Thế nước đang lên! Hiểu đúng để cùng nhau vun đắp
- Được đăng: Thứ sáu, 24 Tháng 1 2020 22:02
- Lượt xem: 1894
(TGAG)- Gần đây một số phần tử thù địch, cơ hội chính trị tung ra trên Internet những bài viết núp dưới danh nghĩa dự đoán, dự báo tình hình chính trị, kinh tế của Việt Nam rất ảm đạm, nhằm bôi xấu Đảng, Nhà nước và lung lạc niềm tin của quần chúng. Điển hình cho thủ đoạn thâm độc đó, ngày 26-12-2019 trên blog “danlambaovn.blogspot.com”, Thành Đỗ có bài viết với tiêu đề “Quẻ bói đầu năm 2020”. Trong bài viết này, dưới chiêu bài “xủ quẻ”, coi bói đầu năm 2020, Thành Đỗ đã đưa ra những nhận định hết sức phản động, phản khoa học.
Thực tế tình hình đất nước bác bỏ hoàn toàn các luận điệu xuyên tạc nói trên: Kinh tế Việt Nam năm 2019 tiếp tục có những thành tựu với những kỷ lục mới trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn. Đây là năm thứ hai liên tiếp chúng ta đạt và vượt toàn bộ các chỉ tiêu chủ yếu. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt mức 7,02% (cũng là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng trên 7% kể từ năm 2011). Quan trọng hơn là kinh tế vĩ mô ổn định trong lúc giá cả một số mặt hàng tăng cao… Đặc biệt, chỉ 2 năm sau khi kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 400 tỷ USD, năm nay có bước đột phá, đạt 510 tỷ USD (xuất siêu năm thứ 4 liên tiếp với gần 10 tỷ USD). Kết quả này giúp Việt Nam là một trong 22 quốc gia có quy mô xuất khẩu lớn nhất thế giới; thuộc Top 30 các quốc gia xuất nhập khẩu tốt nhất thế giới. Việt Nam nằm trong Top đầu thế giới đang duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững.
Năm nay có khoảng 138.000 doanh nghiệp thành lập mới và 38.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Đặc biệt, có tới gần 40.000 doanh nghiệp tăng vốn (khoảng 2 triệu tỷ đồng, nhiều hơn cả số vốn đăng ký mới). Trong danh sách 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ USD tốt nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương do Forbes Asia 2019 công bố có 7 doanh nghiệp của Việt Nam. Việt Nam xếp hạng 8 trong số các nước đáng đầu tư nhất, vượt 23 bậc so với năm ngoái; tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với mức kỷ lục: Tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 40 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2018 (vốn thực hiện ước đạt gần 18 tỷ USD, tăng 6,8%). Nhiều chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam tăng vượt bậc (hạng 42 trên 129 quốc gia, nền kinh tế được xếp hạng; tăng 17 bậc so với năm 2016 và xếp thứ nhất trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp, đứng thứ 3 trong ASEAN sau Singapore và Malaysia).
Thu ngân sách ước đạt trên 1,6 triệu tỷ đồng (bội thu ước đạt 114,5 nghìn tỷ đồng). Đây đang là giai đoạn thu ngân sách tốt nhất kể từ năm 2013. Cùng với đó, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; nợ công giảm xuống mức 55% GDP và ngày càng thấp xa hơn mức Quốc hội quy định. Thị trường tiền tệ ổn định; cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện; dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng cao, đạt trên 70 tỷ USD…Đời sống Nhân dân được nâng lên khi với quy mô GDP ước đạt hơn 266 tỷ USD, bình quân GDP đầu người đạt gần 2.800 USD. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,45%. UNDP đánh giá Việt Nam đã tạo ra một câu chuyện huyền thoại trong công cuộc giảm nghèo. Cùng với đó, chỉ số HDI là 0,63, ở trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, xếp thứ 118/ 189 nước (ở gần mức trần của nhóm các nước có HDI mức trung bình và chỉ cần thêm 0,007 điểm để vào nhóm các nước có HDI mức cao).
