Đảng và phương thức lãnh đạo của Đảng
- Được đăng: Thứ năm, 08 Tháng 9 2016 09:02
- Lượt xem: 8477
(TGAG)- Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động.
Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường dân chủ và kỷ luật trong hoạt động của Đảng. Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và mọi hành động chia rẽ, bè phái. Đảng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, có phẩm chất, năng lực, có sức chiến đấu cao theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; quan tâm bồi dưỡng, đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Từ ngày thành lập (3-2-1930) đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại. Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã giành được trong hơn 80 năm qua đều gắn liền với quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển của Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với hơn 70 năm cầm quyền (kể từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945), trong đó có 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; đất nước đã thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới.
"Đảng cầm quyền" là đảng chính trị nắm giữ quyền lực nhà nước một cách công khai, chính thức và lãnh đạo chính quyền nhằm thực hiện mục tiêu của mình. Đối với Đảng ta, khái niệm "Đảng cầm quyền" là để chỉ Đảng khi đã giành được chính quyền; cũng có nghĩa là Đảng lãnh đạo khi đã có chính quyền; Đảng lãnh đạo toàn xã hội bằng chính quyền, thông qua chính quyền và các đoàn thể nhân dân. Bác Hồ nói: "Đảng ta là một đảng cầm quyền". Đại hội XII khẳng định là: " Đảng duy nhất cầm quyền".
Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng khi đã giành được chính quyền khác rất nhiều so với khi chưa có chính quyền. Trước khi có chính quyền, phương thức lãnh đạo của Đảng chủ yếu là các tổ chức đảng và đảng viên trực tiếp tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương đến các hội, đoàn thể, quần chúng "cốt cán", thậm chí đến từng người dân; từ đó tổ chức nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng. Quan hệ của Đảng với nhân dân là quan hệ máu thịt; mọi sự xa rời nhân dân đều có thể dẫn đến tổn thất cho cách mạng, cho sinh mệnh của ngay bản thân tổ chức đảng và đảng viên. Trong điều kiện chưa có chính quyền, trong Đảng không có điều kiện để phát sinh, phát triển các tệ nạn như quan liêu, mệnh lệnh...
Khi đã có chính quyền thì chính quyền là công cụ mạnh mẽ, sắc bén nhất để đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào cuộc sống, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội. Trong phương thức cầm quyền, ngoài cách thức tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân, Đảng lãnh đạo chính quyền (Nhà nước) thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành Hiến pháp, pháp luật, kế hoạch... và tổ chức nhân dân thực hiện. Thực chất của Đảng cầm quyền là: Đảng lãnh đạo chính quyền và thông qua chính quyền để nhân dân làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội.
Bên cạnh những thuận lợi rất cơ bản của một Đảng “duy nhất cầm quyền” cũng xuất hiện các nguy cơ không thể xem thường, mà trước nhất là quan liêu, tham nhũng. Nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm. Do vậy, vừa có hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa không khuyến khích người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân…
Đảng ta nghiêm khắc thừa nhận: “Bốn nguy cơ mà Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng (năm 1994) nêu lên vẫn tồn tại, có mặt diễn biến phức tạp, như tham nhũng, lãng phí, "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch với những thủ đoạn mới… để chống phá ta và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng, chế độ có mặt bị giảm sút”.
Vấn đề đặt ra là phải: “Tiếp tục tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền, xác định rõ mục đích cầm quyền, phương thức cầm quyền, nội dung cầm quyền, điều kiện cầm quyền; vấn đề phát huy dân chủ trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền; các nguy cơ cần phải phòng ngừa đối với đảng cầm quyền”.
Lãnh đạo là mối quan hệ giữa một chủ thể nhất định, gọi là chủ thể lãnh đạo, đối với chủ thể khác, gọi là chủ thể bị lãnh đạo hay đối tượng của lãnh đạo, trong đó chủ thể lãnh đạo có khả năng tác động vào đối tượng lãnh đạo, làm cho đối tượng thực hiện theo ý muốn của chủ thể lãnh đạo, từ đó chủ thể lãnh đạo đạt được mục tiêu nhất định.
Lãnh đạo bao gồm 3 thành tố cơ bản là: Chủ thể lãnh đạo, đối tượng của lãnh đạo hay chủ thể bị lãnh đạo và phương thức lãnh đạo.
Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 xác định: “(1)- Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. (2)- Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình. (3)- Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Như vậy vai trò lãnh đạo của Đảng đã được Hiến định (là chủ thể lãnh đạo); đối tượng lãnh đạo của Đảng là Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. Đảng thường xuyên nâng cao năng lực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị./.
