Tình yêu thương con người qua câu chuyện kể về Bác Hồ
- Được đăng: Thứ bảy, 31 Tháng 12 2016 16:03
- Lượt xem: 4722
(TGAG)- Bác Hồ - hai tiếng thật thiêng liêng và gần gũi với mỗi con người chúng ta. Bác Hồ là kết tinh của tâm hồn dân tộc, là đài sen tỏa ngát làng Sen. Là một vị lãnh tụ nhưng Bác luôn coi khinh sự xa hoa, suốt đời giữ một nếp sống thanh bạch, tao nhã, giản dị, luôn một lòng một dạ sống vì nhân dân, đặt quyền lợi của nhân dân lên cao nhất. Cuộc đời Người lung linh, huyền ảo như những trang huyền thoại. Câu chuyện “Hỡi ai bưng bát cơm đầy” thể hiện khá sinh động về tình yêu thương con người của Bác. Câu chuyện xảy ra khi Bác 70 tuổi.
Bác Hồ thăm nhân dân xã Nam Cường, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình vào tháng 3-1962.
Vào một buổi sáng hè năm 1960, sau khi dự Đại hội Đoàn kết chống hạn tại Ứng Hòa - Mỹ Đức xong, Bác ra cánh đồng thôn Thái Bình thăm nông dân chống hạn.
Những năm ấy, vì hệ thống mương máng thủy lợi chưa có là bao nên bà con nông dân rất vất vả, nắng quá thì hạn, mưa nhiều thì úng. Đời sống của hàng triệu nông dân chỉ trông chờ ở đồng ruộng, thật bấp bênh.
Hôm ấy, Bác mặc quần áo gụ, đội mũ lá cọ, chân đi dép cao su, quần xắn trên đầu gối, khăn khoác trên vai, tay chống gậy đi ra cánh đồng thăm bà con nông dân đang tát nước.
Mới mười giờ mà trời nắng như đổ lửa, những cán bộ đi theo cũng thấm mệt, mồ hôi vã như tắm tràn xuống mắt giàn giụa, tràn vào miệng mặn chát. Bác đi rất nhanh, mặc dầu đường sóng trâu, Bác vẫn thoăn thoắt đặt chân trên các gồ đất một các nhẹ nhàng như một lão nông thực thụ. Đến đầu một con mương, đồng chí Chủ tịch tỉnh Hà Đông thấy bờ mương hẹp, khó đi, vội chạy lên trước để mời Bác đi theo đường chính. Bác xua tay và rẽ vào bờ mương để đến chân ruộng bà con đang lao động giữa cánh đồng bị hạn. Đến chỗ một bờ mương bị xẻ ra tát nước gần đấy, đồng chí Chủ tịch tỉnh chạy lên định dắt Bác, chưa kịp thì Bác đã nhảy phắt qua hố và rẽ sang bên kia. Những người đi theo sau, người thì nhảy qua được, người thì phải đi men xuống ruộng để qua.
Thấy Bác đến, lại còn mặc như lão nông, bà con vui mừng bỏ cả gầu đổ xô lại, vây quanh Bác rất đông. Có cháu thiếu niên chừng 14,15 tuổi len đến bên Bác, đưa tay lên vuốt râu Bác. Bác thân mật thăm hỏi mọi người, bắt tay bà con, rồi nói bằng giọng miền Bắc pha xứ Nghệ ấm áp:
Thuở nhỏ, đã nhiều năm, tôi sống với bà con làng xóm làm nông nghiệp, tôi hiểu cơ cực của bà con khi trời hạn hán. Bây giờ, chúng ta có chính quyền, bà con đã làm chủ ruộng đồng, gặp lúc thiên tai, phải cùng nhau chống hạn, cứu lúa.
Mọi người “vâng ạ!” thật rõ và to.
Sau đó, Bác lên đạp guồng nước cùng với một bác nông dân ngoài 50 tuổi để bác nông dân đỡ vất vả và được nhiều nước. Bác căn dặn chính quyền thôn, xã tích cực huy động bà con nghề mộc, xẻ gỗ để đóng guồng.
Bà con hỏi Bác đủ thứ chuyện Bác đều trả lời thân mật dễ hiểu; trước khi chia tay với bà con nông dân, Bác đã đọc hai câu thơ:
“Hỡi ai bưng bát cơm đầy
Mọi người xúc động đứng mãi tại nơi đã gặp Bác, vẫy tay chào tạm biệt.