Một bài viết của hãng tin CNBC (Mỹ) nhấn mạnh: "... Khả năng của Việt Nam phát triển mạnh trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bị đình trệ đáng được khâm phục". Trên trang của Brookings Institution - tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington - có bài biết nhận định: "Đến nay, Việt Nam là một trong những quốc gia đạt được thành công kinh tế lớn nhất trong thế kỷ XXI”. Tờ Bangkok Post của Thái Lan nhận định Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhất khu vực Đông Nam Á và là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực để biến đất nước trở thành điểm đến hấp dẫn đầu tư. Tờ Liên hợp buổi sáng của Singapore đã ca ngợi nền kinh tế Việt Nam, khẳng định đây là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á.
Phát biểu tại một cuộc hội thảo ở Washington (Mỹ), bà Deborah Elms, nhà sáng lập và là Giám đốc điều hành công ty nghiên cứu Asian Trade Centre có trụ sở ở Singapore, nhận định Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á đã thực hiện rất tốt trong việc tăng cường nội lực để có thể ứng phó với những tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, tiếp tục thu hút đầu tư nhiều hơn từ bên ngoài. Hãng Reuters cho rằng dòng vốn FDI là một yếu tố quan trọng bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, với các doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 70% xuất khẩu. Hãng tin Regnum cũng nêu bật thành tích kinh tế của Việt Nam như tăng 15 bậc trên bảng xếp hạng nền kinh tế tốt nhất để đầu tư, vượt trước các nước Đông Nam Á như Malaysia, Singapore và Indonesia.
Trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam đã tăng 10 bậc, từ mức xếp hạng 77 của năm 2018 lên mức xếp hạng 67 trong năm 2019. WEF cho rằng, Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài để trở thành một trung tâm thương mại của khu vực. Ông Vladimir Mazyrin, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Học viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nói với đài Sputnik: “Nền kinh tế thế giới đang trên đà giảm tốc. Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn là ngôi sao sáng nhất cho thấy sự tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định". Theo báo cáo về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) 2019 của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO), Việt Nam tiếp tục cải thiện vị trí, tăng ba bậc lên thứ 42/129 nền kinh tế trên thế giới được xếp hạng. Đây là thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đạt được từ trước tới nay. Theo ông Sacha Wunsch-Vincent, đồng tác giả báo cáo GII, Trưởng bộ phận kinh tế và thống kê của WIPO, Việt Nam là quốc gia hình mẫu trong số các quốc gia mà WIPO khảo sát theo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu trong 3 năm qua; là nước liên tục được thăng hạng trong những năm qua.
Tạp chí U.S. News & World Report cũng công bố Việt Nam xếp thứ tám trong tốp 20 nền kinh tế tốt nhất để đầu tư năm 2019; trở thành một quốc gia cạnh tranh và hiện đại hơn; ngày càng hội nhập sâu hơn khi trở thành thành viên của các hiệp định thương mại lớn. Theo kết quả khảo sát Expat Insider do mạng lưới InterNations công bố mới đây, Việt Nam nổi lên như một “thiên đường", quốc gia và địa điểm hàng đầu dành cho người nước ngoài đến trải nghiệm và làm việc. Việt Nam, tăng 12 bậc, từ vị trí thứ 14 năm 2018 vươn lên ngôi Á quân trong bảng xếp hạng những nơi sống và làm việc tốt nhất theo đánh giá của người nước ngoài. Kết quả khảo sát cho thấy: “Gần như không có nơi nào trên thế giới tốt hơn Việt Nam về 2 tiêu chí Tài chính cá nhân và Làm việc ở nước ngoài, cùng với sự cải thiện về chất lượng cuộc sống cũng như khả năng dễ dàng hòa nhập và ổn định tại quốc gia này".
Ngân hàng Thế giới (WB) trong “Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam 2019” nhận định: Dù kinh tế toàn cầu có sự không ổn định, song kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao và thương mại thặng dư liên tiếp nhiều năm. Đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam sắp tới và trong trung hạn, WB GDP dự báo mức tăng 6,5% trong những năm tới.
