Chuyện đất, tình người núi Cấm
- Được đăng: Thứ ba, 02 Tháng 5 2017 21:12
- Lượt xem: 5126
(TGAG)- Trong quyển Thất Sơn mầu nhiệm (Nguyễn Văn Hầu, xuất bản năm 1955) có nêu: “Năm non là năm cái vồ cao trên núi Cấm. Đó là vồ Hồ Hong (716 mét) có điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế; vồ Thiên Tuế (514 mét) có dấu vết vua Gia Long; vồ Đầu (584 mét), vồ Bà (579 mét), vồ Ông Bướm (480 mét)”. Nhiều người cho rằng, đây là điểm hội tụ những tốt đẹp nhất, linh thiêng nhất, khí hậu mát mẻ nhất, phù hợp phát triển du lịch, nhất là du lịch tâm linh, nghĩ dưỡng…
Vì sự nghiệp trồng… người
Quê quán miệt Cai Lậy lên lập nghiệp trên núi Cấm, ông Nguyễn Văn Chánh (vồ Rau Tần) cho hay, người con lớn Nguyễn Văn Được tốt nghiệp Đại học Sư phạm, năm 2004 về dạy học tại thị trấn Tịnh Biên. “Kể từ năm học 1995-1996, nó là học trò thế hệ đầu tiên vùng núi Cấm này. Cùng lúc, bên vồ Thiên Tuế còn có Nguyễn Văn Ái, hiện đang dạy học tại thị trấn Tri Tôn” – ông Chánh phấn khởi. Con xuống núi dạy học cả tuần mới về một lần, vợ chồng canh tác 20 vườn đồi và buôn bán nước giải khát, phục vụ người hành hương và khách du lịch tham quan. “Đất không phụ lòng người, chỉ có điều phải biết khai thác, chắt chiu tự vươn lên chính mình. Lơ mơ là không được” - ông Chánh tâm đắc.
Cuối năm 1975, ông Đinh Văn Tươi (86 tuổi, quê từ Thốt Nốt) lên núi Cấm lập nghiệp tại vồ Thiên Tuế, trụ vững với 13 công vườn đồi và trồng nhiều loại cây ăn trái… tạm đủ an nhàn quãng đời còn lại. Hôm ghé thăm, ông vui mừng kể “chuyện đất và chuyện người” chốn non cao, rồi luôn miệng nhắc tới những… cô tú, cậu cử; mà ít ai hình dung ra nổi và tưởng chừng như thời… vật lộn với rắn, với cọp. “Con gái tôi là Đinh Thị Như Minh, lấy xong bằng dược sĩ cũng là cả vấn đề. Hồi đó, thi đậu Đại học Cần Thơ, tốn hổng biết bao nhiêu mà kể, chừng học xong thì xin việc làm ở dưới luôn” – ông chia sẻ. Cả đời lo cho con, một khi thành đạt, cha mẹ cũng rạng rỡ với núi non.
Đó là niềm vui lớn nhất, cư dân núi Cấm rất hãnh diện. Bởi lẽ, hàng chục em sinh ra và lớn lên chốn non cao, học xong đại học và đi làm việc khắp nơi. Hàng chục em khác đi trung cấp và cao đẳng, với đủ ngành nghề. Ông Phạm Việt Tân, Trưởng ban Nhân dân ấp Vồ Đầu bảo rằng, được như vậy là nhờ công lao của nhiều thầy, cô giáo dưới đồng bằng. Với tấm lòng “yêu nghề, mến trẻ” tha thiết, các thầy cô không ngại khó khăn, cực khổ sinh hoạt, quyết tâm “cõng chữ lên non” giúp các em mở mang kiến thức. Nhiều cư dân nói, các thầy, cô giáo cấp I và cấp II núi Cấm giống… người trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống và đồi núi trọc, rồi giữ vững “lá phổi” non cao mãi mãi xanh tươi.
Hãnh diện chốn non cao
Cư dân trên núi Cấm bảo, Trần Hoàng Anh (quê Mỹ Tho, hiện ở vồ Đầu) nổi tiếng “vừa dạy học, vừa làm vườn”, chính anh là một trong ba người đầu tiên “cõng chữ lên non”, khi ngôi trường tiểu học còn cột tre, vách lá. Sau mấy chục năm làm “nghề giáo, nghề nông”, anh nuôi đứa con trai lớn (khuyết tật) tốt nghiệp đại học và làm việc tại Bệnh viện ĐKTT An Giang khu vực Châu Đốc, còn đứa con gái út cũng tốt nghiệp đại học và làm việc tại An ninh Hàng không Tân Sơn Nhất. Niềm vui không dừng ở đó, anh còn thử nghiệm việc đưa cây quýt đường lên núi Cấm, với diện tích trên 2.000m2, năng suất đạt khoảng 2,5 tấn/năm. Tết năm nay, vườn quýt của anh cho trái vụ thứ 5, rất khả quan.
