Các luận điệu sai trái trong vấn đề “đặc khu kinh tế”
- Được đăng: Thứ hai, 11 Tháng 6 2018 14:40
- Lượt xem: 5695
(TGAG)- Các “đặc khu kinh tế” (còn gọi là khu kinh tế tự do) đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới. Đây là mô hình được thành lập với cơ chế hoạt động đặc thù, nhằm kích thích phát triển nhanh một khu vực nào đó trong mỗi quốc gia. Đến nay, có khoảng 3.500 mô hình nói trên tồn tại khắp các châu lục. Đây là một trong những phương thức có thể lựa chọn để thúc đẩy có hiệu quả quá trình hội nhập quốc tế.
Riêng tại nước ta, sau nhiều năm nghiên cứu, Chính phủ đã chính thức đệ trình Quốc Hội dự án luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (luật đặc khu). Cũng như các nước khác, dự án luật đặc khu cũng bao gồm những ưu đãi có thể có như: Thu hẹp ngành, nghề có điều kiện; gỡ bỏ những hạn chế, phân biệt đối xử đối với nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề ưu tiên phát triển của đặc khu; gia tăng thời gian thuê đất…
Xung quanh câu chuyện “đặc khu” đã và đang có nhiều ý kiến. Trong đó có sự đồng tình, nhất trí cao; nhưng cũng không ít ý kiến còn băn khoăn, đắn đo… Thậm chí có ý kiến phản đối! Thiết nghĩ: Trước một vấn đề mới và khó như vấn đề “đặc khu” thì việc có nhiều ý kiến và có ý kiến khác nhau là rất tốt! Đồng ý cũng có lý lẽ! Phản đối cũng có căn cứ! Rất bình thường…
Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Sau khi tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các tầng lớp nhân dân và cử tri, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thận trọng, cân nhắc nhiều mặt và thống nhất với Chính phủ chỉnh lý Dự án Luật theo hướng không quy định trường hợp đặc biệt thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu có thể được kéo dài không quá 99 năm. Đồng thời, để tiếp tục hoàn thiện Dự án Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội cho phép xem xét, thông qua Dự án Luật này tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV theo quy trình xem xét, thông qua dự án Luật tại ba kỳ họp. Kết quả: Ngày 11-6, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua việc lùi Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.
Nhưng thực tế còn nổi lên một loại “ý kiến” rất không bình thường, vô căn cứ. Đó là:
Trong nội dung của dự án Luật đặc khu có một vấn đề rất quan trọng là vấn đề “thuê đất”. Nhưng ai đó, đâu đó đã trắng trợn “biến” nó thành vấn đề “bán đất”. Họ đang bù lu bù loa… gắng sức lôi kéo dư luận!
Thứ hai, mặc dù trong Dự án luật đặc khu không có một chữ nào đề cập đến “Trung Quốc”. Nhưng câu chuyện “bán đất” cho Trung Quốc đã được đơm đặt, đồn thổi… Họ lấy đây là cái cớ để một lần nữa tô vẽ, thêm thắt cho cái gọi là “câu chuyện bán đất-bán nước”, hầu thu hút được những cá nhân nhẹ dạ, cả tin!
Cái đích xa hơn mà chúng hướng tới là chống lại chủ trương hội nhập quốc tế nói riêng, sự nghiệp đổi mới nói chung, đã và đang được triển khai ngày càng hiệu quả!
Cũng như lâu nay, họ ra sức kêu gào “lòng yêu nước” gắn với kích thích chủ nghĩa dân tộc cực đoan, kích động xuống đường biểu tình trái pháp luật… Đây là thủ đoạn rất nham hiểm, thâm độc. Cần có sự định hướng kịp thời, nhằm góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Trách nhiệm của mỗi chúng ta hiện nay là phải nhận thức thật đầy đủ, sâu sắc về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Ra sức góp phần bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi. Hiểu rõ chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Cần hiểu đúng quan hệ đối ngoại luôn là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh; hoạt động đối ngoại nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước.
