Tầm nhìn xa trông rộng của Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng được thể hiện trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”
- Được đăng: Thứ năm, 19 Tháng 10 2017 21:11
- Lượt xem: 2309
(TGAG)- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã có hàng trăm bài báo và tác phẩm phục vụ mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc, đưa đồng bào ta đi tới cuộc sống tự do, hạnh phúc. Không kể bản Di chúc thiêng liêng của Người, có thể nêu một số tác phẩm bất hủ mà mỗi đảng viên chúng ta cần phải tìm hiểu: Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường Kách mệnh, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Sửa đổi lối làm việc, Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
Tháng 10/2017 này, Đảng ta kỷ niệm 70 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (10/1947 - 10/2017).
Một tác phẩm thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Bác Hồ khi Người chỉ rõ nguy cơ làm cho Đảng mất đi bản chất cách mạng của Đảng ngay từ khi Đảng mới cầm quyền, từ đó xác định các giải pháp cấp thiết và lâu dài nhằm chỉnh đốn, xây dựng Đảng.
Sự kiện Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945) được đồng bào cả nước nhiệt liệt hưởng ứng là tiền đề chính trị, nền tảng tinh thần bất diệt để Hồ Chí Minh, Đảng ta lãnh đạo toàn dân đưa đất nước vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Trong tình cảnh Trung ương Đảng buộc phải rời Thủ đô Hà Nội trở lại căn cứ địa cách mạng ở chiến khu Việt Bắc, khi mà cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc đang bắt đầu chuyển biến khả quan khi đánh bại âm mưu của thực dân Pháp trong Chiến dịch Thu Đông 1947, Bác Hồ đã nghĩ ngay đến việc phải sửa đổi lối làm việc của Đảng, nhằm nâng cao sức chiến đấu của Đảng trong cuộc chiến ác liệt hiện tại cũng như trong tiến trình cách mạng sau này. Bởi theo Người, nếu như người Cộng sản không còn là hiện thân của các giá trị văn minh, đạo đức cách mạng thì không thể nào được Nhân dân tin yêu và đi theo làm cách mạng. Điều này giúp chúng ta hiểu được vì sao trong Đường Kách mệnh, Bác Hồ lại dành một nội dung quan trọng khi nói về đạo đức người cách mạng. Trong Di chúc, Người lại chốt lại “phải giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Sau 70 năm ra đời tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, chúng ta càng suy ngẫm càng thấy những tư tưởng mà Người nêu lên ngày ấy đã toát lên tinh thần thực sự cầu thị, phê bình và tự phê bình hết sức sâu sắc, không né tránh giấu diếm hạn chế, khuyết điểm của đảng viên, nhất là đảng viên đang được Đảng giao trọng trách ở những cấp độ, vị trí khác nhau trong hệ thống chính trị. Phải chăng, Người coi đó mới là kẻ thù đáng sợ nhất, còn nguy hiểm hơn cả kẻ thù ngoại xâm và bọn phản động?
Sự nghiệp chỉnh đốn, xây dựng Đảng đã được Đảng ta coi trọng thường xuyên trong quá trình lãnh đạo Nhân dân làm cách mạng, kháng chiến vệ quốc, xây dựng, đổi mới đất nước. Tuy nhiên, có những thời điểm việc này chưa được thực hiện nghiêm, còn có biểu hiện chủ quan, buông lỏng kỷ luật Đảng, nên đã có những khi phải lãnh hệ quả đau xót. Đau xót nhất là một bộ phận không nhỏ cán bộ có chức, có quyền bị tha hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của Đảng, làm xói mòn niềm tin của Nhân dân với Đảng. Việc Đảng ban hành Nghị quyết Trung ương 4 cùng với Chỉ thị 03, 05 của Bộ Chính trị (khóa XI, khóa XII) đã và đang tạo chuyển biến bước đầu về chỉnh đốn, xây dựng Đảng theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh, từng bước làm cho Đảng ta thực sự là đạo đức, văn minh, xứng đáng là “người đầy tớ thật trung thành” của Nhân dân lao động.
Trước yêu cầu mới về công tác xây dựng Đảng, mỗi đảng viên cần tiếp tục nghiên cứu, vận dụng một số nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, để nâng cao nhận thức, hành động đúng trong thực thi nhiệm vụ người cán bộ, đảng viên:
- Coi bệnh chủ quan là khuyết điểm lớn về tư tưởng. Nguyên nhân của bệnh là: Kém lý luận, hoặc khinh lý luận, hoặc lý luận suông. Lý luận để chỉ phương hướng cho chúng ta trong công tác thực tế, cốt để áp dụng vào thực tế.
- Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác.
- Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính.
- Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng... Đảng phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung. Phải khéo dùng cán bộ. Không phạm vào những bệnh: Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người khác. Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những người chính trực.
