Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng theo quan điểm Bác Hồ
- Được đăng: Thứ sáu, 14 Tháng 7 2017 11:27
- Lượt xem: 3260
(TGAG)- Trong công tác xây dựng đảng, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác kiểm tra và giám sát, bởi theo Người: “Có kiểm tra mới huy động được tinh thần tích cực và lực lượng to tát của nhân dân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời”. Người cho rằng: kiểm tra là công cụ thiết yếu để làm trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước, là biện pháp hữu hiệu trong việc đấu tranh thủ tiêu mọi thiếu sót, khuyết điểm trong cơ quan Đảng và Nhà nước. Theo Người, lãnh đạo mà không kiểm tra tức là không lãnh đạo, là lãnh đạo quan liêu. Người khẳng định: “Bên cạnh sự tự giác thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, các cấp ủy đảng phải tăng cường công tác kiểm tra”, và: “không phải ngày nào cũng kiểm tra nhưng thường thường kiểm tra để giúp họ rút kinh nghiệm sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm”.
Người nhấn mạnh: “Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi… Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”. Người còn căn dặn: “các uỷ ban và cán bộ kiểm tra phải học tập và thấm nhuần đường lối, quan điểm của Đảng, phải luôn luôn chú ý nâng cao khả năng chuyên môn, phải cố gắng công tác, phải trau dồi đạo đức cách mạng. Đặc biệt là phải nâng cao ý thức tổ chức và kỷ luật, phải thật thà phê bình và tự phê bình để làm gương mẫu trong việc chấp hành kỷ luật của Đảng. Phải chí công vô tư, không thiên vị, không thành kiến. Như thế thì mới làm tốt được công tác kiểm tra”.
Đảng ta xác định: Kiểm tra, giám sát là nội dung rất quan trọng trong quá trình lãnh đạo của Đảng, là chức năng lãnh đạo, nhiệm vụ thư¬ờng xuyên của toàn Đảng, tr¬ước hết là nhiệm vụ của cấp uỷ và ng¬ười đứng đầu cấp uỷ, do cấp uỷ trực tiếp tiến hành. Công tác kiểm tra, giám sát phải đ¬ược tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, thận trọng và chặt chẽ theo đúng nguyên tắc, ph¬ương pháp công tác đảng. Tổ chức đảng và đảng viên phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng và chịu sự giám sát của nhân dân.
Tăng c¬ường công tác kiểm tra, giám sát phải gắn chặt với công tác t¬ư t¬ưởng, công tác tổ chức và đổi mới ph¬ương thức lãnh đạo của Đảng; phải thực hiện toàn diện, đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả, góp phần xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư¬ tưởng và tổ chức; thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng.
Thực hiện đồng bộ giữa công tác kiểm tra và công tác giám sát; giám sát phải mở rộng, kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm để chủ động phòng ngừa vi phạm, kịp thời phát hiện những nhân tố mới để phát huy, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm ngay từ lúc mới manh nha.
Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống, lấy xây là chính. Khi các vụ việc vi phạm đ¬ược phát hiện, phải kiên quyết xử lý nghiêm minh để răn đe và giáo dục. Đề cao trách nhiệm của tổ chức đảng và đảng viên; phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị và của nhân dân trong công tác kiểm tra, giám sát.
Đại hội XI đã chủ trương: “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát”. Kết quả: Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng được tăng cường, có hiệu lực, hiệu quả hơn, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng; tham mưu, đề xuất, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản của Đảng đồng bộ, phù hợp. Tiếp tục quan tâm củng cố, kiện toàn ủy ban kiểm tra, cơ quan ủy ban kiểm tra và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp.
Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và xử lý tổ chức đảng và đảng viên vi phạm chưa cao, chưa đủ sức góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong nội bộ Đảng. Nhiều khuyết điểm, sai phạm của tổ chức đảng, đảng viên chậm được phát hiện, kiểm tra, xử lý, hoặc xử lý kéo dài, nên kỷ cương, kỷ luật ở một số nơi chưa nghiêm; chưa phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị và của nhân dân trong công tác kiểm tra, giám sát.
Từ đó, Đại hội XII bổ sung và nhấn mạnh: “Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng”.
