Tháng hai không thể nào quên
- Được đăng: Thứ năm, 18 Tháng 2 2021 13:50
- Lượt xem: 2540
(TGAG)- Cách đây 42 năm, sáng sớm ngày 17-2-1979, Trung Quốc đã huy động hơn 60 vạn quân mở cuộc tiến công quân sự quy mô lớn trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, dài 1.400 km, bao gồm các tỉnh: Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Ngay trong ngày 17-2-1979, khi quân Trung Quốc mở cuộc tiến công xâm lược Việt Nam, Chính phủ Việt Nam ra Tuyên bố với thế giới về việc Trung Quốc gây chiến tranh chống Việt Nam. Tuyên bố nêu rõ cuộc chiến tranh xâm lược này của phía Trung Quốc đã chống lại cả hệ thống xã hội chủ nghĩa, phong trào độc lập dân tộc, phá hoại hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á và trên thế giới; chà đạp thô bạo các nguyên tắc sơ đẳng nhất trong quan hệ quốc tế và Hiến chương Liên hiệp quốc, là một thách thức đối với mọi người yêu chuộng hòa bình và công lý. Đứng trước họa xâm lược đó, quân và dân Việt Nam không có con đường nào khác phải dùng quyền tự vệ chính đáng của mình kiên quyết đánh trả bọn xâm lược[1].
Việt Nam kêu gọi Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa anh em, các nước dân tộc độc lập, các nước trong Phong trào không liên kết, các nước bầu bạn, các đảng cộng sản và công nhân, nhân dân tiến bộ toàn thế giới tăng cường đoàn kết với Việt Nam, ủng hộ và bảo vệ Việt Nam, đòi phía Trung Quốc chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, rút hết quân ra khỏi Việt Nam[2].
Một tổ hỏa lực thuộc Trung đoàn 567 Bộ đội địa phương Cao Bằng phục kích quân Trung Quốc tấn công Thị xã Cao Bằng tháng 2/1979 (Ảnh tư liệu)
Cũng trong ngày 17-2- 1979, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Duy Trinh đã gửi điện khẩn cấp tới Chủ tịch Hội đồng Bảo an và Tổng Thư ký Liên hợp quốc, thông báo tình hình quân đội Trung Quốc đã tiến công xâm lược Việt Nam, gây tội ác đẫm máu đối với nhân dân Việt Nam. Trước tình hình đó, quân và dân Việt Nam kiên quyết dùng quyền đánh trả để bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; đồng thời yêu cầu Liên hiệp quốc xem xét và có biện pháp buộc nhà cầm quyền Trung Quốc rút khỏi Việt Nam.
Ngày 4-3-1979, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Lời kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng, anh dũng tiến lên, quyết chiến và quyết thắng. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh: “Toàn thể đồng bào các dân tộc anh em trong cả nước, các tôn giáo, các đảng phái, già, trẻ, gái, trai hãy phát huy truyền thống Diên Hồng, triệu người như một, nhất tề đứng lên bảo vệ Tổ quốc!”[3]
Ngày 5-3-1979, Chủ tịch Tôn Đức Thắng công bố Lệnh số 29- LCT Tổng động viên trong cả nước. Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định về việc thực hiện quân sự hóa toàn dân, vũ trang toàn dân. Trong đó, yêu cầu nam từ 18 đến 45 tuổi, nữ từ 18 đến 35 tuổi có đủ điều kiện, đều gia nhập hàng ngũ du kích và tự vệ. Ngoài ra, ai tự nguyện đều được đưa vào tổ chức vũ trang quần chúng. Khi xảy ra chiến sự ở địa phương, trừ những người được phép sơ tán đi nơi khác, còn tất cả mọi người phải ở lại làm nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
Đáp Lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình, toàn thể dân tộc Việt Nam, đặc biệt là các lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam tại các tỉnh biên giới phía Bắc đã anh dũng chiến đấu, đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 280 xe tăng, xe bọc thép, phá hủy 115 khẩu pháo, thu nhiều vũ khí, tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 tên địch; bảo vệ vững chắc toàn toàn vẹn lãnh thổ. Ngày 5-3-1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân và đến ngày 18-3-1979, toàn bộ quân Trung Quốc rút hết về nước.
