Bình đẳng và đoàn kết các dân tộc anh em
- Được đăng: Thứ năm, 17 Tháng 11 2016 14:34
- Lượt xem: 2587
(TGAG)- Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ đầu đã thực hiện nhất quán những nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin về vấn đề dân tộc. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951) đã viết: “Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để kháng chiến và kiến quốc”. Đại hội IX của Đảng (4/2001) đã nêu lên nguyên tắc cơ bản về chính sách dân tộc là: “bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển…”.
Bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ quyền cơ bản của con người: “Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 ghi rõ: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo…”(1). “Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu sổ được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung”(2).
Tuyên bố quyền bình đẳng của các dân tộc về mặt pháp lý và việc thực hiện quyền bình đẳng trên thực tế còn một khoảng cách bởi điều kiện và trình độ phát triển kinh tế- xã hội của các dân tộc không đồng đều, đó là một thực tế khách quan, chính vì vậy mới cần có sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc. Chính sách dân tộc của Đảng ta là một hệ thống các chủ trương, giải pháp nhằm thực hiện quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc.
Lịch sử nước ta đã ghi nhận những đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp đấu tranh đánh đuổi kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Đồng bào các dân tộc thiểu số đã từng không ngại hy sinh xương máu để che chở bảo vệ cán bộ cách mạng, hăng hái theo Đảng trong cuộc trường chinh kháng chiến cứu nước. Ngày nay, các dân tộc thiểu số vì nhiều lý do mà còn nghèo nàn, lạc hậu và chậm phát triển thì các dân tộc đa số sẽ giúp đỡ các dân tộc thiểu số. Thông qua Nhà nước, đồng bào các dân tộc thiểu số được giúp đỡ bằng việc thực hiện các chính sách ưu đãi đặc biệt tập trung về con người, phương tiện để các dân tộc thiểu số vươn lên, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, tiến kịp trình độ chung của cả nước. Và cũng chính từ sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc anh em mà tình đoàn kết dân tộc được hình thành và phát triển ngày càng bền chặt. Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đoàn kết các dân tộc là chiến lược của cách mạng, là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, là cốt lõi của chủ nghĩa yêu nước, là tư tưởng nhân văn, là nền tảng của chính sách dân tộc.
Phát triển kinh tế ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế quốc dân. Miền núi và vùng đồng bào dân tộc nước ta có nhiều tiềm năng, điều kiện để phát triển kinh tế nhưng do nhiều nguyên nhân mà đồng bào các dân tộc ở đây chưa khai thác được. Đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như: khoáng sản, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, phát triển kinh tế trang trại, chăn nuôi v,v… Chính vì vậy, Nhà nước cần đầu tư hỗ trợ, kết hợp áp dụng các cơ chế khuyến khích nhằm phát huy ý thức tự lực, tự cường, năng lực sáng tạo của đồng bào các dân tộc để khai thác mọi thế mạnh, tiềm năng của miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hội nghị Trung ương bảy (khóa IX) về công tác dân tộc đã cụ thể nhiệm vụ: “Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất”.
Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số là sự nghiệp chung của nhân dân cả nước, của nhân dân các dân tộc không phân biệt là dân tộc đa số hay thiểu số. Vì lợi ích trực tiếp của nhân dân các dân tộc thiểu số, đồng thời vì lợi ích chung của cả nước, Nhà nước đã và đang bố trí vốn đầu tư thích đáng hơn cho địa bàn quan trọng này. Trước mắt, tập trung đầu tư cho phát triển giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện và nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư, phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế… nhằm xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
Thực tế đã cho thấy, thông qua các chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo; chương trình 135, 134, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc, miền núi đã có bước chuyển biến rõ nét. Những con đường bê tông nhựa được xây dựng tới tận các phum sóc. Giao thông phát triển, tất yếu kéo theo sự phát triển của nhiều mặt mà trước tiên là phục vụ sự đi lại, vận chuyển hàng hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Những công trình thủy lợi đưa nước chủ động bơm tưới cho vùng đất cao để nâng vòng quay của đất từ một vụ năng suất bấp bênh lên hai, ba vụ, năng suất sản lượng đều vượt lên gấp hai ba lần. Những công trình cung cấp nước phục vụ sinh hoạt, tạo điều kiện thực hiện vệ sinh, môi trường, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Những công trình cung cấp điện, góp phần nâng cao đời sống tinh thần đồng bào dân tộc thiểu số bởi sự đa dạng, phong phú của các loại hình vui chơi, giải trí và phương tiện thông tin đại chúng.
Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách ưu tiên đặc biệt phát triển giáo dục và đào tạo, coi trọng đào tạo cán bộ và đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số. Nhiều ngôi trường dân tộc nội trú dạy chữ dân tộc và chữ phổ thông, thu hút con em đồng bào dân tộc vào học tập và rèn luyện, có học bổng của Nhà nước trao cho, giảm gánh nặng cho gia đình, người thân. Nhiều chính sách cử tuyển đưa học sinh dân tộc thiểu số đi đào tạo các ngành học, các cấp học theo qui hoạch bố trí cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển của vùng đồng bào dân tộc, miền núi. Nhiều hoạt động vui chơi giải trí, lễ hội đậm nét bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số được giữ gìn và phát huy, phục vụ chính cho đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc và tạo điều kiện giao lưu văn hóa giữa các dân tộc anh em.
Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách tạo điều kiện để nhân dân các dân tộc thiểu số vươn lên mạnh mẽ, phát triển kinh tế, văn hóa, từng bước nâng cao năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, coi trọng đào tạo cán bộ người dân tộc, tôn trọng và phát huy những phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc.
Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ là một trong những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng. Chính sách dân tộc thể hiện mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng. Thực hiện chính sách dân tộc là trách nhiệm chính trị của tổ chức cơ sở đảng và cán bộ, đảng viên. Mặt khác, chúng ta cần luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kịp thời đánh bại mọi âm mưu và hành động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta./.
* (1),(2) Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980 và 1992) Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr 8, 9.
* Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội -2002.
* Các Nghị quyết của Đảng…
Bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ quyền cơ bản của con người: “Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 ghi rõ: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo…”(1). “Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu sổ được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung”(2).
Tuyên bố quyền bình đẳng của các dân tộc về mặt pháp lý và việc thực hiện quyền bình đẳng trên thực tế còn một khoảng cách bởi điều kiện và trình độ phát triển kinh tế- xã hội của các dân tộc không đồng đều, đó là một thực tế khách quan, chính vì vậy mới cần có sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc. Chính sách dân tộc của Đảng ta là một hệ thống các chủ trương, giải pháp nhằm thực hiện quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc.
Lịch sử nước ta đã ghi nhận những đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp đấu tranh đánh đuổi kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Đồng bào các dân tộc thiểu số đã từng không ngại hy sinh xương máu để che chở bảo vệ cán bộ cách mạng, hăng hái theo Đảng trong cuộc trường chinh kháng chiến cứu nước. Ngày nay, các dân tộc thiểu số vì nhiều lý do mà còn nghèo nàn, lạc hậu và chậm phát triển thì các dân tộc đa số sẽ giúp đỡ các dân tộc thiểu số. Thông qua Nhà nước, đồng bào các dân tộc thiểu số được giúp đỡ bằng việc thực hiện các chính sách ưu đãi đặc biệt tập trung về con người, phương tiện để các dân tộc thiểu số vươn lên, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, tiến kịp trình độ chung của cả nước. Và cũng chính từ sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc anh em mà tình đoàn kết dân tộc được hình thành và phát triển ngày càng bền chặt. Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đoàn kết các dân tộc là chiến lược của cách mạng, là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, là cốt lõi của chủ nghĩa yêu nước, là tư tưởng nhân văn, là nền tảng của chính sách dân tộc.