Cùng với kinh tế tăng trưởng liên tục trong nhiều năm. Hệ thống chính trị, khối đại đoàn kết toàn dân tộc và sức mạnh quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc cũng được củng cố, tăng cường (Quân đội ta đã có bước trưởng thành vượt bậc). Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Đối ngoại và hội nhập quốc tế được mở rộng; uy tín và vị hế của Việt Nam ngày càng được nâng cao; tạo ra thế và lực ngày càng lớn mạnh.
Trong bối cảnh Asean có vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực đang định hình, ASEAN được các nước trong và ngoài khu vực coi trọng và mong muốn tăng cường hợp tác. Sau hơn bốn năm hình thành, Cộng đồng ASEAN, mái nhà chung của 650 triệu dân, đã không ngừng phát triển về mọi mặt, tăng cường và mở rộng liên kết nội khối cũng như với các đối tác của ASEAN. Ở tầm toàn cầu, trong suốt ba phần tư thế kỷ, với vai trò then chốt, là cơ quan có trách nhiệm hàng đầu trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế của Liên hợp quốc (tổ chức quốc tế lớn nhất với 193 quốc gia thành viên), Hội đồng Bảo an đã khẳng định vai trò trung tâm của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế. Năm 2020, lần đầu tiên Việt Nam vinh dự đảm nhận đồng thời cả hai trọng trách Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021.
Quyết tâm đảm nhiệm thành công cả hai trọng trách nói trên thể hiện sự nhất quán triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, mà Ðại hội XII của Ðảng đã đề ra; thể hiện khát vọng của Việt Nam đóng góp cho hòa bình, phát triển ở khu vực và trên thế giới với tư cách là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; đồng thời góp phần quan trọng giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ hơn nữa các điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển nhanh, bền vững và nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của đất nước ta. Nhận thức rõ điều đó, chúng ta đã xác định chủ đề "Gắn kết và chủ động thích ứng" cho Năm Chủ tịch ASEAN 2020 và "Việt Nam: Đối tác tin cậy vì hòa bình bền vững" khi đảm nhiệm trọng trách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021.
Tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường và tác động sâu rộng đến nước ta. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải hành động quyết liệt hơn để bảo đảm cho kinh tế phát triển bền vững; quốc phòng, an ninh vững mạnh; thực lực phải tốt ; lòng dân phải yên; chính trị, xã hội phải ổn định, cả dân tộc là một khối thống nhất; tạo nền tảng vững chắc, tạo thành sức mạnh to lớn để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Cần hiểu đúng thế nước đang lên, để ra sức cùng nhau vun đắp./.
Thực tế tình hình đất nước bác bỏ hoàn toàn các luận điệu xuyên tạc nói trên: Kinh tế Việt Nam năm 2019 tiếp tục có những thành tựu với những kỷ lục mới trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn. Đây là năm thứ hai liên tiếp chúng ta đạt và vượt toàn bộ các chỉ tiêu chủ yếu. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt mức 7,02% (cũng là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng trên 7% kể từ năm 2011). Quan trọng hơn là kinh tế vĩ mô ổn định trong lúc giá cả một số mặt hàng tăng cao… Đặc biệt, chỉ 2 năm sau khi kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 400 tỷ USD, năm nay có bước đột phá, đạt 510 tỷ USD (xuất siêu năm thứ 4 liên tiếp với gần 10 tỷ USD). Kết quả này giúp Việt Nam là một trong 22 quốc gia có quy mô xuất khẩu lớn nhất thế giới; thuộc Top 30 các quốc gia xuất nhập khẩu tốt nhất thế giới. Việt Nam nằm trong Top đầu thế giới đang duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững.
Năm nay có khoảng 138.000 doanh nghiệp thành lập mới và 38.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Đặc biệt, có tới gần 40.000 doanh nghiệp tăng vốn (khoảng 2 triệu tỷ đồng, nhiều hơn cả số vốn đăng ký mới). Trong danh sách 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ USD tốt nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương do Forbes Asia 2019 công bố có 7 doanh nghiệp của Việt Nam. Việt Nam xếp hạng 8 trong số các nước đáng đầu tư nhất, vượt 23 bậc so với năm ngoái; tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với mức kỷ lục: Tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 40 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2018 (vốn thực hiện ước đạt gần 18 tỷ USD, tăng 6,8%). Nhiều chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam tăng vượt bậc (hạng 42 trên 129 quốc gia, nền kinh tế được xếp hạng; tăng 17 bậc so với năm 2016 và xếp thứ nhất trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp, đứng thứ 3 trong ASEAN sau Singapore và Malaysia).
