Học và làm theo Bác chẳng đâu xa
- Được đăng: Thứ sáu, 22 Tháng 2 2019 09:32
- Lượt xem: 3010
(TGAG)- Với mỗi người, học và làm theo tư tưởng, đức, phong cách của Bác không ở đâu xa, không cần việc gì quá cao siêu, mà học và làm bằng những hành động hết sức đời thường, giản dị nhưng cao cả.
Đó là những nông dân cặm cụi cày xới cả trăm công đất lấy tiền xây cầu đường, lão nông xuất tiền túi cả trăm triệu mua thức ăn dẫn dụ cá thiên nhiên về làm thú cưng... Hay chuyện vét tiền túi, xách giỏ đi xin vật liệu vá đường như ông Cao Văn Long (77 tuổi, khóm Đông An 4, phường Mỹ Xuyên, TP. Long Xuyên) xưa nay hiếm.
Tìm đến ông trong cái nắng gay gắt của mùa hạ, hình ảnh quen thuộc một ông lão gày gò 77 tuổi, cưỡi chiếc xe đạp cũ với lỉnh kỉnh mấy bao nhựa đường, đá mi rong ruổi khắp các con đường ở TP Long Xuyên vá những ổ gà, ổ voi…
Hỏi đã vá bao nhiêu ổ voi, ổ gà, ông Long cười móm mém: "Không nhớ hết, chỉ biết có tiền thì mua vật liệu, hết tiền đi xin nhựa đường của mấy công trình đem về tối đập nhuyễn rồi ngào với dầu lửa đem ủ cho mềm nhựa rồi sáng ra chất lên xe tiếp tục vá đường".
Chuyện bao đồng, làm việc tào lao, bị khùng... cách mà không ít người nói về ông khi lần đầu nhìn thấy ông ngồi vá đường. Ông Long chia sẻ: "Ám ảnh và trăn trở từ sau khi chứng kiến mấy vụ tai nạn giao thông, tâm nguyện duy nhất đã thành hiện thực. Giờ tôi chỉ mong luôn có sức khỏe để tiếp tục vá đường".
Trước nghĩa cử cao đẹp của ông Long, đầu năm 2019, Bộ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải Nguyễn Văn Thể đã gửi thư cảm ơn. Trong thư có đoạn: "Thay mặt ngành Giao thông vận tải, tôi xin trân trọng cảm ơn ông về việc làm nhân văn đầy ý nghĩa này. Trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách dành cho duy tu, sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới các con đường từ Trung ương và địa phương của nước ta còn nhiều hạn chế, việc làm của ông đã được cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong ngành giao thông vận tải trân trọng ghi nhận, biểu dương. Việc làm, nghĩa cử cao đẹp nêu trên của ông là tấm gương sáng để mọi người học tập và noi theo".
Tại TP. Châu Đốc, lão nông Nguyễn Văn Cường (64 tuổi, phường Vĩnh Ngươn) bỏ hàng trăm triệu đồng “dụ” đàn cá tự nhiên về nuôi như… thú cưng. Ông Cường cho biết: "Sau khi nghỉ việc kinh doanh, năm 2014, tôi cất một căn nhà mát ở bờ sông Vĩnh Ngươn để tiếp bạn bè, nghỉ ngơi. Dưới bờ sông chất chà, thấy có cá đến ở, tôi rải thức ăn cho cá ăn. Nhiều người cho rằng tôi không bình thường, vì cá dưới sông, ăn xong chúng sẽ đi mất".
Ông Cường cho đàn "thú cưng" ăn mỗi ngày
Nhưng lượng cá (trê, mè vinh, thác lác, cá tra...) đến ở ngày càng đông, hiện đã lên tới 6-7 tấn, ông Cường làm nhà sàn và chất thêm chà, lục bình. Mỗi ngày ông Cường bỏ tiền túi trên 300-500.000 đồng mua thức ăn cho cá và tuyệt đối không bắt ăn hoặc bán, mà quyết tâm bảo vệ, mở rộng bãi chà lên 500m2 cho cá vào trú. Nếu tính ra, một năm ông tiêu tốn hơn 100 triệu đồng cho đàn cá sông tự nhiên. Mỗi khi cho cá ăn, ông Cường có thể thân thiện sờ, đùa giỡn với đàn cá.
Trong tình hình nguồn thủy sản tự nhiên dần cạn kiệt thì việc làm của ông hết sức ý nghĩa, chưa ai làm được. Ngày 12-2, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã ký quyết định tặng bằng khen cho ông Nguyễn Văn Cường vì “Đã có thành tích góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên sông Châu Đốc”.
