Độc đáo những ngôi nhà sàn ở thị xã Tân Châu
- Được đăng: Thứ sáu, 15 Tháng 3 2024 13:10
- Lượt xem: 1096
(TUAG)- Về xứ lụa Tân Châu, ở những xã nông thôn hình ảnh thân thương từ những ngôi nhà sàn đơn sơ, cất bằng ván, gỗ, lợp ngói hoặc tole... mang nét đặc trưng rất riêng và gần gũi. Với kiến trúc độc đáo, sự kết hợp hài hòa với thiên nhiên và sự đa dạng, đây là các ngôi nhà sàn mang nét văn hoá đặc trưng của vùng đất này.
Tân Châu là thị xã đầu nguồn của sông Tiền, hằng năm nước lũ từ thượng nguồn sông Mekong đỗ về, mang theo nhiều phù sa, sản vật phong phú và nước lũ cũng dâng cao. Xuất phát từ thực tế trên, nên trước đây người dân ở vùng lũ thường cất nhà sàn để tránh ngập mỗi khi con nước về. Hiện nay, nhà sàn tập trung các xã ở vùng nông thôn trên địa bàn thị xã, nhiều nhất ở 5 xã vùng biên, gồm xã Tân An, Tân Thạnh, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương và xã Phú Lộc. Hơn 60 năm gắn bó ở vùng quê ấp Vĩnh Khánh - xã Vĩnh Hòa là gần ấy năm ông Hồ Văn Suôl sống trong ngôi nhà sàn mà ông, bà để lại. Ông Hồ Văn Suôl, cho biết: “Những năm 60, 70 của thập kỷ trước, thậm chí qua những năm của thập kỷ sau này, điển hình năm 1978 là ở đây nước ngập cao lắm. Do điều kiện thực tế cuộc sống, bà con ở đây đều cất nhà sàn để tránh lũ, vượt lũ. Thứ hai nữa, khi nước hạ xuống thì sàn cao người ta để nông cụ ở dưới sàn, hoặc thu hoạch nông phẩm đều để dưới sàn hết để tránh mưa, tránh nắng”.
Nhà sàn ở Tân Châu là một kiểu kiến trúc đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi có khí hậu nóng ẩm và đầy mưa nắng cả năm. Các nhà sàn được xây dựng bằng gỗ, mái ngói sau thời gian phát triển người dân lợp tol để giảm trọng lượng của mái nhà. Chúng giúp giảm thiểu độ ẩm trong nhà cũng như độ nóng bức vào mùa hè. Để cất một ngôi nhà sàn, đầu tiên là phải tiến hành đào đặt nóng. Sau đó, khung gỗ của nhà sẽ được lắp ráp và đóng chắc chắn. Vách nhà cũng được làm bằng gỗ. Sau khi hoàn thành xây dựng khung và vách, người ta lót ván để làm nền nhà. Cuối cùng, quá trình hoàn thiện sẽ bắt đầu làm các cửa, cửa sổ để hoàn thiện căn nhà sàn. Việc sơn và trang trí bên ngoài cũng sẽ đem lại vẻ đẹp riêng cho gia chủ. “Để căn nhà chắc chắn hơn và được sử dụng lâu hơn, người dân thường chọn các vật liệu xây dựng chất lượng và có khả năng chịu lực tốt như gỗ sồi, căm xe, cà chắc, nóng đá ... Nhà cất kiểu dáng rất phong phú. Cấu trúc nhà có 3 gian, trong đó gian giữa là nơi đặt bàn thờ gia tiên và tiếp khách. Vật liệu xây dựng và cách trang trí ngôi nhà sẽ thể hiện mức độ giàu nghèo của chủ nhà”. Ông Hồ Văn Suôl, chia sẻ thêm.
Đặc biệt vào mùa khô, gầm nhà sàn là nơi cất nông cụ, nông sản, cũng có khi là nơi ăn uống, mắc võng nghỉ trưa. Đến mùa lũ, mọi sinh hoạt sẽ chuyển lên tầng trên và xuồng, nghe trở thành phương tiện đi lại chủ yếu. Theo lẽ tự nhiên, bờ sông, kênh rạch là nơi tập trung nhiều nhà sàn nhất. Ngoài ra, những ngôi nhà đặc biệt này cũng được cất ở bên các đường quốc lộ, tỉnh lộ hoặc các chòm xóm nằm xa kênh rạch. Hiện nay do sự thịnh hành của các vật liệu mới như xi măng, sắc thép, tol,… phần lớn người dân thị xã Tân Châu có điều kiện kinh tế đã cất nhà bằng các vật liệu này, nên hình ảnh những nhà sàn cũng dần mất đi. Ông Trần Văn On, Trưởng Ban nhân dân ấp Vĩnh Khánh - xã Vĩnh Hòa, thông tin: “Ấp Vĩnh Khánh là xứ cồn thuộc xã Vĩnh Hoà, hằng năm có mùa nước lũ nên bà con cất nhà sàn, qua thời gian phát triển kinh tế thì một số bà con có kinh tế đã cất nhà bằng bê tông cốt thép. Tổng số hộ của ấp thì 325 hộ, hiện nay khi phát triển kinh tế bà con cất nhà cốt thép cũng khoản 7 đến 8 hộ còn lại đa số bà con cất nhà sàn”.
Kiến trúc nhà sàn thời nay cũng có nhiều biến đổi để phù hợp hơn với đời sống, như đề cao tính tiện nghi, sự riêng tư của các thành viên trong gia đình,… Chỉ có một điều không bao giờ thay đổi theo thời gian, đó là nhà sàn ở thị xã Tân Châu luôn mở rộng cửa đón khách, như tính cách hồn hậu, cởi mở của người dân nơi đây.