- Lãnh đạo phải gắn liền với kiểm soát (hay kiểm tra). Lãnh đạo đúng nghĩa là phải quyết định mọi vấn đề cho đúng, tổ chức sự thi hành cho đúng, tổ chức sự kiểm soát đúng... Muốn biết các nghị quyết có được thi hành không, thi hành có đúng không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách, là khéo kiểm soát. Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa, kiểm soát khéo, về sau khuyết điểm nhất định bớt đi./.
P.TTCTTG
(Nguồn từ BTGTW)
Tháng 10/2017 này, Đảng ta kỷ niệm 70 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (10/1947 - 10/2017).
Một tác phẩm thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Bác Hồ khi Người chỉ rõ nguy cơ làm cho Đảng mất đi bản chất cách mạng của Đảng ngay từ khi Đảng mới cầm quyền, từ đó xác định các giải pháp cấp thiết và lâu dài nhằm chỉnh đốn, xây dựng Đảng.
Sự kiện Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945) được đồng bào cả nước nhiệt liệt hưởng ứng là tiền đề chính trị, nền tảng tinh thần bất diệt để Hồ Chí Minh, Đảng ta lãnh đạo toàn dân đưa đất nước vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Trong tình cảnh Trung ương Đảng buộc phải rời Thủ đô Hà Nội trở lại căn cứ địa cách mạng ở chiến khu Việt Bắc, khi mà cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc đang bắt đầu chuyển biến khả quan khi đánh bại âm mưu của thực dân Pháp trong Chiến dịch Thu Đông 1947, Bác Hồ đã nghĩ ngay đến việc phải sửa đổi lối làm việc của Đảng, nhằm nâng cao sức chiến đấu của Đảng trong cuộc chiến ác liệt hiện tại cũng như trong tiến trình cách mạng sau này. Bởi theo Người, nếu như người Cộng sản không còn là hiện thân của các giá trị văn minh, đạo đức cách mạng thì không thể nào được Nhân dân tin yêu và đi theo làm cách mạng. Điều này giúp chúng ta hiểu được vì sao trong Đường Kách mệnh, Bác Hồ lại dành một nội dung quan trọng khi nói về đạo đức người cách mạng. Trong Di chúc, Người lại chốt lại “phải giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Sau 70 năm ra đời tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, chúng ta càng suy ngẫm càng thấy những tư tưởng mà Người nêu lên ngày ấy đã toát lên tinh thần thực sự cầu thị, phê bình và tự phê bình hết sức sâu sắc, không né tránh giấu diếm hạn chế, khuyết điểm của đảng viên, nhất là đảng viên đang được Đảng giao trọng trách ở những cấp độ, vị trí khác nhau trong hệ thống chính trị. Phải chăng, Người coi đó mới là kẻ thù đáng sợ nhất, còn nguy hiểm hơn cả kẻ thù ngoại xâm và bọn phản động?
Sự nghiệp chỉnh đốn, xây dựng Đảng đã được Đảng ta coi trọng thường xuyên trong quá trình lãnh đạo Nhân dân làm cách mạng, kháng chiến vệ quốc, xây dựng, đổi mới đất nước. Tuy nhiên, có những thời điểm việc này chưa được thực hiện nghiêm, còn có biểu hiện chủ quan, buông lỏng kỷ luật Đảng, nên đã có những khi phải lãnh hệ quả đau xót. Đau xót nhất là một bộ phận không nhỏ cán bộ có chức, có quyền bị tha hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của Đảng, làm xói mòn niềm tin của Nhân dân với Đảng. Việc Đảng ban hành Nghị quyết Trung ương 4 cùng với Chỉ thị 03, 05 của Bộ Chính trị (khóa XI, khóa XII) đã và đang tạo chuyển biến bước đầu về chỉnh đốn, xây dựng Đảng theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh, từng bước làm cho Đảng ta thực sự là đạo đức, văn minh, xứng đáng là “người đầy tớ thật trung thành” của Nhân dân lao động.
Trước yêu cầu mới về công tác xây dựng Đảng, mỗi đảng viên cần tiếp tục nghiên cứu, vận dụng một số nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, để nâng cao nhận thức, hành động đúng trong thực thi nhiệm vụ người cán bộ, đảng viên:
- Coi bệnh chủ quan là khuyết điểm lớn về tư tưởng. Nguyên nhân của bệnh là: Kém lý luận, hoặc khinh lý luận, hoặc lý luận suông. Lý luận để chỉ phương hướng cho chúng ta trong công tác thực tế, cốt để áp dụng vào thực tế.
- Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác.
- Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính.
- Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng... Đảng phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung. Phải khéo dùng cán bộ. Không phạm vào những bệnh: Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người khác. Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những người chính trực.
- Lãnh đạo phải gắn liền với kiểm soát (hay kiểm tra). Lãnh đạo đúng nghĩa là phải quyết định mọi vấn đề cho đúng, tổ chức sự thi hành cho đúng, tổ chức sự kiểm soát đúng... Muốn biết các nghị quyết có được thi hành không, thi hành có đúng không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách, là khéo kiểm soát. Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa, kiểm soát khéo, về sau khuyết điểm nhất định bớt đi./.
P.TTCTTG
(Nguồn từ BTGTW)