Huyện Phú Tân là điển hình cả nước về công tác xã hội từ thiện trong đồng bào tôn giáo. Điển hình có ông lão nông Ngô Văn Đậu (sinh năm 1963, ở ấp Phú Thượng, xã Phú Thành), hơn 20 năm miệt mài với công tác từ thiện xã hội, được tôn vinh tại lễ kỷ niệm 70 năm Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc ở Hà Nội.
Là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo có tư tưởng hướng thiện, ông Đậu còn noi gương Bác Hồ trong cách sống và đối đãi với mọi người.
Ông chia sẻ: “Bác dạy chúng ta phải cần kiệm, lo làm ăn, giúp đỡ người khác mà không toan tính”. Tỷ phú Ngô Văn Đậu canh tác 20 ha đất sản xuất nông nghiệp (7 ha nuôi cá), mỗi năm doanh thu trên 2 tỷ đồng. Ông mua 9 ha đất ruộng, mỗi năm thu tiền cho thuê đất khoảng 300 triệu đồng dành trọn giúp đỡ người nghèo và làm từ thiện xã hội; hiến 1.000 m2 đất và 500 triệu đồng làm nghĩa trang Nhân dân.
Ở TP. Long Xuyên có lão nông Nguyễn Minh Lương (72 tuổi, phường Mỹ Quý) nổi tiếng bỏ tiền túi hàng chục tỷ đồng làm từ thiện. Xây cầu giao thông 400-600 triệu đồng, ông cũng không cần để tên mình, chỉ mong làm được việc gì có ích cho quê hương.
Tạo tiếng thơm cho đời, ông được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng ba, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, được khen thưởng thành tích học tập và làm theo Bác.
Ông Lương cười hiền: "Xuất thân từ gia đình nhà nông, không học cao hiểu rộng, chưa từng có cơ hội học qua lớp chính trị nào, ở tuổi này không thích hợp cho việc học tập, nhưng qua tìm hiểu tôi thấm thía tư tưởng đạo đức của Bác: thực hành những công việc nên làm, đóng góp cho đời...Tài sản 80 công ruộng làm lúa 3 vụ/năm, bán lấy tiền làm từ thiện hết".
Đẹp biết bao tấm lòng của những lão nông dân nòi, những hành động rất đáng được xã hội trân trọng, biểu dương và nhân rộng.
Bài, ảnh: Hạnh Châu
Đó là những nông dân cặm cụi cày xới cả trăm công đất lấy tiền xây cầu đường, lão nông xuất tiền túi cả trăm triệu mua thức ăn dẫn dụ cá thiên nhiên về làm thú cưng... Hay chuyện vét tiền túi, xách giỏ đi xin vật liệu vá đường như ông Cao Văn Long (77 tuổi, khóm Đông An 4, phường Mỹ Xuyên, TP. Long Xuyên) xưa nay hiếm.
Tìm đến ông trong cái nắng gay gắt của mùa hạ, hình ảnh quen thuộc một ông lão gày gò 77 tuổi, cưỡi chiếc xe đạp cũ với lỉnh kỉnh mấy bao nhựa đường, đá mi rong ruổi khắp các con đường ở TP Long Xuyên vá những ổ gà, ổ voi…
Ông Cao Văn Long cưỡi chiếc xe đạp cũ với lỉnh kỉnh mấy bao nhựa đường, đá mi đi vá đường.
Hỏi đã vá bao nhiêu ổ voi, ổ gà, ông Long cười móm mém: "Không nhớ hết, chỉ biết có tiền thì mua vật liệu, hết tiền đi xin nhựa đường của mấy công trình đem về tối đập nhuyễn rồi ngào với dầu lửa đem ủ cho mềm nhựa rồi sáng ra chất lên xe tiếp tục vá đường".
Chuyện bao đồng, làm việc tào lao, bị khùng... cách mà không ít người nói về ông khi lần đầu nhìn thấy ông ngồi vá đường. Ông Long chia sẻ: "Ám ảnh và trăn trở từ sau khi chứng kiến mấy vụ tai nạn giao thông, tâm nguyện duy nhất đã thành hiện thực. Giờ tôi chỉ mong luôn có sức khỏe để tiếp tục vá đường".