Bài 2: Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường dân chủ và kỷ luật trong hoạt động của Đảng. Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và mọi hành động chia rẽ, bè phái. Đảng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, có phẩm chất, năng lực, có sức chiến đấu cao theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; quan tâm bồi dưỡng, đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Từ ngày thành lập (3-2-1930) đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại. Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã giành được trong hơn 80 năm qua đều gắn liền với quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển của Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với hơn 70 năm cầm quyền (kể từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945), trong đó có 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; đất nước đã thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới.
"Đảng cầm quyền" là đảng chính trị nắm giữ quyền lực nhà nước một cách công khai, chính thức và lãnh đạo chính quyền nhằm thực hiện mục tiêu của mình. Đối với Đảng ta, khái niệm "Đảng cầm quyền" là để chỉ Đảng khi đã giành được chính quyền; cũng có nghĩa là Đảng lãnh đạo khi đã có chính quyền; Đảng lãnh đạo toàn xã hội bằng chính quyền, thông qua chính quyền và các đoàn thể nhân dân. Bác Hồ nói: "Đảng ta là một đảng cầm quyền". Đại hội XII khẳng định là: " Đảng duy nhất cầm quyền".
Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng khi đã giành được chính quyền khác rất nhiều so với khi chưa có chính quyền. Trước khi có chính quyền, phương thức lãnh đạo của Đảng chủ yếu là các tổ chức đảng và đảng viên trực tiếp tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương đến các hội, đoàn thể, quần chúng "cốt cán", thậm chí đến từng người dân; từ đó tổ chức nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng. Quan hệ của Đảng với nhân dân là quan hệ máu thịt; mọi sự xa rời nhân dân đều có thể dẫn đến tổn thất cho cách mạng, cho sinh mệnh của ngay bản thân tổ chức đảng và đảng viên. Trong điều kiện chưa có chính quyền, trong Đảng không có điều kiện để phát sinh, phát triển các tệ nạn như quan liêu, mệnh lệnh...
Khi đã có chính quyền thì chính quyền là công cụ mạnh mẽ, sắc bén nhất để đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào cuộc sống, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội. Trong phương thức cầm quyền, ngoài cách thức tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân, Đảng lãnh đạo chính quyền (Nhà nước) thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành Hiến pháp, pháp luật, kế hoạch... và tổ chức nhân dân thực hiện. Thực chất của Đảng cầm quyền là: Đảng lãnh đạo chính quyền và thông qua chính quyền để nhân dân làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội.
Bên cạnh những thuận lợi rất cơ bản của một Đảng “duy nhất cầm quyền” cũng xuất hiện các nguy cơ không thể xem thường, mà trước nhất là quan liêu, tham nhũng. Nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm. Do vậy, vừa có hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa không khuyến khích người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân…
Đảng ta nghiêm khắc thừa nhận: “Bốn nguy cơ mà Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng (năm 1994) nêu lên vẫn tồn tại, có mặt diễn biến phức tạp, như tham nhũng, lãng phí, "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch với những thủ đoạn mới… để chống phá ta và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng, chế độ có mặt bị giảm sút”.
Vấn đề đặt ra là phải: “Tiếp tục tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền, xác định rõ mục đích cầm quyền, phương thức cầm quyền, nội dung cầm quyền, điều kiện cầm quyền; vấn đề phát huy dân chủ trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền; các nguy cơ cần phải phòng ngừa đối với đảng cầm quyền”.
Lãnh đạo là mối quan hệ giữa một chủ thể nhất định, gọi là chủ thể lãnh đạo, đối với chủ thể khác, gọi là chủ thể bị lãnh đạo hay đối tượng của lãnh đạo, trong đó chủ thể lãnh đạo có khả năng tác động vào đối tượng lãnh đạo, làm cho đối tượng thực hiện theo ý muốn của chủ thể lãnh đạo, từ đó chủ thể lãnh đạo đạt được mục tiêu nhất định.
Lãnh đạo bao gồm 3 thành tố cơ bản là: Chủ thể lãnh đạo, đối tượng của lãnh đạo hay chủ thể bị lãnh đạo và phương thức lãnh đạo.
Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 xác định: “(1)- Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. (2)- Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình. (3)- Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Như vậy vai trò lãnh đạo của Đảng đã được Hiến định (là chủ thể lãnh đạo); đối tượng lãnh đạo của Đảng là Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. Đảng thường xuyên nâng cao năng lực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị./.
Bài 2: Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Trung Thành