Từ quận 8 (TP.HCM) lên định cư vồ Pháo Binh, Đặng Văn Nhiều không nghĩ “bám trụ” lâu như vậy. “Hồi đó, sợ về vùng kinh tế mới, tôi tìm đường đi trước. Nào ngờ, khí hậu mát mẻ, trồng trọt cũng được. Vậy là ở luôn” – anh Nhiều thiệt tình. Canh tác 16 công vườn, anh cùng vợ (Huỳnh Thị Lệ Thủy, quê cù lao Ông Chưởng) dày công vun đắp… lấy ngắn nuôi dài. Dẫn tham quan vườn, chị Thủy nói: “Cực khổ cách mấy, vợ chồng cũng chịu được, mà nuôi 3 đứa nhỏ đi học, thiệt tình là ngán”. Rốt cuộc, con gái lớn tốt nghiệp Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm và làm việc tại Cần Thơ, đứa kế học năm thứ 2 Cao đẳng Tài nguyên môi trường Cần Thơ, còn thằng út đang học lớp 12 (Trường THPT Nguyễn Trung Trực, huyện Tri Tôn).
Cư dân núi Cấm đa phần từ nơi khác đến lập nghiệp, ai cũng luôn hãnh diện những gì có được hôm nay. Người ta đồn đãi, Hoàng Tấn (vồ Bồ Hong) rất hoạt bát, chẳng những có đứa con gái đang học năm thứ 3 Đại học Y khoa Cần Thơ, mà gia đình anh còn nổi tiếng với mô hình “Du lịch nông dân”. Anh Nguyễn Văn Cao (vồ Bồ Hong) cho rằng, vợ chồng Hoàng Tấn khéo tính toán dịch vụ và kinh doanh, như vậy mới có tiền dư nuôi con ăn học. Vả lại, khu vực vồ Bồ Hong là đỉnh cao nhất và là điểm linh thiêng nhất của núi Cấm này. Đứng trên đỉnh Bồ Hong, đảo mắt một vòng thấy mây lãng đãng, khí hậu mát mẻ nên mọi người đều thích. Đây là điểm chủ yếu người hành hương, du khách muốn khám phá.
Bài và ảnh: TRỌNG ÂN
Vì sự nghiệp trồng… người
Quê quán miệt Cai Lậy lên lập nghiệp trên núi Cấm, ông Nguyễn Văn Chánh (vồ Rau Tần) cho hay, người con lớn Nguyễn Văn Được tốt nghiệp Đại học Sư phạm, năm 2004 về dạy học tại thị trấn Tịnh Biên. “Kể từ năm học 1995-1996, nó là học trò thế hệ đầu tiên vùng núi Cấm này. Cùng lúc, bên vồ Thiên Tuế còn có Nguyễn Văn Ái, hiện đang dạy học tại thị trấn Tri Tôn” – ông Chánh phấn khởi. Con xuống núi dạy học cả tuần mới về một lần, vợ chồng canh tác 20 vườn đồi và buôn bán nước giải khát, phục vụ người hành hương và khách du lịch tham quan. “Đất không phụ lòng người, chỉ có điều phải biết khai thác, chắt chiu tự vươn lên chính mình. Lơ mơ là không được” - ông Chánh tâm đắc.
Ngôi trường trên núi Cấm - xã An Hảo, huyện Tịnh Biên.
Cuối năm 1975, ông Đinh Văn Tươi (86 tuổi, quê từ Thốt Nốt) lên núi Cấm lập nghiệp tại vồ Thiên Tuế, trụ vững với 13 công vườn đồi và trồng nhiều loại cây ăn trái… tạm đủ an nhàn quãng đời còn lại. Hôm ghé thăm, ông vui mừng kể “chuyện đất và chuyện người” chốn non cao, rồi luôn miệng nhắc tới những… cô tú, cậu cử; mà ít ai hình dung ra nổi và tưởng chừng như thời… vật lộn với rắn, với cọp. “Con gái tôi là Đinh Thị Như Minh, lấy xong bằng dược sĩ cũng là cả vấn đề. Hồi đó, thi đậu Đại học Cần Thơ, tốn hổng biết bao nhiêu mà kể, chừng học xong thì xin việc làm ở dưới luôn” – ông chia sẻ. Cả đời lo cho con, một khi thành đạt, cha mẹ cũng rạng rỡ với núi non.