Câu chuyện trên là bài học lớn về tình thương yêu con người nói chung và người nông dân Việt Nam nói riêng. Người nông dân quanh năm vất vả, tay lấm chân bùn, một nắng hai sương chống chọi với thiên tai để làm ra hạt gạo sẻ chia với chiến trường miền Nam khốc liệt. Cùng đổ mồ hôi với người nông dân khi hạn hán mới quý hạt gạo, củ khoai; mới xót lòng khi bão lũ ập đến cướp đi thành quả lao động vất vả của người dân trên ruộng đồng.
Bác là thế! Ngay sau khi giành được chính quyền, tuy bận trăm công nghìn việc Bác vẫn dành nhiều thời gian, không chỉ nhắc nhở các địa phương đắp đê chống bão lụt, mà còn trực tiếp xuống tận các xã để đôn đốc, kiểm tra công việc. Cứ đến mùa nước lũ, hay kỳ hạn hán Bác thường trực tiếp xuống địa phương tham gia "chống trời" cùng nhân dân. Lần Bác về Hải Hưng tham gia chống hạn với nông dân, nghe tin Bác về các đồng chí cán bộ tỉnh tổ chức đón Bác long trọng. Bác không hài lòng, Bác phê bình ngay: "Bác về là đi chống hạn chứ có phải đi chơi đâu mà đón tiếp". Bác ăn mặc quần áo như một lão nông thực sự, Người đi rất nhanh đến chỗ nhân dân đang đào mương, xắn quần, xắn tay áo xuống cùng đào đất với bà con để lại phía sau các "quan cách mạng" trong những bộ quần áo bảnh bao đang lúng túng hổ thẹn trước dân chúng; cuối cùng tất cả cùng ào xuống đào đất với bà con theo gương Bác.
Qua câu chuyện trên mỗi người chúng ta càng thấm thía và nhận thức sâu sắc hơn về đức tính giản dị, không ngại khó, ngại khổ, gần gũi gắn bó với nhân dân, cảm thông và chia sẻ sâu sắc với nỗi cơ cực của người nông dân. Hình ảnh Bác quần xắn trên đầu gối, khăn vắt trên vai, tay chống gậy đi ra cánh đồng thăm nông dân, cùng đạp guồng nước với người nông dân, chỉ bảo ân cần cho người dân và chỉ đạo chính quyền địa phương, các ngành chức năng giải quyết những khó khăn, bất cập của người dân một cách hiệu quả… Tất cả những điều đó đã thể hiện một nhân cách lớn: nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người.
Những phẩm chất tốt đẹp của Người còn sống mãi với thời gian và tiếp tục học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là niềm tin, là động lực để chúng ta nhận thức rõ hơn về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, qua đó, quyết tâm xây dựng chính quyền các cấp của tỉnh An Giang “liêm chính, kỷ cương, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân”./.
______________
Mẫu chuyện được trích trong cuốn “Mãi mãi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
Bác Hồ thăm nhân dân xã Nam Cường, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình vào tháng 3-1962.
Vào một buổi sáng hè năm 1960, sau khi dự Đại hội Đoàn kết chống hạn tại Ứng Hòa - Mỹ Đức xong, Bác ra cánh đồng thôn Thái Bình thăm nông dân chống hạn.
Những năm ấy, vì hệ thống mương máng thủy lợi chưa có là bao nên bà con nông dân rất vất vả, nắng quá thì hạn, mưa nhiều thì úng. Đời sống của hàng triệu nông dân chỉ trông chờ ở đồng ruộng, thật bấp bênh.
Hôm ấy, Bác mặc quần áo gụ, đội mũ lá cọ, chân đi dép cao su, quần xắn trên đầu gối, khăn khoác trên vai, tay chống gậy đi ra cánh đồng thăm bà con nông dân đang tát nước.
Mới mười giờ mà trời nắng như đổ lửa, những cán bộ đi theo cũng thấm mệt, mồ hôi vã như tắm tràn xuống mắt giàn giụa, tràn vào miệng mặn chát. Bác đi rất nhanh, mặc dầu đường sóng trâu, Bác vẫn thoăn thoắt đặt chân trên các gồ đất một các nhẹ nhàng như một lão nông thực thụ. Đến đầu một con mương, đồng chí Chủ tịch tỉnh Hà Đông thấy bờ mương hẹp, khó đi, vội chạy lên trước để mời Bác đi theo đường chính. Bác xua tay và rẽ vào bờ mương để đến chân ruộng bà con đang lao động giữa cánh đồng bị hạn. Đến chỗ một bờ mương bị xẻ ra tát nước gần đấy, đồng chí Chủ tịch tỉnh chạy lên định dắt Bác, chưa kịp thì Bác đã nhảy phắt qua hố và rẽ sang bên kia. Những người đi theo sau, người thì nhảy qua được, người thì phải đi men xuống ruộng để qua.
