Xây dựng Đảng
Đảng mạnh, dân giàu, địa phương phát triển
- Được đăng: Thứ bảy, 31 Tháng 12 2016 21:35
- Lượt xem: 2924
(TGAG)- Đảng mạnh, Dân giàu, Tỉnh phát triển khá trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long là mong muốn của tất cả cán bộ, đảng viên và nhân dân An Giang gửi tới Đảng bộ tỉnh trong năm 2017 - năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp gắn với Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, nhằm tạo chuyển biến mạnh cả về chất và lượng trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của dân, do dân và vì dân.
Có thể khẳng định, mục tiêu xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh (TSVM) chính là nhằm hướng tới đích cao nhất: lo cho dân giàu, nước mạnh. Trong đó, dân giàu chính là một trong những nhân tố quan trọng quyết định Đảng mạnh.
Còn nước mạnh là tất cả các địa phương trong cả nước đều phải hướng tới mục tiêu phát triển khá và mạnh. An Giang cũng vậy. Muốn đạt mục tiêu "nằm trong nhóm khá của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long", trước hết phải phấn đấu khá về kinh tế, ổn định về quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.
Về kinh tế, làm thế nào tự lo các cân đối lớn cho địa phương, có nguồn dự trữ khá, có khả năng đối phó với thiên tai, địch họa. Thậm chí, không những lo cho đời sống của nhân dân các dân tộc tỉnh nhà mà còn phải sẵn sàng giúp đỡ các tỉnh bạn khi cần. Về an ninh - quốc phòng, phải bảo đảm đủ tiềm lực, đủ sức ứng phó và đấu tranh chống lại mọi loại tội phạm, chống lại các âm mưu diễn biến hòa bình để bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Về hệ thống chính trị cơ sở, phải làm sao bảo đảm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng để chống lại sự suy thoái, xuống cấp về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, chống lại tư tưởng "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ Đảng để xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
Thực tế cách mạng đã chứng minh, xây dựng Đảng TSVM không chỉ là nhiệm vụ của mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi tổ chức đảng, mà phải là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Trong đó, sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên có tác dụng nêu gương đặc biệt quan trọng. Tất cả mọi hành động, từ suy nghĩ, lời nói tới cử chỉ, việc làm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng đều có ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ và định hướng việc "làm theo" của quần chúng nhân dân.
Đảng ở trong dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ. Vì vậy, những khuyết điểm, sai lầm của tổ chức đảng và đảng viên nếu không sớm nhận ra, không sớm sửa chữa bằng phương pháp đấu tranh tự phê bình và phê bình sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, làm xói mòn lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Thực tiễn cho thấy, sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 03 về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) trong toàn Đảng bộ tỉnh đã đem lại hiệu quả quan trọng trong công tác xây dựng Đảng nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên nói riêng. Kết quả của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ trong toàn Đảng bộ đã làm cho cái đẹp, cái tốt ngày càng được lan tỏa sâu rộng, tạo nền móng vững chắc để xây dựng nền tảng đạo đức cho toàn xã hội.
Qua 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, cùng với cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân An Giang đã có những đổi thay rõ rệt cả về chất và lượng. Đặc biệt là năm 2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã chủ động chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh, bám sát vào những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh để cụ thể hóa và ban hành các nghị quyết, đề án chuyên đề về xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Năm 2017, An Giang sẽ tập vào các lĩnh vực đột phá như: nông nghiệp, du lịch và nguồn nhân lực.
Tập trung coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, không ngừng đổi mới, đưa ra nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích người dân làm giàu một cách chính đáng. Đồng thời, bảo vệ thành quả của nhân dân bằng cách khuyến khích, hỗ trợ các địa phương đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp. Năm 2016 cũng là năm mà tỉnh ta đạt nhiều thắng lợi quan trọng trên lĩnh vực phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Trong năm, có 8 xã hoàn thành tiêu chí nông thôn mới, nâng tổng số xã hoàn thành mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của tỉnh đến hết năm 2016 lên 21 xã.
Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã, đang và sẽ không ngừng nêu cao truyền thống đoàn kết, phẩm chất, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ tỉnh. Phấn đấu đạt mục tiêu, vừa thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của "người lãnh đạo" vừa làm tròn bổn phận "người đầy tớ thật trung thành của nhân dân".
Thực tế công tác xây dựng Đảng ở An Giang đã cho thấy, nơi nào, địa phương nào cán bộ, đảng viên biết phát huy tính tiên phong, gương mẫu, làm tròn trách nhiệm, bổn phận với nhân dân thì nơi đó, địa phương đó, tổ chức đảng và người đứng đầu nơi đó mới TSVM, mới được nhân dân tin yêu, giúp đỡ, sẵn sàng đi theo, sẵn sàng chung lưng, đấu cật, phát huy sức mạnh đại đoàn kết của mình giúp Đảng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác./.
