Truy cập hiện tại

Đang có 61 khách và không thành viên đang online

Văn hóa - Văn nghệ - Thể thao - Du lịch

Tịnh Biên phấn đấu xây dựng 60 sản phẩm đặc thù địa phương phục vụ du lịch

(TUAG)- Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị của các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP và các sản phẩm tiềm năng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống người dân. Trong thời gian qua, từ những lợi thế có được, huyện Tịnh Biên đã khai thác tiềm năng, thế mạnh để thực hiện Chương trình OCOP, qua đó góp phần tạo thêm động lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
 


Đánh giá hiện trạng phát triển các sản phẩm trên địa bàn, toàn huyện hiện có 62 loại mặt hàng với 178 sản phẩm tiềm năng thuộc 6 ngành phân theo Quyết định 1048/QĐ-TTg về Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Trong năm 2022, về phát triển sản phẩm đặc thù địa phương phục vụ du lịch, huyện Tịnh Biên đã rà soát và phát triển được 20 sản phẩm đặc thù (lũy kế có 42/40 sản phẩm đặc thù, đạt 105%); về sản phẩm đạt chứng nhận OCOP trong năm 2022 có 04 sản phẩm đạt OCOP 3 sao và 01 sản phẩm đạt OCOP 4 sao. So với cùng kỳ tăng 2 sản phẩm.
 

Một số sản phẩm OCOP huyện Tịnh Biên 

Theo đó, tổng luỹ kế hiện có 15 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, trong đó, có 06 sản phẩm đạt 4 sao như: Nước màu thốt nốt, đường thốt nốt, rượu vang thốt nốt 12%, mật nhụy hoa thốt nốt Thnot của Công ty TNHH MTV phát triển đặc sản vùng miền Trần Gia. Có 09 sản phẩm đạt 3 sao như: Trà sâm Bạch Hoa Thảo, cà na muối, nước khoáng SM…
 

Hội thảo chia sẻ các giải pháp, hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn trong phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện luôn được chú trọng

Với mục tiêu xây dựng 60 sản phẩm đặc thù địa phương phục vụ du lịch, phấn đấu đến cuối năm 2023, toàn huyện có 30 sản phẩm (lũy kế) đạt chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên. Trong thời gian tới, huyện Tịnh Biên tiếp tục xây dựng và triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển, hoàn thiện, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP, đặc biệt là ứng dụng các công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh đầu tư, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; xúc tiến thương mại các sản phẩm đã được chứng nhận OCOP, tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm và hỗ trợ chủ thể đưa sản phẩm vào hệ thống lưu thông, phân phối trên cả nước, đặc biệt thông qua các sàn thương mại điện tử; thường xuyên kiểm tra, duy trì chất lượng sản phẩm đảm bảo giữ vững các tiêu chí theo chứng nhận OCOP. Bên cạnh đó, phát triển và nâng cấp số lượng cũng như chất lượng sản phẩm để tiến tới đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng OCOP 5 sao cấp quốc gia; đa dạng các hoạt động truyền thông, tuyên truyền triển khai thực hiện thường xuyên về Chương trình OCOP bằng nhiều hình thức, lồng ghép với hoạt động truyền thông trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới./.

Nguyễn Hảo
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40954478