Sự lựa chọn của trí tuệ!
- Được đăng: Thứ năm, 28 Tháng 5 2020 14:53
- Lượt xem: 1565
(TUAG)- Ngay khi Pháp đưa quân xâm lược, Nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống giặc. Trong sách “Lịch sử cuộc chinh phục Nam Kỳ năm 1861” thừa nhận: “..., hầu như có bao nhiêu người An Nam thì có bấy nhiêu trung tâm kháng chiến”. Nhưng do phần lớn vua quan khiếp sợ “tàu to, súng lớn”... Từ năm 1862 đã ký hòa ước “nhượng” cho Pháp 3 tỉnh miền Đông, tiếp theo là các hiệp ước khác - thực chất là hàng ước “bán nước”... Biết bao cuộc khởi nghĩa “chỉ có thể dấy lên rồi tắt”. Nguyên nhân là do không có đường hướng phù hợp.
Nhận thức đúng tình hình, ngày 05/06/1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Hành trang của Người là vốn học thức qua nhiều năm đèn sách ở một vùng đất nổi tiếng hay chữ nhất cả nước và tấm lòng yêu nước, thương dân mãnh liệt… Vừa lao động mưu sinh, Người vừa miệt mài học tập, nghiên cứu về tất cả các nội dung liên quan đến vấn đề “Tìm đường”. Đến Hoa Kỳ, Người ra sức tìm hiểu cuộc cách mạng năm 1776; Người cố gắng nghiên cứu Cách mạng tư sản Pháp với bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền” năm 1789…
Khi các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị ở Véc-xây, Người cùng một số nhà yêu nước khác tại Pháp đã gởi tới Hội nghị bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”. Sự kiện này đã gây tiếng vang lớn, được ví như một ''quả bom chính trị'' làm chấn động dư luận; nó đưa Nguyễn Ái Quốc trở thành “người phát ngôn có uy tín và đáng tin cậy của dân tộc Việt Nam cũng như của dân tộc các nước thuộc địa và phụ thuộc”. Cái tên Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ “có sức hấp dẫn kỳ lạ”… Nhưng, “Bản Yêu sách” không được chấp nhận. Nguyễn Ái Quốc càng nhận rõ hơn về “các trò bịp” của chủ nghĩa đế quốc!
Trước tình hình “học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều”: Vàng thau lẫn lộn! Trong lúc một số phần tử cơ hội đang sa vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, ra sức “thao túng” phong trào cách mạng… Bằng trí tuệ và nghị lực phi thường, Người đã đến được với Luận cương “về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin. Đây là tác phẩm lần đầu tiên đặt vấn đề dân tộc gắn liền với vấn đề thuộc địa; chỉ ra mối quan hệ giữa cách mạng “chính quốc” và “thuộc địa”; khẳng định vai trò quan trọng của thuộc địa. Người đã tìm thấy “cái cần thiết của chúng ta”. Nguyên Tổng Bí thư Trường Chinh nhận định: “Luận cương… đến với Người như một ánh sáng kỳ diệu nâng cao về chất tất cả những hiểu biết và tình cảm cách mạng mà Người hằng nung nấu”. Hiểu đúng Luận cương còn là tiền đề để Người đi đến một quyết định lịch sử: Tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp và đi theo Quốc tế III (12/1920). Nếu như lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc xuất hiện trên vũ đài chính trị thế giới trong sự kiện “Véc-Xây” tạo ra "tiếng sấm" vang động, thì đến sự kiện “Đại hội Tua” lại là bước nhảy vọt trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị của Người. Nó mở ra thời kỳ khắc phục sự khủng hoảng về đường lối cứu nước.
Có một điều không thể không nhấn mạnh là trước Nguyễn Ái Quốc, cùng với Nguyễn Ái Quốc có rất nhiều người ra đi tìm đường như Người. Nhưng “tìm” mà không “thấy”, không ít người đã đọc Luận Cương trước cả Người nhưng “thấy” mà không “biết”, không “sáng tỏ”… Gần như chỉ có riêng Người “ rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng”; chỉ có Người sớm thấy: “Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai... vì cách mệnh Mỹ là cách mệnh tư bản, mà cách mệnh tư bản là chưa phải cách mệnh đến nơi”. “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ,… , tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay… còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức.”. “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đó thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang”. Người tổng kết : “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
Từ đó đến nay, mỗi thắng lợi và mỗi bước đi lên của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với sự soi đường, dẫn dắt của Người. Thực tiễn khẳng định chỉ có đi theo con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đất nước ta mới ngày càng phát triển; Nhân dân ta mới có cuộc sống ngày càng ấm no, tự do, hạnh phúc; Tổ quốc ta mới ngày càng giàu mạnh./.
