Tăng cường kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm
- Được đăng: Thứ bảy, 18 Tháng 4 2015 14:04
- Lượt xem: 4233
Đảng bộ tỉnh An Giang là một đảng bộ lớn ở Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với 897 tổ chức cơ sở đảng (trong đó có 323 đảng bộ cơ sở, 574 chi bộ cơ sở), có 11 đảng bộ bộ phận và 3.267 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở. Tổng số đảng viên của toàn Đảng bộ là 56.534 đảng viên.
Nhận thức rõ, kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, Ủy ban kiểm tra các cấp tỉnh An Giang luôn chú trọng công tác này thông qua thanh tra, kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng, các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội; công tác phê và tự phê bình, xét phân tích chất lượng đảng viên; qua khiếu nại, phản ánh dư luận của đảng viên và nhân dân.
Trong năm 2014, Ủy ban kiểm tra các cấp tỉnh An Giang đã ra quyết định kiểm tra 1.486 đảng viên, trong đó có 73 cấp ủy viên, chiếm 4,91%, 594 cán bộ thuộc diện cấp uỷ quản lý, chiếm 39,97%, 819 đảng viên không giữ chức vụ trong Đảng, chiếm 55,11%. Nội dung kiểm tra chủ yếu: Việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước: 360 trường hợp, chiếm 24,23%; Thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao: 213 trường hợp, chiếm 14,33%; Chấp hành quy chế làm việc, chế độ công tác, các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng: 103 trường hợp, chiếm 6,93%; Giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống: 210 trường hợp, chiếm 14,13%; Giữ gìn đoàn kết nội bộ: 17 trường hợp, chiếm 1,14%; Thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm”: 236 trường hợp, chiếm 15,88%; các nội dung khác: 347 trường hợp, chiếm 23,35%.
Kết quả kiểm tra cho thấy, có 1.402 trường hợp vi phạm, phải thi hành kỷ luật 1.095, đã thi hành kỷ luật 1.095, đạt tỷ lệ 100%. Hình thức kỷ luật gồm: Khiển trách 396, chiếm 36,16%; cảnh cáo 386, chiếm 35,25%; cách chức 163, chiếm 14,89%; khai trừ 150, chiếm 13,69%.
Đối với tổ chức đảng: Ủy ban Kiểm tra các cấp đã ra quyết định kiểm tra 61 tổ chức đảng, trong đó, đảng ủy cơ sở: 28, chiếm 45,9%; Ban thường vụ đảng ủy: 11, chiếm 18,03%; các ban đảng: 01, chiếm 1,64%; chi bộ: 21, chiếm 34,43%. Nội dung kiểm tra chủ yếu: Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước: 10, chiếm 16,39%; Chấp hành quy chế làm việc, chế độ công tác, các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng: 03, chiếm 4,92%; Chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ: 34, chiếm 55,74%; nội dung khác: 14, chiếm 22,95%.
Kết quả kiểm tra cho thấy, có 53 tổ chức đảng vi phạm, phải thi hành kỷ luật: 14, đã thi hành kỷ luật: 14. Hình thức kỷ luật: khiển trách: 10 tổ chức, chiếm 71,43%; cảnh cáo: 04 tổ chức, chiếm 28,57%.
Nhìn chung, việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm đã có sự chuyển biến, tiến bộ rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Đa số cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên đã nhận thức rõ hơn tính cấp thiết của việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, nên đã tăng cường chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện cho Ủy ban kiểm tra các cấp trong Đảng bộ tiến hành kiểm tra tốt hơn.
Xác định được đây là nhiệm vụ chính của ngành, nên Ủy ban kiểm tra các cấp đã chủ động triển khai thực hiện, phân công thành viên Ủy ban kiểm tra phụ trách địa bàn để thực hiện nhiệm vụ giám sát nhằm nắm tình hình, nắm dư luận từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, qua đó chọn lọc, xử lý thông tin và xác định dấu hiệu vi phạm để tiến hành kiểm tra. Nhờ đó, kết quả kiểm tra đảm bảo độ chính xác cao, trúng đối tượng, góp phần tích cực trong công tác giáo dục, rèn luyện, nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tiên phong gương mẫu của đảng viên, chủ động ngăn ngừa sai phạm, tiêu cực của cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng, tăng cường xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, công tác kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm của Ủy ban kiểm tra các cấp tỉnh An Giang còn tồn tại một số hạn chế, cần tập trung uốn nắn, khắc phục như: Một số cấp ủy và ủy ban kiểm tra còn có biểu hiện né tránh, ngại va chạm, thụ động trong phát hiện dấu hiệu vi phạm; nội dung kiểm tra chưa có trọng tâm, trọng điểm, nhất là những lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh vi phạm, đối tượng kiểm tra là cấp ủy viên cùng cấp; số vụ việc có dấu hiệu vi phạm được phát hiện thông qua giám sát chưa nhiều, do đó, tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm chưa cao; trình độ năng lực của một số cán bộ kiểm tra, nhất là ở cơ sở còn hạn chế...
Để tiếp tục tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm, thiết nghĩ, các cấp ủy, Ủy ban kiểm tra các cấp trong tỉnh cần thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu: Nâng cao nhận thức trách nhiệm của cấp ủy đảng, Ủy ban kiểm tra và đảng viên về công tác kiểm tra, giám sát nói chung, kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm nói riêng; Kiện toàn tổ chức, cải tiến phương thức hoạt động của Ủy ban kiểm tra đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới; Coi trọng xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới; Tăng cường phối hợp giữa Ủy ban kiểm tra với các ban đảng, thanh tra nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật trên địa bàn; Nâng cao vai trò, trách nhiệm xây dựng Đảng của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với công tác kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm...