Theo Đại Tá Russell D. Howard thuộc Học Viện An Ninh Quốc Gia của Không Quân Hoa Kỳ, Trung Quốc thiệt hại chỉ trong vài ngày bằng hơn một nửa số tổn thất của Mỹ trong hơn 8 năm trực tiếp đưa quân tham dự chiến tranh Việt Nam. Thống kê cho thấy từ 30.000 đến 60.000 quân Trung Quốc đã bị tiêu diệt trong vòng chỉ một tháng.
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ nền độc lập dân tộc lần này, Việt Nam tiếp tục nhận được sự đồng tình ủng hộ của và nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế. Trong đó có Hội nghị quốc tế khẩn cấp ủng hộ Việt Nam, diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8-3-1979, tại Helsinki (Phần Lan), gồm hơn 100 quốc gia và 30 tổ chức quốc tế, đã lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam và kêu gọi nhân dân Trung Quốc đòi Chính phủ Trung Quốc rút toàn bộ quân đội ra khỏi Việt Nam; đồng thời, đề ra chương trình hành động quốc tế đoàn kết và bảo vệ Việt Nam.
Xe tăng Trung Quốc bị tiêu diệt, dồn thành đống ở xã Bế Triều, huyện Hòa An, Cao Bằng ngày 18/2/1979 (Ảnh tư liệu)
Mặc dù vậy, trong cuộc chiến tranh này,Việt Nam có bị bất ngờ. GS,TS Vũ Dương Huân cho rằng: “Tôi nghĩ là lúc ấy hầu như không có ai suy luận được, không ai nghĩ là Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam bằng quân sự, vì ta có cái nhận thức từ xưa tới nay là xã hội chủ nghĩa không có mâu thuẫn đối kháng, không tấn công lẫn nhau. Trên thực tế, sáng 17/2/1979, khi Trung Quốc tấn công Việt Nam, Bộ Ngoại giao mới tập trung làm tuyên bố”[4].
Đồng thời, do chuẩn bị thế trận còn thiếu chu đáo, sử dụng lực lượng, vận dụng tác chiến phòng ngự chưa tốt, trong tác chiến hiệp đồng thiếu chặt chẽ, các công tác bảo đảm có một số thiếu sót, nhất là ở cấp chiến dịch và chiến thuật, nên quân và dân Việt Nam chưa tổ chức được các trận đánh tiêu diệt lớn quân xâm lược ở qui mô lớn. Trong hơn một tháng chiến đấu, bộ đội Việt Nam hy sinh 3.907 người, bị thương 5.627 người, bị bắt và mất tích 960 người, bị địch phá huỷ 133 khẩu pháo cối các loại, 86 ô tô và 6 xe tăng, xe thiết giáp, mất hàng vạn khẩu súng bộ binh cùng một số khí tài quân sự khác.
Trung Quốc đạt được một số mục tiêu hạn chế như tàn phá được một số cơ sở kinh tế, xã hội của Việt Nam ở vùng biên giới, tranh thủ được sự ủng hộ của Mỹ đối với 4 hiện đại hóa, thăm dò được phản ứng của Liên Xô, thẩm định được khả năng chiến đấu của quân đội, có cơ sở để hiện đại hóa quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, mục tiêu cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc cơ bản là thất bại. “Tôi nghĩ việc Trung Quốc tấn công Việt Nam vào ngày 17/2/1979 là một sự kiện lớn, họ cũng đạt được một vài mục tiêu, nhưng cơ bản là thất bại”[5].
Sau cuộc tiến công quy mô lớn sang lãnh thổ Việt Nam tháng 2 -1979, Trung Quốc vẫn không từ bỏ ý đồ xâm lấn lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam bằng bằng nhiều thủ đoạn, trong đó có quân sự. Trong 10 năm (1979-1989), Trung Quốc tiếp tục dùng một lực lượng tương đối lớn quân đội áp át biên giới Việt Nam, trực tiếp pháo kích và dùng lực lượng bộ binh tấn công xâm lấn nhiều vùng biên giới trên bộ và tàu hải quân đánh chiếm một số đảo, bãi đá, thực thể địa lý của Việt Nam trên Biển Đông. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân Việt Nam tiếp tục chiến đấu bảo vệ vững chắc vùng biên giới trên bộ, đồng thời kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển và các đảo, bãi đá, thực thể địa lý trên Biển Đông.
Từ năm 1989, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc dần dần được cải thiện. Ngày nay, hai nước có quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Tuy nhiên, lịch sử vẫn còn đó, tháng hai không thể nào quên.