Trong tâm khảm của người dân Tân Châu vẫn còn hằn sâu nỗi hoài nhớ và gìn giữ ngôi nhà sàn. Đó là mái ấm và cũng là một phần của văn hóa truyền thống, thế nên, người dân quê hương xứ lụa mãi tự hào về ngôi nhà sàn của mình./.
Tân Châu là thị xã đầu nguồn của sông Tiền, hằng năm nước lũ từ thượng nguồn sông Mekong đỗ về, mang theo nhiều phù sa, sản vật phong phú và nước lũ cũng dâng cao. Xuất phát từ thực tế trên, nên trước đây người dân ở vùng lũ thường cất nhà sàn để tránh ngập mỗi khi con nước về. Hiện nay, nhà sàn tập trung các xã ở vùng nông thôn trên địa bàn thị xã, nhiều nhất ở 5 xã vùng biên, gồm xã Tân An, Tân Thạnh, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương và xã Phú Lộc. Hơn 60 năm gắn bó ở vùng quê ấp Vĩnh Khánh - xã Vĩnh Hòa là gần ấy năm ông Hồ Văn Suôl sống trong ngôi nhà sàn mà ông, bà để lại. Ông Hồ Văn Suôl, cho biết: “Những năm 60, 70 của thập kỷ trước, thậm chí qua những năm của thập kỷ sau này, điển hình năm 1978 là ở đây nước ngập cao lắm. Do điều kiện thực tế cuộc sống, bà con ở đây đều cất nhà sàn để tránh lũ, vượt lũ. Thứ hai nữa, khi nước hạ xuống thì sàn cao người ta để nông cụ ở dưới sàn, hoặc thu hoạch nông phẩm đều để dưới sàn hết để tránh mưa, tránh nắng”.
Nhà sàn ở Tân Châu là một kiểu kiến trúc đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi có khí hậu nóng ẩm và đầy mưa nắng cả năm. Các nhà sàn được xây dựng bằng gỗ, mái ngói sau thời gian phát triển người dân lợp tol để giảm trọng lượng của mái nhà. Chúng giúp giảm thiểu độ ẩm trong nhà cũng như độ nóng bức vào mùa hè. Để cất một ngôi nhà sàn, đầu tiên là phải tiến hành đào đặt nóng. Sau đó, khung gỗ của nhà sẽ được lắp ráp và đóng chắc chắn. Vách nhà cũng được làm bằng gỗ. Sau khi hoàn thành xây dựng khung và vách, người ta lót ván để làm nền nhà. Cuối cùng, quá trình hoàn thiện sẽ bắt đầu làm các cửa, cửa sổ để hoàn thiện căn nhà sàn. Việc sơn và trang trí bên ngoài cũng sẽ đem lại vẻ đẹp riêng cho gia chủ. “Để căn nhà chắc chắn hơn và được sử dụng lâu hơn, người dân thường chọn các vật liệu xây dựng chất lượng và có khả năng chịu lực tốt như gỗ sồi, căm xe, cà chắc, nóng đá ... Nhà cất kiểu dáng rất phong phú. Cấu trúc nhà có 3 gian, trong đó gian giữa là nơi đặt bàn thờ gia tiên và tiếp khách. Vật liệu xây dựng và cách trang trí ngôi nhà sẽ thể hiện mức độ giàu nghèo của chủ nhà”. Ông Hồ Văn Suôl, chia sẻ thêm.
Đặc biệt vào mùa khô, gầm nhà sàn là nơi cất nông cụ, nông sản, cũng có khi là nơi ăn uống, mắc võng nghỉ trưa. Đến mùa lũ, mọi sinh hoạt sẽ chuyển lên tầng trên và xuồng, nghe trở thành phương tiện đi lại chủ yếu. Theo lẽ tự nhiên, bờ sông, kênh rạch là nơi tập trung nhiều nhà sàn nhất. Ngoài ra, những ngôi nhà đặc biệt này cũng được cất ở bên các đường quốc lộ, tỉnh lộ hoặc các chòm xóm nằm xa kênh rạch. Hiện nay do sự thịnh hành của các vật liệu mới như xi măng, sắc thép, tol,… phần lớn người dân thị xã Tân Châu có điều kiện kinh tế đã cất nhà bằng các vật liệu này, nên hình ảnh những nhà sàn cũng dần mất đi. Ông Trần Văn On, Trưởng Ban nhân dân ấp Vĩnh Khánh - xã Vĩnh Hòa, thông tin: “Ấp Vĩnh Khánh là xứ cồn thuộc xã Vĩnh Hoà, hằng năm có mùa nước lũ nên bà con cất nhà sàn, qua thời gian phát triển kinh tế thì một số bà con có kinh tế đã cất nhà bằng bê tông cốt thép. Tổng số hộ của ấp thì 325 hộ, hiện nay khi phát triển kinh tế bà con cất nhà cốt thép cũng khoản 7 đến 8 hộ còn lại đa số bà con cất nhà sàn”.
Kiến trúc nhà sàn thời nay cũng có nhiều biến đổi để phù hợp hơn với đời sống, như đề cao tính tiện nghi, sự riêng tư của các thành viên trong gia đình,… Chỉ có một điều không bao giờ thay đổi theo thời gian, đó là nhà sàn ở thị xã Tân Châu luôn mở rộng cửa đón khách, như tính cách hồn hậu, cởi mở của người dân nơi đây.
Trong tâm khảm của người dân Tân Châu vẫn còn hằn sâu nỗi hoài nhớ và gìn giữ ngôi nhà sàn. Đó là mái ấm và cũng là một phần của văn hóa truyền thống, thế nên, người dân quê hương xứ lụa mãi tự hào về ngôi nhà sàn của mình./.
Thúy Hằng