Nền giáo dục cách mạng Việt Nam
- Được đăng: Thứ bảy, 31 Tháng 3 2018 19:53
- Lượt xem: 3178
(TGAG)- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, Đảng Cộng sản và Nhà nước ta luôn xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển. Vì vậy, trong từng thời kỳ cách mạng, giáo dục Việt Nam luôn có sự cải cách, đổi mới để theo kịp sự phát triển của thời đại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ giữa thế kỷ XX đến nay, Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc cải cách giáo dục. Năm 1950, cuộc cải cách giáo dục lần đầu tiên diễn ra trong hoàn cảnh nước ta còn muôn vàn khó khăn để xây dựng một nền giáo dục của dân, do dân và vì dân. Năm 1956, cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai hướng tới đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những công dân tốt, có đức có tài. Năm 1981, cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba toàn diện hơn, đồng bộ hơn nhằm tạo bước chuyển biến mới về hệ thống giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học. Hiện nay, ngành giáo dục đang khẩn trương tiến hành đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
Nhìn một cách khách quan, ngành giáo dục Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, nổi bật là: Thực hiện nền giáo dục toàn dân; hệ thống trường lớp và quy mô giáo dục phát triển đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân; chất lượng giáo dục được nâng cao, góp phần đáp ứng yêu cầu nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội; đội ngũ nhà giáo ngày càng được củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất lượng; cơ sở vật chất của hệ thống giáo dục từng bước được hiện đại hóa…
Một trong những thành tựu lớn nhất trong hơn 30 năm đổi mới được cộng đồng quốc tế ghi nhận là nền giáo dục Việt Nam có sự phát triển cả về lượng và chất, không chỉ hoàn thành mục tiêu đưa hầu hết trẻ em đúng độ tuổi được đến trường học tập mà còn cơ bản hoàn thành phổ cập THCS ở khắp các địa phương trong cả nước, chất lượng giáo dục ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực ở tất cả đối tượng người học và các cấp học, bậc học. Tính đến năm học 2015-2016, bậc giáo dục mầm non có 14.532 trường với tổng số hơn 4,62 triệu trẻ em; bậc giáo dục tiểu học có 15.254 trường với hơn 7,73 triệu học sinh; bậc giáo dục phổ thông (trung học cơ sở và trung học phổ thông) có 12.721 trường với hơn 7,56 triệu học sinh; bậc cao đẳng, đại học có 442 trường với 2,24 triệu sinh viên. Các trường đại học ở Việt Nam đã có hơn 500 chương trình đào tạo quốc tế với các trường đại học ở nhiều nước trên thế giới; hàng chục chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao, cử nhân tài năng, chương trình tiên tiến theo chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng…
Những năm gần đây, Việt Nam cũng trở thành một trong những điểm sáng trên bản đồ giáo dục thế giới khi đăng cai và tổ chức thành công nhiều kỳ thi quốc tế như: Olympic Vật lý châu Á (2004), Olympic Toán học quốc tế (2007), Olympic Vật lý quốc tế (2008), Olympic Hóa học quốc tế (2012), Olympic Sinh học quốc tế (2016). Đặc biệt, thành tích của các đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế rất nổi bật, được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ. Năm 2017, đội tuyển Olympic quốc tế các môn Toán, Vật lý, Hóa học của Việt Nam được đánh giá là giành thành tích cao nhất trong lịch sử tham dự Olympic cả về số lượng và chất lượng huy chương mang về cho Tổ quốc.
Còn hơn thế, thành tựu giáo dục Việt Nam đã được Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) nhìn nhận: “…Việt Nam có nhiều thay đổi, nhất là sự phát triển tích cực về kinh tế cũng như chất lượng giáo dục, trong đó có thành tựu về đào tạo giáo viên và thúc đẩy sự công bằng, bình đẳng về giáo dục”.
