và thừa nhận quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, coi đồng bào có đạo là một bộ phận không tách rời của khối đoàn kết toàn dân tộc.
Trong thời kỳ đổi mới đất nước, để phát huy sức mạnh toàn dân, phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Đảng ta đã yêu cầu các cấp chính quyền, đoàn thể động viên đồng bào các tôn giáo nhiệt tình tham gia sự nghiệp đổi mới, làm tốt việc đạo cũng như nghĩa vụ công dân, thực hiện đầy đủ các chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo.
Đảng ta luôn khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương giáo và giữa các tôn giáo. Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống những hành động vi phạm tự do tín ngưỡng; đồng thời nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập và đoàn kết dân tộc, chống phá chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân”.
Đảng ta nhận thức một cách đúng đắn và rõ ràng rằng: Tôn giáo được xem như một “thực tại xã hội”, là nhu cầu tinh thần của quần chúng. Nhu cầu chính đáng đó được Đảng quan tâm chăm lo, bảo vệ. Song, đối với những hành vi lợi dụng tôn giáo làm phương hại đến lợi ích của đất nước và nhân dân thì phải kiên quyết đấu tranh, loại bỏ.
Thực tế cho thấy, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phức tạp, nhạy cảm và việc giải quyết phải hết sức thận trọng. Hơn nữa, các thế lực phản động luôn lợi dụng hoạt động tôn giáo để chống lại Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, việc thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo vừa nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của nhân dân, vừa nhằm đấu tranh chống lại những biểu hiện lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch.
Qua các văn bản, pháp luật về tôn giáo của Nhà nước, chúng ta có thể khái quát về hệ thống chính sách tôn giáo hiện nay có những nội dung cơ bản sau: (1) Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. (2) Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và bình đẳng trước pháp luật. (3) Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. (4) Thực chất công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. (5) Tăng cường đầu tư và thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các tôn giáo. (6) Thường xuyên cảnh giác, kịp thời đấu tranh ngăn chặn những âm mưu và hành vi lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân. (7) Mở rộng các hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực tôn giáo theo chế độ và chính sách chung về quan hệ quốc tế của Nhà nước.
Những nội dung trên cho thấy, hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về tôn giáo ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Điều đó thể hiện sự quyết tâm của Nhà nước trong việc từng bước thể chế hóa, cụ thể hóa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt tôn giáo của nhân dân. Đồng thời, đó cũng là sự tiếp tục khẳng định tính nhất quán trong chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo trong thời kỳ đổi mới.
Từ những chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, công tác tôn giáo ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả như sau: (1) Trên phạm vi cả nước, các hoạt động tôn giáo diễn ra khá sôi nổi, các tôn giáo tăng cường thu hút tín đồ thông qua các cuộc lễ hội với quy mô lớn; (2) Hiện cả nước có nhiều tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, một số tôn giáo khác đang được xem xét theo tinh thần của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; (3) Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chức sắc tôn giáo hoạt động bình thường và tăng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Hiện có hàng trăm người của các tôn giáo đang theo học thạc sĩ, tiến sĩ ở các nước trên thế giới. Các cơ sở thờ tự (nhà thờ, đình chùa, miếu mạo, thánh thất...) được tu sửa, tôn tạo và xây cất lại khang trang, đẹp đẽ; (4) Các tài liệu, ấn phẩm, kinh sách liên quan đến tôn giáo được xuất bản, phát hành và phổ biến rộng rãi. Hoạt động đối ngoại của các tôn giáo được các cấp chính quyền quan tâm. Cá nhân và các tổ chức hoạt động tôn giáo quốc tế được tạo điều kiện vào nước ta thăm và tìm hiểu về tình hình hoạt động tôn giáo. Các cá nhân hoạt động tôn giáo trong nước được giúp đỡ và tạo điều kiện để tham gia các hội thảo tôn giáo quốc tế. Nhiều hành vi lợi dụng tôn giáo làm phương hại đến lợi ích chung của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân được ngăn chặn kịp thời.
Tóm lại, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo là rất đúng đắn và rõ ràng, mỗi cán bộ, đảng viên cần quan tâm, tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền để đồng bào có đạo, cũng như các tầng lớp nhân dân hiểu rõ và thực hiện đúng, góp phần thực hiện thành công mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
LÂM VĂN GIÀU