Đại hội đã đề ra một số giải pháp thực hiện:
Một là, xử lý kịp thời, nghiêm minh tổ chức đảng, đảng viên vi phạm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những hành vi dung túng, bao che cho khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên, công khai kết quả xử lý.
Hai là, tập trung chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện các quy định của Đảng để nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.
Ba là, chú trọng kiểm tra, giám sát người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không để người thân trong gia đình lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
Bốn là, nghiên cứu việc tăng thẩm quyền kiểm tra, thi hành kỷ luật đảng cho ủy ban kiểm tra các cấp.
Nghị quyết Trung ương 4 đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Trong đó cần đặc biệt quan tâm những nội dung quan trọng như sau:
Một là, phải đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng. Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân ban hành văn bản không đúng, không phù hợp hoặc thực hiện không nghiêm túc các nội dung nghị quyết, kết luận của Đảng; khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân thực hiện có hiệu quả.
Hai là, các cấp uỷ, tổ chức đảng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và công khai kết quả để góp phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá". Bộ Chính trị, Ban Bí thư và ban thường vụ cấp uỷ các cấp chỉ đạo rà soát ngay đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc quyền và xử lý nghiêm những trường hợp suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", không bảo đảm về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình bổ nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác thấp, nhất là những trường hợp người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có nhiều dư luận.
Ba là, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương và cơ quan thường trực về phòng, chống tham nhũng. Nghiên cứu việc tăng thẩm quyền và chế tài xử lý trách nhiệm của uỷ ban kiểm tra các cấp trong việc kiểm tra, giám sát, kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên. Rà soát, hoàn thiện các quy định của Đảng và Nhà nước về xử lý kỷ luật, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng với kỷ luật hành chính của Nhà nước.
Bốn là, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; cán bộ, đảng viên vi phạm phải có hình thức xử lý kịp thời, chính xác, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng. Cấp uỷ các cấp chỉ đạo nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên; đồng thời, tiến hành rà soát, sàng lọc và đưa ngay những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng.
Năm là, xây dựng quy định xử lý những tập thể, cá nhân suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có lời nói và việc làm biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" nghiêm trọng. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức đảng phải chịu trách nhiệm nếu không kịp thời phát hiện hoặc phát hiện mà chậm xử lý đối với các biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"…
Quá trình tổ chức thực hiện phải thấm nhuần chỉ dạy của Bác Hồ: “Chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra” và “Nếu tổ chức sự kiểm tra được chu đáo, thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười gấp trăm”./.
Người nhấn mạnh: “Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi… Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”. Người còn căn dặn: “các uỷ ban và cán bộ kiểm tra phải học tập và thấm nhuần đường lối, quan điểm của Đảng, phải luôn luôn chú ý nâng cao khả năng chuyên môn, phải cố gắng công tác, phải trau dồi đạo đức cách mạng. Đặc biệt là phải nâng cao ý thức tổ chức và kỷ luật, phải thật thà phê bình và tự phê bình để làm gương mẫu trong việc chấp hành kỷ luật của Đảng. Phải chí công vô tư, không thiên vị, không thành kiến. Như thế thì mới làm tốt được công tác kiểm tra”.
Đảng ta xác định: Kiểm tra, giám sát là nội dung rất quan trọng trong quá trình lãnh đạo của Đảng, là chức năng lãnh đạo, nhiệm vụ thư¬ờng xuyên của toàn Đảng, tr¬ước hết là nhiệm vụ của cấp uỷ và ng¬ười đứng đầu cấp uỷ, do cấp uỷ trực tiếp tiến hành. Công tác kiểm tra, giám sát phải đ¬ược tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, thận trọng và chặt chẽ theo đúng nguyên tắc, ph¬ương pháp công tác đảng. Tổ chức đảng và đảng viên phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng và chịu sự giám sát của nhân dân.
Tăng c¬ường công tác kiểm tra, giám sát phải gắn chặt với công tác t¬ư t¬ưởng, công tác tổ chức và đổi mới ph¬ương thức lãnh đạo của Đảng; phải thực hiện toàn diện, đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả, góp phần xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư¬ tưởng và tổ chức; thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng.