Thấy Bác đến, lại còn mặc như lão nông, bà con vui mừng bỏ cả gầu đổ xô lại, vây quanh Bác rất đông. Có cháu thiếu niên chừng 14,15 tuổi len đến bên Bác, đưa tay lên vuốt râu Bác. Bác thân mật thăm hỏi mọi người, bắt tay bà con, rồi nói bằng giọng miền Bắc pha xứ Nghệ ấm áp:
Thuở nhỏ, đã nhiều năm, tôi sống với bà con làng xóm làm nông nghiệp, tôi hiểu cơ cực của bà con khi trời hạn hán. Bây giờ, chúng ta có chính quyền, bà con đã làm chủ ruộng đồng, gặp lúc thiên tai, phải cùng nhau chống hạn, cứu lúa.
Mọi người “vâng ạ!” thật rõ và to.
Sau đó, Bác lên đạp guồng nước cùng với một bác nông dân ngoài 50 tuổi để bác nông dân đỡ vất vả và được nhiều nước. Bác căn dặn chính quyền thôn, xã tích cực huy động bà con nghề mộc, xẻ gỗ để đóng guồng.
Bà con hỏi Bác đủ thứ chuyện Bác đều trả lời thân mật dễ hiểu; trước khi chia tay với bà con nông dân, Bác đã đọc hai câu thơ:
“Hỡi ai bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Mọi người xúc động đứng mãi tại nơi đã gặp Bác, vẫy tay chào tạm biệt.
Câu chuyện trên là bài học lớn về tình thương yêu con người nói chung và người nông dân Việt Nam nói riêng. Người nông dân quanh năm vất vả, tay lấm chân bùn, một nắng hai sương chống chọi với thiên tai để làm ra hạt gạo sẻ chia với chiến trường miền Nam khốc liệt. Cùng đổ mồ hôi với người nông dân khi hạn hán mới quý hạt gạo, củ khoai; mới xót lòng khi bão lũ ập đến cướp đi thành quả lao động vất vả của người dân trên ruộng đồng.
Bác là thế! Ngay sau khi giành được chính quyền, tuy bận trăm công nghìn việc Bác vẫn dành nhiều thời gian, không chỉ nhắc nhở các địa phương đắp đê chống bão lụt, mà còn trực tiếp xuống tận các xã để đôn đốc, kiểm tra công việc. Cứ đến mùa nước lũ, hay kỳ hạn hán Bác thường trực tiếp xuống địa phương tham gia "chống trời" cùng nhân dân. Lần Bác về Hải Hưng tham gia chống hạn với nông dân, nghe tin Bác về các đồng chí cán bộ tỉnh tổ chức đón Bác long trọng. Bác không hài lòng, Bác phê bình ngay: "Bác về là đi chống hạn chứ có phải đi chơi đâu mà đón tiếp". Bác ăn mặc quần áo như một lão nông thực sự, Người đi rất nhanh đến chỗ nhân dân đang đào mương, xắn quần, xắn tay áo xuống cùng đào đất với bà con để lại phía sau các "quan cách mạng" trong những bộ quần áo bảnh bao đang lúng túng hổ thẹn trước dân chúng; cuối cùng tất cả cùng ào xuống đào đất với bà con theo gương Bác.
Qua câu chuyện trên mỗi người chúng ta càng thấm thía và nhận thức sâu sắc hơn về đức tính giản dị, không ngại khó, ngại khổ, gần gũi gắn bó với nhân dân, cảm thông và chia sẻ sâu sắc với nỗi cơ cực của người nông dân. Hình ảnh Bác quần xắn trên đầu gối, khăn vắt trên vai, tay chống gậy đi ra cánh đồng thăm nông dân, cùng đạp guồng nước với người nông dân, chỉ bảo ân cần cho người dân và chỉ đạo chính quyền địa phương, các ngành chức năng giải quyết những khó khăn, bất cập của người dân một cách hiệu quả… Tất cả những điều đó đã thể hiện một nhân cách lớn: nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người.
Những phẩm chất tốt đẹp của Người còn sống mãi với thời gian và tiếp tục học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là niềm tin, là động lực để chúng ta nhận thức rõ hơn về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, qua đó, quyết tâm xây dựng chính quyền các cấp của tỉnh An Giang “liêm chính, kỷ cương, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân”./.
Hòa Bình
______________
Mẫu chuyện được trích trong cuốn “Mãi mãi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của nhà xuất bản Chính trị quốc gia.