Phát triển kinh tế ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế quốc dân. Miền núi và vùng đồng bào dân tộc nước ta có nhiều tiềm năng, điều kiện để phát triển kinh tế nhưng do nhiều nguyên nhân mà đồng bào các dân tộc ở đây chưa khai thác được. Đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như: khoáng sản, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, phát triển kinh tế trang trại, chăn nuôi v,v… Chính vì vậy, Nhà nước cần đầu tư hỗ trợ, kết hợp áp dụng các cơ chế khuyến khích nhằm phát huy ý thức tự lực, tự cường, năng lực sáng tạo của đồng bào các dân tộc để khai thác mọi thế mạnh, tiềm năng của miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hội nghị Trung ương bảy (khóa IX) về công tác dân tộc đã cụ thể nhiệm vụ: “Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất”.
Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số là sự nghiệp chung của nhân dân cả nước, của nhân dân các dân tộc không phân biệt là dân tộc đa số hay thiểu số. Vì lợi ích trực tiếp của nhân dân các dân tộc thiểu số, đồng thời vì lợi ích chung của cả nước, Nhà nước đã và đang bố trí vốn đầu tư thích đáng hơn cho địa bàn quan trọng này. Trước mắt, tập trung đầu tư cho phát triển giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện và nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư, phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế… nhằm xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
Thực tế đã cho thấy, thông qua các chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo; chương trình 135, 134, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc, miền núi đã có bước chuyển biến rõ nét. Những con đường bê tông nhựa được xây dựng tới tận các phum sóc. Giao thông phát triển, tất yếu kéo theo sự phát triển của nhiều mặt mà trước tiên là phục vụ sự đi lại, vận chuyển hàng hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Những công trình thủy lợi đưa nước chủ động bơm tưới cho vùng đất cao để nâng vòng quay của đất từ một vụ năng suất bấp bênh lên hai, ba vụ, năng suất sản lượng đều vượt lên gấp hai ba lần. Những công trình cung cấp nước phục vụ sinh hoạt, tạo điều kiện thực hiện vệ sinh, môi trường, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Những công trình cung cấp điện, góp phần nâng cao đời sống tinh thần đồng bào dân tộc thiểu số bởi sự đa dạng, phong phú của các loại hình vui chơi, giải trí và phương tiện thông tin đại chúng.
Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách ưu tiên đặc biệt phát triển giáo dục và đào tạo, coi trọng đào tạo cán bộ và đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số. Nhiều ngôi trường dân tộc nội trú dạy chữ dân tộc và chữ phổ thông, thu hút con em đồng bào dân tộc vào học tập và rèn luyện, có học bổng của Nhà nước trao cho, giảm gánh nặng cho gia đình, người thân. Nhiều chính sách cử tuyển đưa học sinh dân tộc thiểu số đi đào tạo các ngành học, các cấp học theo qui hoạch bố trí cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển của vùng đồng bào dân tộc, miền núi. Nhiều hoạt động vui chơi giải trí, lễ hội đậm nét bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số được giữ gìn và phát huy, phục vụ chính cho đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc và tạo điều kiện giao lưu văn hóa giữa các dân tộc anh em.
Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách tạo điều kiện để nhân dân các dân tộc thiểu số vươn lên mạnh mẽ, phát triển kinh tế, văn hóa, từng bước nâng cao năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, coi trọng đào tạo cán bộ người dân tộc, tôn trọng và phát huy những phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc.
Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ là một trong những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng. Chính sách dân tộc thể hiện mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng. Thực hiện chính sách dân tộc là trách nhiệm chính trị của tổ chức cơ sở đảng và cán bộ, đảng viên. Mặt khác, chúng ta cần luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kịp thời đánh bại mọi âm mưu và hành động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta./.
Mai Bửu Minh
Tài liệu tham khảo:* (1),(2) Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980 và 1992) Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr 8, 9.
* Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội -2002.
* Các Nghị quyết của Đảng…