T.P.H
Nghị quyết Đại hội lần thứ X Đảng bộ tỉnh đã xác định: “Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ, đoàn kết, đổi mới; khai thác tốt lợi thế và tiềm năng, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để phát triển nhanh và bền vững”. |
Có thể khẳng định, mục tiêu xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh (TSVM) chính là nhằm hướng tới đích cao nhất: lo cho dân giàu, nước mạnh. Trong đó, dân giàu chính là một trong những nhân tố quan trọng quyết định Đảng mạnh.
Còn nước mạnh là tất cả các địa phương trong cả nước đều phải hướng tới mục tiêu phát triển khá và mạnh. An Giang cũng vậy. Muốn đạt mục tiêu "nằm trong nhóm khá của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long", trước hết phải phấn đấu khá về kinh tế, ổn định về quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.
Về kinh tế, làm thế nào tự lo các cân đối lớn cho địa phương, có nguồn dự trữ khá, có khả năng đối phó với thiên tai, địch họa. Thậm chí, không những lo cho đời sống của nhân dân các dân tộc tỉnh nhà mà còn phải sẵn sàng giúp đỡ các tỉnh bạn khi cần. Về an ninh - quốc phòng, phải bảo đảm đủ tiềm lực, đủ sức ứng phó và đấu tranh chống lại mọi loại tội phạm, chống lại các âm mưu diễn biến hòa bình để bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Về hệ thống chính trị cơ sở, phải làm sao bảo đảm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng để chống lại sự suy thoái, xuống cấp về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, chống lại tư tưởng "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ Đảng để xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
Thực tế cách mạng đã chứng minh, xây dựng Đảng TSVM không chỉ là nhiệm vụ của mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi tổ chức đảng, mà phải là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Trong đó, sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên có tác dụng nêu gương đặc biệt quan trọng. Tất cả mọi hành động, từ suy nghĩ, lời nói tới cử chỉ, việc làm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng đều có ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ và định hướng việc "làm theo" của quần chúng nhân dân.
Đảng ở trong dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ. Vì vậy, những khuyết điểm, sai lầm của tổ chức đảng và đảng viên nếu không sớm nhận ra, không sớm sửa chữa bằng phương pháp đấu tranh tự phê bình và phê bình sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, làm xói mòn lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Thực tiễn cho thấy, sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 03 về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) trong toàn Đảng bộ tỉnh đã đem lại hiệu quả quan trọng trong công tác xây dựng Đảng nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên nói riêng. Kết quả của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ trong toàn Đảng bộ đã làm cho cái đẹp, cái tốt ngày càng được lan tỏa sâu rộng, tạo nền móng vững chắc để xây dựng nền tảng đạo đức cho toàn xã hội.
Qua 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, cùng với cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân An Giang đã có những đổi thay rõ rệt cả về chất và lượng. Đặc biệt là năm 2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã chủ động chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh, bám sát vào những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh để cụ thể hóa và ban hành các nghị quyết, đề án chuyên đề về xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Năm 2017, An Giang sẽ tập vào các lĩnh vực đột phá như: nông nghiệp, du lịch và nguồn nhân lực.
Tập trung coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, không ngừng đổi mới, đưa ra nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích người dân làm giàu một cách chính đáng. Đồng thời, bảo vệ thành quả của nhân dân bằng cách khuyến khích, hỗ trợ các địa phương đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp. Năm 2016 cũng là năm mà tỉnh ta đạt nhiều thắng lợi quan trọng trên lĩnh vực phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Trong năm, có 8 xã hoàn thành tiêu chí nông thôn mới, nâng tổng số xã hoàn thành mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của tỉnh đến hết năm 2016 lên 21 xã.
Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã, đang và sẽ không ngừng nêu cao truyền thống đoàn kết, phẩm chất, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ tỉnh. Phấn đấu đạt mục tiêu, vừa thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của "người lãnh đạo" vừa làm tròn bổn phận "người đầy tớ thật trung thành của nhân dân".
Thực tế công tác xây dựng Đảng ở An Giang đã cho thấy, nơi nào, địa phương nào cán bộ, đảng viên biết phát huy tính tiên phong, gương mẫu, làm tròn trách nhiệm, bổn phận với nhân dân thì nơi đó, địa phương đó, tổ chức đảng và người đứng đầu nơi đó mới TSVM, mới được nhân dân tin yêu, giúp đỡ, sẵn sàng đi theo, sẵn sàng chung lưng, đấu cật, phát huy sức mạnh đại đoàn kết của mình giúp Đảng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác./.
T.P.H