Hải Đăng
________________
[1] Xem Báo Nhân Dân số ra ngày 18-2-1979
[2] Xem Báo Nhân Dân số ra ngày 18-2-1979
[3] Xem Báo Nhân Dân số ra ngày 5-3-1979
[4] Báo Vietnamnet, ngày 17/2/2018.
[5] GS,TS Vũ Dương Huân trả lời phỏng vấn Báo Vietnamnet ngày 17/2/2018.
Ngay trong ngày 17-2-1979, khi quân Trung Quốc mở cuộc tiến công xâm lược Việt Nam, Chính phủ Việt Nam ra Tuyên bố với thế giới về việc Trung Quốc gây chiến tranh chống Việt Nam. Tuyên bố nêu rõ cuộc chiến tranh xâm lược này của phía Trung Quốc đã chống lại cả hệ thống xã hội chủ nghĩa, phong trào độc lập dân tộc, phá hoại hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á và trên thế giới; chà đạp thô bạo các nguyên tắc sơ đẳng nhất trong quan hệ quốc tế và Hiến chương Liên hiệp quốc, là một thách thức đối với mọi người yêu chuộng hòa bình và công lý. Đứng trước họa xâm lược đó, quân và dân Việt Nam không có con đường nào khác phải dùng quyền tự vệ chính đáng của mình kiên quyết đánh trả bọn xâm lược[1].
Việt Nam kêu gọi Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa anh em, các nước dân tộc độc lập, các nước trong Phong trào không liên kết, các nước bầu bạn, các đảng cộng sản và công nhân, nhân dân tiến bộ toàn thế giới tăng cường đoàn kết với Việt Nam, ủng hộ và bảo vệ Việt Nam, đòi phía Trung Quốc chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, rút hết quân ra khỏi Việt Nam[2].
Một tổ hỏa lực thuộc Trung đoàn 567 Bộ đội địa phương Cao Bằng phục kích quân Trung Quốc tấn công Thị xã Cao Bằng tháng 2/1979 (Ảnh tư liệu)
Ngày 4-3-1979, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Lời kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng, anh dũng tiến lên, quyết chiến và quyết thắng. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh: “Toàn thể đồng bào các dân tộc anh em trong cả nước, các tôn giáo, các đảng phái, già, trẻ, gái, trai hãy phát huy truyền thống Diên Hồng, triệu người như một, nhất tề đứng lên bảo vệ Tổ quốc!”[3]
Ngày 5-3-1979, Chủ tịch Tôn Đức Thắng công bố Lệnh số 29- LCT Tổng động viên trong cả nước. Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định về việc thực hiện quân sự hóa toàn dân, vũ trang toàn dân. Trong đó, yêu cầu nam từ 18 đến 45 tuổi, nữ từ 18 đến 35 tuổi có đủ điều kiện, đều gia nhập hàng ngũ du kích và tự vệ. Ngoài ra, ai tự nguyện đều được đưa vào tổ chức vũ trang quần chúng. Khi xảy ra chiến sự ở địa phương, trừ những người được phép sơ tán đi nơi khác, còn tất cả mọi người phải ở lại làm nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
Đáp Lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình, toàn thể dân tộc Việt Nam, đặc biệt là các lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam tại các tỉnh biên giới phía Bắc đã anh dũng chiến đấu, đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 280 xe tăng, xe bọc thép, phá hủy 115 khẩu pháo, thu nhiều vũ khí, tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 tên địch; bảo vệ vững chắc toàn toàn vẹn lãnh thổ. Ngày 5-3-1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân và đến ngày 18-3-1979, toàn bộ quân Trung Quốc rút hết về nước.
Theo Đại Tá Russell D. Howard thuộc Học Viện An Ninh Quốc Gia của Không Quân Hoa Kỳ, Trung Quốc thiệt hại chỉ trong vài ngày bằng hơn một nửa số tổn thất của Mỹ trong hơn 8 năm trực tiếp đưa quân tham dự chiến tranh Việt Nam. Thống kê cho thấy từ 30.000 đến 60.000 quân Trung Quốc đã bị tiêu diệt trong vòng chỉ một tháng.