Thu ngân sách ước đạt trên 1,6 triệu tỷ đồng (bội thu ước đạt 114,5 nghìn tỷ đồng). Đây đang là giai đoạn thu ngân sách tốt nhất kể từ năm 2013. Cùng với đó, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; nợ công giảm xuống mức 55% GDP và ngày càng thấp xa hơn mức Quốc hội quy định. Thị trường tiền tệ ổn định; cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện; dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng cao, đạt trên 70 tỷ USD…Đời sống Nhân dân được nâng lên khi với quy mô GDP ước đạt hơn 266 tỷ USD, bình quân GDP đầu người đạt gần 2.800 USD. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,45%. UNDP đánh giá Việt Nam đã tạo ra một câu chuyện huyền thoại trong công cuộc giảm nghèo. Cùng với đó, chỉ số HDI là 0,63, ở trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, xếp thứ 118/ 189 nước (ở gần mức trần của nhóm các nước có HDI mức trung bình và chỉ cần thêm 0,007 điểm để vào nhóm các nước có HDI mức cao).
Một bài viết của hãng tin CNBC (Mỹ) nhấn mạnh: "... Khả năng của Việt Nam phát triển mạnh trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bị đình trệ đáng được khâm phục". Trên trang của Brookings Institution - tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington - có bài biết nhận định: "Đến nay, Việt Nam là một trong những quốc gia đạt được thành công kinh tế lớn nhất trong thế kỷ XXI”. Tờ Bangkok Post của Thái Lan nhận định Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhất khu vực Đông Nam Á và là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực để biến đất nước trở thành điểm đến hấp dẫn đầu tư. Tờ Liên hợp buổi sáng của Singapore đã ca ngợi nền kinh tế Việt Nam, khẳng định đây là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á.
Phát biểu tại một cuộc hội thảo ở Washington (Mỹ), bà Deborah Elms, nhà sáng lập và là Giám đốc điều hành công ty nghiên cứu Asian Trade Centre có trụ sở ở Singapore, nhận định Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á đã thực hiện rất tốt trong việc tăng cường nội lực để có thể ứng phó với những tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, tiếp tục thu hút đầu tư nhiều hơn từ bên ngoài. Hãng Reuters cho rằng dòng vốn FDI là một yếu tố quan trọng bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, với các doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 70% xuất khẩu. Hãng tin Regnum cũng nêu bật thành tích kinh tế của Việt Nam như tăng 15 bậc trên bảng xếp hạng nền kinh tế tốt nhất để đầu tư, vượt trước các nước Đông Nam Á như Malaysia, Singapore và Indonesia.
Trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam đã tăng 10 bậc, từ mức xếp hạng 77 của năm 2018 lên mức xếp hạng 67 trong năm 2019. WEF cho rằng, Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài để trở thành một trung tâm thương mại của khu vực. Ông Vladimir Mazyrin, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Học viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nói với đài Sputnik: “Nền kinh tế thế giới đang trên đà giảm tốc. Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn là ngôi sao sáng nhất cho thấy sự tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định". Theo báo cáo về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) 2019 của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO), Việt Nam tiếp tục cải thiện vị trí, tăng ba bậc lên thứ 42/129 nền kinh tế trên thế giới được xếp hạng. Đây là thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đạt được từ trước tới nay. Theo ông Sacha Wunsch-Vincent, đồng tác giả báo cáo GII, Trưởng bộ phận kinh tế và thống kê của WIPO, Việt Nam là quốc gia hình mẫu trong số các quốc gia mà WIPO khảo sát theo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu trong 3 năm qua; là nước liên tục được thăng hạng trong những năm qua.