Nhận thức rõ, kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, Ủy ban kiểm tra các cấp tỉnh An Giang luôn chú trọng công tác này thông qua thanh tra, kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng, các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội; công tác phê và tự phê bình, xét phân tích chất lượng đảng viên; qua khiếu nại, phản ánh dư luận của đảng viên và nhân dân.
Trong năm 2014, Ủy ban kiểm tra các cấp tỉnh An Giang đã ra quyết định kiểm tra 1.486 đảng viên, trong đó có 73 cấp ủy viên, chiếm 4,91%, 594 cán bộ thuộc diện cấp uỷ quản lý, chiếm 39,97%, 819 đảng viên không giữ chức vụ trong Đảng, chiếm 55,11%. Nội dung kiểm tra chủ yếu: Việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước: 360 trường hợp, chiếm 24,23%; Thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao: 213 trường hợp, chiếm 14,33%; Chấp hành quy chế làm việc, chế độ công tác, các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng: 103 trường hợp, chiếm 6,93%; Giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống: 210 trường hợp, chiếm 14,13%; Giữ gìn đoàn kết nội bộ: 17 trường hợp, chiếm 1,14%; Thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm”: 236 trường hợp, chiếm 15,88%; các nội dung khác: 347 trường hợp, chiếm 23,35%.
Kết quả kiểm tra cho thấy, có 1.402 trường hợp vi phạm, phải thi hành kỷ luật 1.095, đã thi hành kỷ luật 1.095, đạt tỷ lệ 100%. Hình thức kỷ luật gồm: Khiển trách 396, chiếm 36,16%; cảnh cáo 386, chiếm 35,25%; cách chức 163, chiếm 14,89%; khai trừ 150, chiếm 13,69%.
Đối với tổ chức đảng: Ủy ban Kiểm tra các cấp đã ra quyết định kiểm tra 61 tổ chức đảng, trong đó, đảng ủy cơ sở: 28, chiếm 45,9%; Ban thường vụ đảng ủy: 11, chiếm 18,03%; các ban đảng: 01, chiếm 1,64%; chi bộ: 21, chiếm 34,43%. Nội dung kiểm tra chủ yếu: Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước: 10, chiếm 16,39%; Chấp hành quy chế làm việc, chế độ công tác, các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng: 03, chiếm 4,92%; Chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ: 34, chiếm 55,74%; nội dung khác: 14, chiếm 22,95%.
Kết quả kiểm tra cho thấy, có 53 tổ chức đảng vi phạm, phải thi hành kỷ luật: 14, đã thi hành kỷ luật: 14. Hình thức kỷ luật: khiển trách: 10 tổ chức, chiếm 71,43%; cảnh cáo: 04 tổ chức, chiếm 28,57%.
Nhìn chung, việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm đã có sự chuyển biến, tiến bộ rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Đa số cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên đã nhận thức rõ hơn tính cấp thiết của việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, nên đã tăng cường chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện cho Ủy ban kiểm tra các cấp trong Đảng bộ tiến hành kiểm tra tốt hơn.
Xác định được đây là nhiệm vụ chính của ngành, nên Ủy ban kiểm tra các cấp đã chủ động triển khai thực hiện, phân công thành viên Ủy ban kiểm tra phụ trách địa bàn để thực hiện nhiệm vụ giám sát nhằm nắm tình hình, nắm dư luận từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, qua đó chọn lọc, xử lý thông tin và xác định dấu hiệu vi phạm để tiến hành kiểm tra. Nhờ đó, kết quả kiểm tra đảm bảo độ chính xác cao, trúng đối tượng, góp phần tích cực trong công tác giáo dục, rèn luyện, nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tiên phong gương mẫu của đảng viên, chủ động ngăn ngừa sai phạm, tiêu cực của cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng, tăng cường xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, công tác kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm của Ủy ban kiểm tra các cấp tỉnh An Giang còn tồn tại một số hạn chế, cần tập trung uốn nắn, khắc phục như: Một số cấp ủy và ủy ban kiểm tra còn có biểu hiện né tránh, ngại va chạm, thụ động trong phát hiện dấu hiệu vi phạm; nội dung kiểm tra chưa có trọng tâm, trọng điểm, nhất là những lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh vi phạm, đối tượng kiểm tra là cấp ủy viên cùng cấp; số vụ việc có dấu hiệu vi phạm được phát hiện thông qua giám sát chưa nhiều, do đó, tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm chưa cao; trình độ năng lực của một số cán bộ kiểm tra, nhất là ở cơ sở còn hạn chế...
Để tiếp tục tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm, thiết nghĩ, các cấp ủy, Ủy ban kiểm tra các cấp trong tỉnh cần thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu: Nâng cao nhận thức trách nhiệm của cấp ủy đảng, Ủy ban kiểm tra và đảng viên về công tác kiểm tra, giám sát nói chung, kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm nói riêng; Kiện toàn tổ chức, cải tiến phương thức hoạt động của Ủy ban kiểm tra đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới; Coi trọng xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới; Tăng cường phối hợp giữa Ủy ban kiểm tra với các ban đảng, thanh tra nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật trên địa bàn; Nâng cao vai trò, trách nhiệm xây dựng Đảng của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với công tác kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm...
Hồ Thanh Niên/Nguồn: ĐCSVN