Trước nghĩa cử cao đẹp của ông Long, đầu năm 2019, Bộ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải Nguyễn Văn Thể đã gửi thư cảm ơn. Trong thư có đoạn: "Thay mặt ngành Giao thông vận tải, tôi xin trân trọng cảm ơn ông về việc làm nhân văn đầy ý nghĩa này. Trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách dành cho duy tu, sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới các con đường từ Trung ương và địa phương của nước ta còn nhiều hạn chế, việc làm của ông đã được cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong ngành giao thông vận tải trân trọng ghi nhận, biểu dương. Việc làm, nghĩa cử cao đẹp nêu trên của ông là tấm gương sáng để mọi người học tập và noi theo".
Tại TP. Châu Đốc, lão nông Nguyễn Văn Cường (64 tuổi, phường Vĩnh Ngươn) bỏ hàng trăm triệu đồng “dụ” đàn cá tự nhiên về nuôi như… thú cưng. Ông Cường cho biết: "Sau khi nghỉ việc kinh doanh, năm 2014, tôi cất một căn nhà mát ở bờ sông Vĩnh Ngươn để tiếp bạn bè, nghỉ ngơi. Dưới bờ sông chất chà, thấy có cá đến ở, tôi rải thức ăn cho cá ăn. Nhiều người cho rằng tôi không bình thường, vì cá dưới sông, ăn xong chúng sẽ đi mất".
Ông Cường cho đàn "thú cưng" ăn mỗi ngày
Nhưng lượng cá (trê, mè vinh, thác lác, cá tra...) đến ở ngày càng đông, hiện đã lên tới 6-7 tấn, ông Cường làm nhà sàn và chất thêm chà, lục bình. Mỗi ngày ông Cường bỏ tiền túi trên 300-500.000 đồng mua thức ăn cho cá và tuyệt đối không bắt ăn hoặc bán, mà quyết tâm bảo vệ, mở rộng bãi chà lên 500m2 cho cá vào trú. Nếu tính ra, một năm ông tiêu tốn hơn 100 triệu đồng cho đàn cá sông tự nhiên. Mỗi khi cho cá ăn, ông Cường có thể thân thiện sờ, đùa giỡn với đàn cá.
Trong tình hình nguồn thủy sản tự nhiên dần cạn kiệt thì việc làm của ông hết sức ý nghĩa, chưa ai làm được. Ngày 12-2, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã ký quyết định tặng bằng khen cho ông Nguyễn Văn Cường vì “Đã có thành tích góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên sông Châu Đốc”.
Huyện Phú Tân là điển hình cả nước về công tác xã hội từ thiện trong đồng bào tôn giáo. Điển hình có ông lão nông Ngô Văn Đậu (sinh năm 1963, ở ấp Phú Thượng, xã Phú Thành), hơn 20 năm miệt mài với công tác từ thiện xã hội, được tôn vinh tại lễ kỷ niệm 70 năm Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc ở Hà Nội.
Là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo có tư tưởng hướng thiện, ông Đậu còn noi gương Bác Hồ trong cách sống và đối đãi với mọi người.
Ông chia sẻ: “Bác dạy chúng ta phải cần kiệm, lo làm ăn, giúp đỡ người khác mà không toan tính”. Tỷ phú Ngô Văn Đậu canh tác 20 ha đất sản xuất nông nghiệp (7 ha nuôi cá), mỗi năm doanh thu trên 2 tỷ đồng. Ông mua 9 ha đất ruộng, mỗi năm thu tiền cho thuê đất khoảng 300 triệu đồng dành trọn giúp đỡ người nghèo và làm từ thiện xã hội; hiến 1.000 m2 đất và 500 triệu đồng làm nghĩa trang Nhân dân.
Ở TP. Long Xuyên có lão nông Nguyễn Minh Lương (72 tuổi, phường Mỹ Quý) nổi tiếng bỏ tiền túi hàng chục tỷ đồng làm từ thiện. Xây cầu giao thông 400-600 triệu đồng, ông cũng không cần để tên mình, chỉ mong làm được việc gì có ích cho quê hương.
Tạo tiếng thơm cho đời, ông được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng ba, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, được khen thưởng thành tích học tập và làm theo Bác.
Ông Lương cười hiền: "Xuất thân từ gia đình nhà nông, không học cao hiểu rộng, chưa từng có cơ hội học qua lớp chính trị nào, ở tuổi này không thích hợp cho việc học tập, nhưng qua tìm hiểu tôi thấm thía tư tưởng đạo đức của Bác: thực hành những công việc nên làm, đóng góp cho đời...Tài sản 80 công ruộng làm lúa 3 vụ/năm, bán lấy tiền làm từ thiện hết".
Đẹp biết bao tấm lòng của những lão nông dân nòi, những hành động rất đáng được xã hội trân trọng, biểu dương và nhân rộng.
Bài, ảnh: Hạnh Châu