Tạp chí U.S. News & World Report cũng công bố Việt Nam xếp thứ tám trong tốp 20 nền kinh tế tốt nhất để đầu tư năm 2019; trở thành một quốc gia cạnh tranh và hiện đại hơn; ngày càng hội nhập sâu hơn khi trở thành thành viên của các hiệp định thương mại lớn. Theo kết quả khảo sát Expat Insider do mạng lưới InterNations công bố mới đây, Việt Nam nổi lên như một “thiên đường", quốc gia và địa điểm hàng đầu dành cho người nước ngoài đến trải nghiệm và làm việc. Việt Nam, tăng 12 bậc, từ vị trí thứ 14 năm 2018 vươn lên ngôi Á quân trong bảng xếp hạng những nơi sống và làm việc tốt nhất theo đánh giá của người nước ngoài. Kết quả khảo sát cho thấy: “Gần như không có nơi nào trên thế giới tốt hơn Việt Nam về 2 tiêu chí Tài chính cá nhân và Làm việc ở nước ngoài, cùng với sự cải thiện về chất lượng cuộc sống cũng như khả năng dễ dàng hòa nhập và ổn định tại quốc gia này".
Ngân hàng Thế giới (WB) trong “Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam 2019” nhận định: Dù kinh tế toàn cầu có sự không ổn định, song kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao và thương mại thặng dư liên tiếp nhiều năm. Đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam sắp tới và trong trung hạn, WB GDP dự báo mức tăng 6,5% trong những năm tới.
Cùng với kinh tế tăng trưởng liên tục trong nhiều năm. Hệ thống chính trị, khối đại đoàn kết toàn dân tộc và sức mạnh quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc cũng được củng cố, tăng cường (Quân đội ta đã có bước trưởng thành vượt bậc). Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Đối ngoại và hội nhập quốc tế được mở rộng; uy tín và vị hế của Việt Nam ngày càng được nâng cao; tạo ra thế và lực ngày càng lớn mạnh.
Trong bối cảnh Asean có vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực đang định hình, ASEAN được các nước trong và ngoài khu vực coi trọng và mong muốn tăng cường hợp tác. Sau hơn bốn năm hình thành, Cộng đồng ASEAN, mái nhà chung của 650 triệu dân, đã không ngừng phát triển về mọi mặt, tăng cường và mở rộng liên kết nội khối cũng như với các đối tác của ASEAN. Ở tầm toàn cầu, trong suốt ba phần tư thế kỷ, với vai trò then chốt, là cơ quan có trách nhiệm hàng đầu trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế của Liên hợp quốc (tổ chức quốc tế lớn nhất với 193 quốc gia thành viên), Hội đồng Bảo an đã khẳng định vai trò trung tâm của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế. Năm 2020, lần đầu tiên Việt Nam vinh dự đảm nhận đồng thời cả hai trọng trách Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021.
Quyết tâm đảm nhiệm thành công cả hai trọng trách nói trên thể hiện sự nhất quán triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, mà Ðại hội XII của Ðảng đã đề ra; thể hiện khát vọng của Việt Nam đóng góp cho hòa bình, phát triển ở khu vực và trên thế giới với tư cách là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; đồng thời góp phần quan trọng giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ hơn nữa các điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển nhanh, bền vững và nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của đất nước ta. Nhận thức rõ điều đó, chúng ta đã xác định chủ đề "Gắn kết và chủ động thích ứng" cho Năm Chủ tịch ASEAN 2020 và "Việt Nam: Đối tác tin cậy vì hòa bình bền vững" khi đảm nhiệm trọng trách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021.
Tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường và tác động sâu rộng đến nước ta. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải hành động quyết liệt hơn để bảo đảm cho kinh tế phát triển bền vững; quốc phòng, an ninh vững mạnh; thực lực phải tốt ; lòng dân phải yên; chính trị, xã hội phải ổn định, cả dân tộc là một khối thống nhất; tạo nền tảng vững chắc, tạo thành sức mạnh to lớn để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Cần hiểu đúng thế nước đang lên, để ra sức cùng nhau vun đắp./.
Trung Tân