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ nền độc lập dân tộc lần này, Việt Nam tiếp tục nhận được sự đồng tình ủng hộ của và nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế. Trong đó có Hội nghị quốc tế khẩn cấp ủng hộ Việt Nam, diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8-3-1979, tại Helsinki (Phần Lan), gồm hơn 100 quốc gia và 30 tổ chức quốc tế, đã lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam và kêu gọi nhân dân Trung Quốc đòi Chính phủ Trung Quốc rút toàn bộ quân đội ra khỏi Việt Nam; đồng thời, đề ra chương trình hành động quốc tế đoàn kết và bảo vệ Việt Nam.
Xe tăng Trung Quốc bị tiêu diệt, dồn thành đống ở xã Bế Triều, huyện Hòa An, Cao Bằng ngày 18/2/1979 (Ảnh tư liệu)
Mặc dù vậy, trong cuộc chiến tranh này,Việt Nam có bị bất ngờ. GS,TS Vũ Dương Huân cho rằng: “Tôi nghĩ là lúc ấy hầu như không có ai suy luận được, không ai nghĩ là Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam bằng quân sự, vì ta có cái nhận thức từ xưa tới nay là xã hội chủ nghĩa không có mâu thuẫn đối kháng, không tấn công lẫn nhau. Trên thực tế, sáng 17/2/1979, khi Trung Quốc tấn công Việt Nam, Bộ Ngoại giao mới tập trung làm tuyên bố”[4].
Đồng thời, do chuẩn bị thế trận còn thiếu chu đáo, sử dụng lực lượng, vận dụng tác chiến phòng ngự chưa tốt, trong tác chiến hiệp đồng thiếu chặt chẽ, các công tác bảo đảm có một số thiếu sót, nhất là ở cấp chiến dịch và chiến thuật, nên quân và dân Việt Nam chưa tổ chức được các trận đánh tiêu diệt lớn quân xâm lược ở qui mô lớn. Trong hơn một tháng chiến đấu, bộ đội Việt Nam hy sinh 3.907 người, bị thương 5.627 người, bị bắt và mất tích 960 người, bị địch phá huỷ 133 khẩu pháo cối các loại, 86 ô tô và 6 xe tăng, xe thiết giáp, mất hàng vạn khẩu súng bộ binh cùng một số khí tài quân sự khác.
Trung Quốc đạt được một số mục tiêu hạn chế như tàn phá được một số cơ sở kinh tế, xã hội của Việt Nam ở vùng biên giới, tranh thủ được sự ủng hộ của Mỹ đối với 4 hiện đại hóa, thăm dò được phản ứng của Liên Xô, thẩm định được khả năng chiến đấu của quân đội, có cơ sở để hiện đại hóa quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, mục tiêu cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc cơ bản là thất bại. “Tôi nghĩ việc Trung Quốc tấn công Việt Nam vào ngày 17/2/1979 là một sự kiện lớn, họ cũng đạt được một vài mục tiêu, nhưng cơ bản là thất bại”[5].
Sau cuộc tiến công quy mô lớn sang lãnh thổ Việt Nam tháng 2 -1979, Trung Quốc vẫn không từ bỏ ý đồ xâm lấn lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam bằng bằng nhiều thủ đoạn, trong đó có quân sự. Trong 10 năm (1979-1989), Trung Quốc tiếp tục dùng một lực lượng tương đối lớn quân đội áp át biên giới Việt Nam, trực tiếp pháo kích và dùng lực lượng bộ binh tấn công xâm lấn nhiều vùng biên giới trên bộ và tàu hải quân đánh chiếm một số đảo, bãi đá, thực thể địa lý của Việt Nam trên Biển Đông. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân Việt Nam tiếp tục chiến đấu bảo vệ vững chắc vùng biên giới trên bộ, đồng thời kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển và các đảo, bãi đá, thực thể địa lý trên Biển Đông.
Từ năm 1989, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc dần dần được cải thiện. Ngày nay, hai nước có quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Tuy nhiên, lịch sử vẫn còn đó, tháng hai không thể nào quên.
Hải Đăng
________________
[1] Xem Báo Nhân Dân số ra ngày 18-2-1979
[2] Xem Báo Nhân Dân số ra ngày 18-2-1979
[3] Xem Báo Nhân Dân số ra ngày 5-3-1979
[4] Báo Vietnamnet, ngày 17/2/2018.
[5] GS,TS Vũ Dương Huân trả lời phỏng vấn Báo Vietnamnet ngày 17/2/2018.