Văn hóa - Văn nghệ - Thể thao - Du lịch
Châu Đốc tổ chức Lễ kỷ niệm 323 năm Ngày mất Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1700-2023)
- Được đăng: Thứ sáu, 30 Tháng 6 2023 09:46
- Lượt xem: 447
(TUAG)- Ngày 29/6, UBND TP Châu Đốc tổ chức Lễ kỷ niệm 323 năm Ngày mất Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1700-2023) tại Di tích cấp quốc gia đình Châu Phú (TP. Châu Đốc). Đến dự có Giám đốc Bảo tàng tỉnh An Giang; đồng chí Nguyễn Khắc Nguyên - Phó Giám đốc Ban quản lý Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo; đồng chí Cao Xuân Bá - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Châu Đốc; đồng chí Trần Quốc Tuấn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội.
Tại buổi Lễ kỷ niệm, các đại biểu đã cùng nhau xem lại phim tư liệu về Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1700-2023). Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh là một vị tướng quốc, một bậc công thần đời chúa Nguyễn Phúc Chu, quê gốc ở Gia Viễn, tỉnh Ninh Binh, Ông sinh năm 1650 tại làng Phúc Tín, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình (nay thuộc xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), là con thứ ba của Tiết chế Chiêu Võ hầu Nguyễn Hữu Dật. Nguyễn Hữu Cảnh đã từng theo cha tham gia nhiều trận mạc, lập nhiều chiến công, được nhiều người kính trọng, nể phục, được Chúa Nguyễn trọng dụng, phong tước Lễ Thành hầu và giao giữ chức Cai cơ thờ cúng quanh năm. Và đình Châu Phú chính là nơi thờ cúng Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Trần Quốc Tuấn cho biết: Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh là vị tướng có công lớn trong việc mở mang bờ cõi, khai hoang lập ấp, trị an ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Châu Đốc - An Giang nói riêng, đã trải qua vài thế kỷ nhưng tên tuổi và sự nghiệp của ông còn mãi khắc ghi với người dân nơi đây. Nhân Kỷ niệm 323 năm ngày mất Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh là dịp để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Châu Đốc cùng nhau ôn lại những công lao, cống hiến to lớn của ông đối với địa phương cũng như đất nước. Đồng thời, giáo dục truyền thống cao đẹp đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, giữ gìn bản sắc văn hóa lịch sử dân tộc, tôn vinh công đức người xưa để thế hệ trẻ học tập noi theo, cùng góp sức xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp. Đồng thời thể hiện sự tôn kính với các bậc tiền nhân có công khai mở, trấn an vùng đất Châu Đốc, cầu mong để mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, làm ăn hưng thịnh, muôn dân được an lành, ấm no, hạnh phúc.
Cũng tại buổi lễ, các đại biểu đã thực hiện nghi thức dâng hương để cầu mong “Quốc thái dân an – Phong hòa vũ thuận”. Qua đó, thể hiện lòng tri ân, sự biết ơn các bậc tiền nhân, những người có công khai khẩn vùng đất Châu Đốc ngày nay./.
Tại buổi Lễ kỷ niệm, các đại biểu đã cùng nhau xem lại phim tư liệu về Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1700-2023). Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh là một vị tướng quốc, một bậc công thần đời chúa Nguyễn Phúc Chu, quê gốc ở Gia Viễn, tỉnh Ninh Binh, Ông sinh năm 1650 tại làng Phúc Tín, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình (nay thuộc xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), là con thứ ba của Tiết chế Chiêu Võ hầu Nguyễn Hữu Dật. Nguyễn Hữu Cảnh đã từng theo cha tham gia nhiều trận mạc, lập nhiều chiến công, được nhiều người kính trọng, nể phục, được Chúa Nguyễn trọng dụng, phong tước Lễ Thành hầu và giao giữ chức Cai cơ thờ cúng quanh năm. Và đình Châu Phú chính là nơi thờ cúng Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Trần Quốc Tuấn cho biết: Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh là vị tướng có công lớn trong việc mở mang bờ cõi, khai hoang lập ấp, trị an ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Châu Đốc - An Giang nói riêng, đã trải qua vài thế kỷ nhưng tên tuổi và sự nghiệp của ông còn mãi khắc ghi với người dân nơi đây. Nhân Kỷ niệm 323 năm ngày mất Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh là dịp để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Châu Đốc cùng nhau ôn lại những công lao, cống hiến to lớn của ông đối với địa phương cũng như đất nước. Đồng thời, giáo dục truyền thống cao đẹp đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, giữ gìn bản sắc văn hóa lịch sử dân tộc, tôn vinh công đức người xưa để thế hệ trẻ học tập noi theo, cùng góp sức xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp. Đồng thời thể hiện sự tôn kính với các bậc tiền nhân có công khai mở, trấn an vùng đất Châu Đốc, cầu mong để mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, làm ăn hưng thịnh, muôn dân được an lành, ấm no, hạnh phúc.
Cũng tại buổi lễ, các đại biểu đã thực hiện nghi thức dâng hương để cầu mong “Quốc thái dân an – Phong hòa vũ thuận”. Qua đó, thể hiện lòng tri ân, sự biết ơn các bậc tiền nhân, những người có công khai khẩn vùng đất Châu Đốc ngày nay./.
Vân Anh