Lò đã nóng lên rồi !
- Được đăng: Thứ hai, 25 Tháng 12 2017 16:00
- Lượt xem: 3616
(TGAG)- Lịch sử đã chứng minh, từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn xem công tác xây dựng đảng là then chốt, xác định tham nhũng là “một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”. Từ đó, Đảng và Nhà nước đã triển khai nhiều hoạt động quyết liệt, minh bạch nhằm phòng, chống tham nhũng ở mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương. Với các bước đi cẩn trọng, chắc chắn về quan điểm và sự thống nhất trong Đảng, giữa hệ thống tổ chức của Đảng với cơ quan Nhà nước từ trung ương tới địa phương, kết hợp xây dựng chủ trương, đường lối có tính nguyên tắc và sự hoàn thiện của hệ thống luật pháp liên quan, chú trọng hoạt động với tinh thần trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong điều tra, khám phá, khởi tố, xét xử… nên rất nhiều vụ án tham nhũng đã bị đưa ra ánh sáng, được Nhân dân đồng tình.
Còn nhớ, năm 1950, vụ án Trần Dụ Châu được mang ra xét xử ngay trong lúc tình thế cách mạng đang ở giai đoạn cam go. Dẫu có rất nhiều đắn đo, suy nghĩ xung quanh việc đưa ra công khai xét xử Trần Dụ Châu, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn kiên quyết chỉ đạo, thực hiện. Kết quả, việc xử lý kiên quyết ấy không những có tác dụng răn đe, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, lãng phí, suy thoái phẩm chất đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên mà còn tăng cường, củng cố, phát huy được sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tiến hành kháng chiến, kiến quốc thắng lợi.
Ngày nay, với quyết tâm chính trị của Trung ương Đảng, nhiều vụ án lớn, sai phạm nghiêm trọng đã bị điều tra, khởi tố, xét xử, điển hình các vụ án gần đây như: Vinalines, Vinashine, Ngân hàng xây dựng Việt Nam (VNCB), Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank), Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC), Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN)… Đó là kết quả bước đầu của một quá trình được chuẩn bị kỹ lưỡng, lâu dài.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn chúng ta: Chống tham nhũng “phải có chuẩn bị, kế hoạch, tổ chức, ắt phải có lãnh đạo và trung kiên”. Muốn đánh trống rồi không bỏ dùi thì công tác chuẩn bị phải hết sức kỹ càng, làm đến nơi đến chốn, không được “mang thúng úp voi”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp thứ 12 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã khẳng định: “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực không phải lẻ mẻ từng vụ, từng việc mà bây giờ đã thành phong trào, thành một xu thế, làm có bài bản…”. Để siết chặt kỷ luật, đẩy mạnh chống tham nhũng, vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 102-QĐ/TW về “xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm”, quy định rất chi tiết, cụ thể vi phạm của đảng viên về chính trị và nguyên tắc sinh hoạt đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chế độ trách nhiệm, đạo đức, lối sống, tín ngưỡng và tôn giáo.
Tất cả cho thấy, khi kỷ cương, phép nước được tăng cường, Đảng, Nhà nước và Nhân dân cùng vào cuộc phòng, chống tham nhũng thì hoàn toàn không có cái gọi là “vùng cấm”, không có “kim bài miễn tội” cho bất kỳ cá nhân nào đã có hành vi tham nhũng, làm tổn hại quyền lợi chính đáng của nhân dân và xã hội, dù cá nhân đó có cương vị trong Đảng, trong Nhà nước quan trọng đến đâu./.
Còn nhớ, năm 1950, vụ án Trần Dụ Châu được mang ra xét xử ngay trong lúc tình thế cách mạng đang ở giai đoạn cam go. Dẫu có rất nhiều đắn đo, suy nghĩ xung quanh việc đưa ra công khai xét xử Trần Dụ Châu, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn kiên quyết chỉ đạo, thực hiện. Kết quả, việc xử lý kiên quyết ấy không những có tác dụng răn đe, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, lãng phí, suy thoái phẩm chất đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên mà còn tăng cường, củng cố, phát huy được sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tiến hành kháng chiến, kiến quốc thắng lợi.
Ngày nay, với quyết tâm chính trị của Trung ương Đảng, nhiều vụ án lớn, sai phạm nghiêm trọng đã bị điều tra, khởi tố, xét xử, điển hình các vụ án gần đây như: Vinalines, Vinashine, Ngân hàng xây dựng Việt Nam (VNCB), Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank), Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC), Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN)… Đó là kết quả bước đầu của một quá trình được chuẩn bị kỹ lưỡng, lâu dài.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn chúng ta: Chống tham nhũng “phải có chuẩn bị, kế hoạch, tổ chức, ắt phải có lãnh đạo và trung kiên”. Muốn đánh trống rồi không bỏ dùi thì công tác chuẩn bị phải hết sức kỹ càng, làm đến nơi đến chốn, không được “mang thúng úp voi”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp thứ 12 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã khẳng định: “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực không phải lẻ mẻ từng vụ, từng việc mà bây giờ đã thành phong trào, thành một xu thế, làm có bài bản…”. Để siết chặt kỷ luật, đẩy mạnh chống tham nhũng, vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 102-QĐ/TW về “xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm”, quy định rất chi tiết, cụ thể vi phạm của đảng viên về chính trị và nguyên tắc sinh hoạt đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chế độ trách nhiệm, đạo đức, lối sống, tín ngưỡng và tôn giáo.
Tất cả cho thấy, khi kỷ cương, phép nước được tăng cường, Đảng, Nhà nước và Nhân dân cùng vào cuộc phòng, chống tham nhũng thì hoàn toàn không có cái gọi là “vùng cấm”, không có “kim bài miễn tội” cho bất kỳ cá nhân nào đã có hành vi tham nhũng, làm tổn hại quyền lợi chính đáng của nhân dân và xã hội, dù cá nhân đó có cương vị trong Đảng, trong Nhà nước quan trọng đến đâu./.
Sự thật
-----------------------