Phải hết sức bình tĩnh trước các diễn biến nhanh chóng và phức tạp của tình hình! Phải cảnh giác trước các “tin đồn” thất thiệt! Phải tích cực góp phần đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; kịp thời ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái./.
Sự thật.
__________
Riêng tại nước ta, sau nhiều năm nghiên cứu, Chính phủ đã chính thức đệ trình Quốc Hội dự án luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (luật đặc khu). Cũng như các nước khác, dự án luật đặc khu cũng bao gồm những ưu đãi có thể có như: Thu hẹp ngành, nghề có điều kiện; gỡ bỏ những hạn chế, phân biệt đối xử đối với nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề ưu tiên phát triển của đặc khu; gia tăng thời gian thuê đất…
Xung quanh câu chuyện “đặc khu” đã và đang có nhiều ý kiến. Trong đó có sự đồng tình, nhất trí cao; nhưng cũng không ít ý kiến còn băn khoăn, đắn đo… Thậm chí có ý kiến phản đối! Thiết nghĩ: Trước một vấn đề mới và khó như vấn đề “đặc khu” thì việc có nhiều ý kiến và có ý kiến khác nhau là rất tốt! Đồng ý cũng có lý lẽ! Phản đối cũng có căn cứ! Rất bình thường…
Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Sau khi tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các tầng lớp nhân dân và cử tri, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thận trọng, cân nhắc nhiều mặt và thống nhất với Chính phủ chỉnh lý Dự án Luật theo hướng không quy định trường hợp đặc biệt thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu có thể được kéo dài không quá 99 năm. Đồng thời, để tiếp tục hoàn thiện Dự án Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội cho phép xem xét, thông qua Dự án Luật này tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV theo quy trình xem xét, thông qua dự án Luật tại ba kỳ họp. Kết quả: Ngày 11-6, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua việc lùi Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.
Nhưng thực tế còn nổi lên một loại “ý kiến” rất không bình thường, vô căn cứ. Đó là:
Trong nội dung của dự án Luật đặc khu có một vấn đề rất quan trọng là vấn đề “thuê đất”. Nhưng ai đó, đâu đó đã trắng trợn “biến” nó thành vấn đề “bán đất”. Họ đang bù lu bù loa… gắng sức lôi kéo dư luận!
Thứ hai, mặc dù trong Dự án luật đặc khu không có một chữ nào đề cập đến “Trung Quốc”. Nhưng câu chuyện “bán đất” cho Trung Quốc đã được đơm đặt, đồn thổi… Họ lấy đây là cái cớ để một lần nữa tô vẽ, thêm thắt cho cái gọi là “câu chuyện bán đất-bán nước”, hầu thu hút được những cá nhân nhẹ dạ, cả tin!
Cái đích xa hơn mà chúng hướng tới là chống lại chủ trương hội nhập quốc tế nói riêng, sự nghiệp đổi mới nói chung, đã và đang được triển khai ngày càng hiệu quả!
Cũng như lâu nay, họ ra sức kêu gào “lòng yêu nước” gắn với kích thích chủ nghĩa dân tộc cực đoan, kích động xuống đường biểu tình trái pháp luật… Đây là thủ đoạn rất nham hiểm, thâm độc. Cần có sự định hướng kịp thời, nhằm góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Trách nhiệm của mỗi chúng ta hiện nay là phải nhận thức thật đầy đủ, sâu sắc về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Ra sức góp phần bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi. Hiểu rõ chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Cần hiểu đúng quan hệ đối ngoại luôn là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh; hoạt động đối ngoại nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước.
Phải hết sức bình tĩnh trước các diễn biến nhanh chóng và phức tạp của tình hình! Phải cảnh giác trước các “tin đồn” thất thiệt! Phải tích cực góp phần đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; kịp thời ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái./.
Sự thật.
__________