Đó là niềm vui lớn nhất, cư dân núi Cấm rất hãnh diện. Bởi lẽ, hàng chục em sinh ra và lớn lên chốn non cao, học xong đại học và đi làm việc khắp nơi. Hàng chục em khác đi trung cấp và cao đẳng, với đủ ngành nghề. Ông Phạm Việt Tân, Trưởng ban Nhân dân ấp Vồ Đầu bảo rằng, được như vậy là nhờ công lao của nhiều thầy, cô giáo dưới đồng bằng. Với tấm lòng “yêu nghề, mến trẻ” tha thiết, các thầy cô không ngại khó khăn, cực khổ sinh hoạt, quyết tâm “cõng chữ lên non” giúp các em mở mang kiến thức. Nhiều cư dân nói, các thầy, cô giáo cấp I và cấp II núi Cấm giống… người trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống và đồi núi trọc, rồi giữ vững “lá phổi” non cao mãi mãi xanh tươi.
Hãnh diện chốn non cao
Cư dân trên núi Cấm bảo, Trần Hoàng Anh (quê Mỹ Tho, hiện ở vồ Đầu) nổi tiếng “vừa dạy học, vừa làm vườn”, chính anh là một trong ba người đầu tiên “cõng chữ lên non”, khi ngôi trường tiểu học còn cột tre, vách lá. Sau mấy chục năm làm “nghề giáo, nghề nông”, anh nuôi đứa con trai lớn (khuyết tật) tốt nghiệp đại học và làm việc tại Bệnh viện ĐKTT An Giang khu vực Châu Đốc, còn đứa con gái út cũng tốt nghiệp đại học và làm việc tại An ninh Hàng không Tân Sơn Nhất. Niềm vui không dừng ở đó, anh còn thử nghiệm việc đưa cây quýt đường lên núi Cấm, với diện tích trên 2.000m2, năng suất đạt khoảng 2,5 tấn/năm. Tết năm nay, vườn quýt của anh cho trái vụ thứ 5, rất khả quan.
Từ quận 8 (TP.HCM) lên định cư vồ Pháo Binh, Đặng Văn Nhiều không nghĩ “bám trụ” lâu như vậy. “Hồi đó, sợ về vùng kinh tế mới, tôi tìm đường đi trước. Nào ngờ, khí hậu mát mẻ, trồng trọt cũng được. Vậy là ở luôn” – anh Nhiều thiệt tình. Canh tác 16 công vườn, anh cùng vợ (Huỳnh Thị Lệ Thủy, quê cù lao Ông Chưởng) dày công vun đắp… lấy ngắn nuôi dài. Dẫn tham quan vườn, chị Thủy nói: “Cực khổ cách mấy, vợ chồng cũng chịu được, mà nuôi 3 đứa nhỏ đi học, thiệt tình là ngán”. Rốt cuộc, con gái lớn tốt nghiệp Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm và làm việc tại Cần Thơ, đứa kế học năm thứ 2 Cao đẳng Tài nguyên môi trường Cần Thơ, còn thằng út đang học lớp 12 (Trường THPT Nguyễn Trung Trực, huyện Tri Tôn).
Cư dân núi Cấm đa phần từ nơi khác đến lập nghiệp, ai cũng luôn hãnh diện những gì có được hôm nay. Người ta đồn đãi, Hoàng Tấn (vồ Bồ Hong) rất hoạt bát, chẳng những có đứa con gái đang học năm thứ 3 Đại học Y khoa Cần Thơ, mà gia đình anh còn nổi tiếng với mô hình “Du lịch nông dân”. Anh Nguyễn Văn Cao (vồ Bồ Hong) cho rằng, vợ chồng Hoàng Tấn khéo tính toán dịch vụ và kinh doanh, như vậy mới có tiền dư nuôi con ăn học. Vả lại, khu vực vồ Bồ Hong là đỉnh cao nhất và là điểm linh thiêng nhất của núi Cấm này. Đứng trên đỉnh Bồ Hong, đảo mắt một vòng thấy mây lãng đãng, khí hậu mát mẻ nên mọi người đều thích. Đây là điểm chủ yếu người hành hương, du khách muốn khám phá.
Đỉnh núi Cấm (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) có vồ Bồ Hong (ấp Vồ Đầu, xã An Hảo) điểm cao tuyệt đối 716 mét so mặt nước biển, vừa là đỉnh cao nhất trong bảy ngọn núi được sử sách ghi lại vùng Bảy Núi. Từ đây, có biết bao câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn qua truyền khẩu từ đời này sang đời khác, rồi núi Cấm trở thành trung tâm “vùng Thất Sơn huyền bí” xưa và nay. |
Bài và ảnh: TRỌNG ÂN