Thực hiện đồng bộ giữa công tác kiểm tra và công tác giám sát; giám sát phải mở rộng, kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm để chủ động phòng ngừa vi phạm, kịp thời phát hiện những nhân tố mới để phát huy, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm ngay từ lúc mới manh nha.
Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống, lấy xây là chính. Khi các vụ việc vi phạm đ¬ược phát hiện, phải kiên quyết xử lý nghiêm minh để răn đe và giáo dục. Đề cao trách nhiệm của tổ chức đảng và đảng viên; phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị và của nhân dân trong công tác kiểm tra, giám sát.
Đại hội XI đã chủ trương: “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát”. Kết quả: Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng được tăng cường, có hiệu lực, hiệu quả hơn, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng; tham mưu, đề xuất, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản của Đảng đồng bộ, phù hợp. Tiếp tục quan tâm củng cố, kiện toàn ủy ban kiểm tra, cơ quan ủy ban kiểm tra và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp.
Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và xử lý tổ chức đảng và đảng viên vi phạm chưa cao, chưa đủ sức góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong nội bộ Đảng. Nhiều khuyết điểm, sai phạm của tổ chức đảng, đảng viên chậm được phát hiện, kiểm tra, xử lý, hoặc xử lý kéo dài, nên kỷ cương, kỷ luật ở một số nơi chưa nghiêm; chưa phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị và của nhân dân trong công tác kiểm tra, giám sát.
Từ đó, Đại hội XII bổ sung và nhấn mạnh: “Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng”.
Đại hội đã đề ra một số giải pháp thực hiện:
Một là, xử lý kịp thời, nghiêm minh tổ chức đảng, đảng viên vi phạm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những hành vi dung túng, bao che cho khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên, công khai kết quả xử lý.
Hai là, tập trung chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện các quy định của Đảng để nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.
Ba là, chú trọng kiểm tra, giám sát người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không để người thân trong gia đình lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
Bốn là, nghiên cứu việc tăng thẩm quyền kiểm tra, thi hành kỷ luật đảng cho ủy ban kiểm tra các cấp.
Nghị quyết Trung ương 4 đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Trong đó cần đặc biệt quan tâm những nội dung quan trọng như sau:
Một là, phải đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng. Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân ban hành văn bản không đúng, không phù hợp hoặc thực hiện không nghiêm túc các nội dung nghị quyết, kết luận của Đảng; khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân thực hiện có hiệu quả.
Hai là, các cấp uỷ, tổ chức đảng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và công khai kết quả để góp phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá". Bộ Chính trị, Ban Bí thư và ban thường vụ cấp uỷ các cấp chỉ đạo rà soát ngay đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc quyền và xử lý nghiêm những trường hợp suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", không bảo đảm về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình bổ nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác thấp, nhất là những trường hợp người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có nhiều dư luận.
Ba là, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương và cơ quan thường trực về phòng, chống tham nhũng. Nghiên cứu việc tăng thẩm quyền và chế tài xử lý trách nhiệm của uỷ ban kiểm tra các cấp trong việc kiểm tra, giám sát, kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên. Rà soát, hoàn thiện các quy định của Đảng và Nhà nước về xử lý kỷ luật, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng với kỷ luật hành chính của Nhà nước.
Bốn là, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; cán bộ, đảng viên vi phạm phải có hình thức xử lý kịp thời, chính xác, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng. Cấp uỷ các cấp chỉ đạo nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên; đồng thời, tiến hành rà soát, sàng lọc và đưa ngay những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng.
Năm là, xây dựng quy định xử lý những tập thể, cá nhân suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có lời nói và việc làm biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" nghiêm trọng. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức đảng phải chịu trách nhiệm nếu không kịp thời phát hiện hoặc phát hiện mà chậm xử lý đối với các biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"…
Quá trình tổ chức thực hiện phải thấm nhuần chỉ dạy của Bác Hồ: “Chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra” và “Nếu tổ chức sự kiểm tra được chu đáo, thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười gấp trăm”./.
TRUNG THÀNH