Sự thật
Nhận thức đúng tình hình, ngày 05/06/1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Hành trang của Người là vốn học thức qua nhiều năm đèn sách ở một vùng đất nổi tiếng hay chữ nhất cả nước và tấm lòng yêu nước, thương dân mãnh liệt… Vừa lao động mưu sinh, Người vừa miệt mài học tập, nghiên cứu về tất cả các nội dung liên quan đến vấn đề “Tìm đường”. Đến Hoa Kỳ, Người ra sức tìm hiểu cuộc cách mạng năm 1776; Người cố gắng nghiên cứu Cách mạng tư sản Pháp với bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền” năm 1789…
Khi các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị ở Véc-xây, Người cùng một số nhà yêu nước khác tại Pháp đã gởi tới Hội nghị bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”. Sự kiện này đã gây tiếng vang lớn, được ví như một ''quả bom chính trị'' làm chấn động dư luận; nó đưa Nguyễn Ái Quốc trở thành “người phát ngôn có uy tín và đáng tin cậy của dân tộc Việt Nam cũng như của dân tộc các nước thuộc địa và phụ thuộc”. Cái tên Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ “có sức hấp dẫn kỳ lạ”… Nhưng, “Bản Yêu sách” không được chấp nhận. Nguyễn Ái Quốc càng nhận rõ hơn về “các trò bịp” của chủ nghĩa đế quốc!
Trước tình hình “học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều”: Vàng thau lẫn lộn! Trong lúc một số phần tử cơ hội đang sa vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, ra sức “thao túng” phong trào cách mạng… Bằng trí tuệ và nghị lực phi thường, Người đã đến được với Luận cương “về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin. Đây là tác phẩm lần đầu tiên đặt vấn đề dân tộc gắn liền với vấn đề thuộc địa; chỉ ra mối quan hệ giữa cách mạng “chính quốc” và “thuộc địa”; khẳng định vai trò quan trọng của thuộc địa. Người đã tìm thấy “cái cần thiết của chúng ta”. Nguyên Tổng Bí thư Trường Chinh nhận định: “Luận cương… đến với Người như một ánh sáng kỳ diệu nâng cao về chất tất cả những hiểu biết và tình cảm cách mạng mà Người hằng nung nấu”. Hiểu đúng Luận cương còn là tiền đề để Người đi đến một quyết định lịch sử: Tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp và đi theo Quốc tế III (12/1920). Nếu như lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc xuất hiện trên vũ đài chính trị thế giới trong sự kiện “Véc-Xây” tạo ra "tiếng sấm" vang động, thì đến sự kiện “Đại hội Tua” lại là bước nhảy vọt trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị của Người. Nó mở ra thời kỳ khắc phục sự khủng hoảng về đường lối cứu nước.
Có một điều không thể không nhấn mạnh là trước Nguyễn Ái Quốc, cùng với Nguyễn Ái Quốc có rất nhiều người ra đi tìm đường như Người. Nhưng “tìm” mà không “thấy”, không ít người đã đọc Luận Cương trước cả Người nhưng “thấy” mà không “biết”, không “sáng tỏ”… Gần như chỉ có riêng Người “ rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng”; chỉ có Người sớm thấy: “Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai... vì cách mệnh Mỹ là cách mệnh tư bản, mà cách mệnh tư bản là chưa phải cách mệnh đến nơi”. “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ,… , tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay… còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức.”. “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đó thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang”. Người tổng kết : “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
Từ đó đến nay, mỗi thắng lợi và mỗi bước đi lên của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với sự soi đường, dẫn dắt của Người. Thực tiễn khẳng định chỉ có đi theo con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đất nước ta mới ngày càng phát triển; Nhân dân ta mới có cuộc sống ngày càng ấm no, tự do, hạnh phúc; Tổ quốc ta mới ngày càng giàu mạnh./.
Sự thật