Tất cả cho thấy, Việt Nam đang chủ động hội nhập toàn diện với thế giới, trong đó giáo dục không ngừng phát triển, tiếp cận chuẩn mực giáo dục quốc tế, thể hiện rõ mục tiêu, bản chất tốt đẹp của nền giáo dục cách mạng Việt Nam./.
Từ giữa thế kỷ XX đến nay, Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc cải cách giáo dục. Năm 1950, cuộc cải cách giáo dục lần đầu tiên diễn ra trong hoàn cảnh nước ta còn muôn vàn khó khăn để xây dựng một nền giáo dục của dân, do dân và vì dân. Năm 1956, cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai hướng tới đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những công dân tốt, có đức có tài. Năm 1981, cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba toàn diện hơn, đồng bộ hơn nhằm tạo bước chuyển biến mới về hệ thống giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học. Hiện nay, ngành giáo dục đang khẩn trương tiến hành đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
Nhìn một cách khách quan, ngành giáo dục Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, nổi bật là: Thực hiện nền giáo dục toàn dân; hệ thống trường lớp và quy mô giáo dục phát triển đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân; chất lượng giáo dục được nâng cao, góp phần đáp ứng yêu cầu nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội; đội ngũ nhà giáo ngày càng được củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất lượng; cơ sở vật chất của hệ thống giáo dục từng bước được hiện đại hóa…
Một trong những thành tựu lớn nhất trong hơn 30 năm đổi mới được cộng đồng quốc tế ghi nhận là nền giáo dục Việt Nam có sự phát triển cả về lượng và chất, không chỉ hoàn thành mục tiêu đưa hầu hết trẻ em đúng độ tuổi được đến trường học tập mà còn cơ bản hoàn thành phổ cập THCS ở khắp các địa phương trong cả nước, chất lượng giáo dục ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực ở tất cả đối tượng người học và các cấp học, bậc học. Tính đến năm học 2015-2016, bậc giáo dục mầm non có 14.532 trường với tổng số hơn 4,62 triệu trẻ em; bậc giáo dục tiểu học có 15.254 trường với hơn 7,73 triệu học sinh; bậc giáo dục phổ thông (trung học cơ sở và trung học phổ thông) có 12.721 trường với hơn 7,56 triệu học sinh; bậc cao đẳng, đại học có 442 trường với 2,24 triệu sinh viên. Các trường đại học ở Việt Nam đã có hơn 500 chương trình đào tạo quốc tế với các trường đại học ở nhiều nước trên thế giới; hàng chục chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao, cử nhân tài năng, chương trình tiên tiến theo chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng…
Những năm gần đây, Việt Nam cũng trở thành một trong những điểm sáng trên bản đồ giáo dục thế giới khi đăng cai và tổ chức thành công nhiều kỳ thi quốc tế như: Olympic Vật lý châu Á (2004), Olympic Toán học quốc tế (2007), Olympic Vật lý quốc tế (2008), Olympic Hóa học quốc tế (2012), Olympic Sinh học quốc tế (2016). Đặc biệt, thành tích của các đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế rất nổi bật, được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ. Năm 2017, đội tuyển Olympic quốc tế các môn Toán, Vật lý, Hóa học của Việt Nam được đánh giá là giành thành tích cao nhất trong lịch sử tham dự Olympic cả về số lượng và chất lượng huy chương mang về cho Tổ quốc.
Còn hơn thế, thành tựu giáo dục Việt Nam đã được Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) nhìn nhận: “…Việt Nam có nhiều thay đổi, nhất là sự phát triển tích cực về kinh tế cũng như chất lượng giáo dục, trong đó có thành tựu về đào tạo giáo viên và thúc đẩy sự công bằng, bình đẳng về giáo dục”.
Tất cả cho thấy, Việt Nam đang chủ động hội nhập toàn diện với thế giới, trong đó giáo dục không ngừng phát triển, tiếp cận chuẩn mực giáo dục quốc tế, thể hiện rõ mục tiêu, bản chất tốt đẹp của nền giáo dục cách mạng Việt Nam./.
Sự thật