Phê phán căn bệnh hình thức chủ nghĩa
- Được đăng: Thứ năm, 29 Tháng 10 2015 09:40
- Lượt xem: 3575
(TGAG)- Nhiều người vinh dự được sống và làm việc gần Bác Hồ đều có chung suy nghĩ - Bác không chấp nhận và luôn phê phán căn bệnh hình thức chủ nghĩa. Những gì là hình thức không cần thiết, bắt người khác phải theo, tổn hao công sức, tiền bạc của dân thì Bác không bao giờ chấp nhận.
Năm 1960, Bác Hồ về thăm quê. Các đồng chí ở Tỉnh ủy Nghệ An, dù đã được yêu cầu trước là đón tiếp Bác trang trọng, chu đáo, tiết kiệm, tránh phô trương, hình thức nhưng vẫn không chịu, với lý do vì đã lâu Bác mới có dịp về thăm quê. Tỉnh ủy chuẩn bị sẵn một chiếc ô tô con mui trần, còn lấy vải trắng kết xung quanh và lót phía trong xe. Bác xuống máy bay, mọi người mời Bác lên chiếc xe mui trần. Bác nhìn chiếc xe rồi cười: “Các chú cứ ngồi chiếc xe này chứ Bác không ngồi đâu! Bác về cốt là thăm quê hương, đồng bào, chứ có là quan khách đâu mà các chú làm hình thức, tốn kém”. Nói rồi, Bác bước về phía chiếc xe đi đầu của bảo vệ và ngồi bên cạnh người lái xe. Sau mấy phút ngơ ngác, anh em bảo vệ buộc phải ngồi trên chiếc xe bọc vải trắng. Dọc đường, nhân dân đều hướng về chiếc xe sang trọng, nhưng không thấy Bác đâu. Ít ai ngờ rằng, Bác đã chọn ngồi ở chiếc xe cảnh vệ đi đầu.
Chưa hết, về đến nhà khách Tỉnh ủy, vừa trò chuyện, Bác vừa nhìn ra con đường dẫn vào nhà khách, thấy có nhiều bông hoa rực rỡ, nở đều, ngay ngắn hai bên. Bất chợt, Bác đi ra, dùng tay nhổ nhẹ một cành lay ơn. Cành hoa nhẹ bẫng, không có chút rễ nào. Gọi đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tới, Bác nghiêm giọng nói: “Đây là một việc làm thiếu chân thực và lãng phí. Tưởng các chú trồng hoa thì hay, có lợi cho môi trường. Nào ngờ, vì Bác vào thăm nên các chú phải mua bông này về trồng. “Trồng” hình thức nó sẽ chết. Đây là một căn bệnh phô trương hình thức. Đón Bác như thế này Bác không vừa lòng”. Các đồng chí trong Tỉnh ủy Nghệ An cùng xin lỗi Bác và hứa sẽ sửa chữa khuyết điểm.
Qua câu chuyện: “Phê phán căn bệnh hình thức chủ nghĩa”, chúng ta thấy:
Trong đời sống xã hội ta hiện nay, ở đâu đó chủ nghĩa hình thức đã biến thái và trở thành căn bệnh hình thức. Dấu hiệu của bệnh hình thức là chỉ chú trọng tạo nên cái hình thức hào nhoáng bên ngoài để che đậy nội dung bên trong nghèo nàn, đơn điệu, chất lượng thấp hoặc không có gì. Bệnh hình thức là sự bất cập, thậm chí đối ngược giữa giá trị thực và thông tin được thông báo.
Đáng lo ngại là bệnh hình thức đã và đang trở thành căn bệnh trầm kha của xã hội, len lỏi vào tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội đến gia đình và cá nhân. Căn bệnh hình thức gắn liền với căn bệnh thành tích, với hội chứng “đánh bóng” tên tuổi, thậm chí để che giấu những điều không minh bạch.
Căn bệnh hình thức là làm những việc không đáng làm, không nên làm; là đáng làm bé nhưng lại làm to; là nói hay, nói tốt nhưng làm thì dở, là cố ý đánh lừa mọi người về bản chất của sự việc. Căn bệnh hình thức hiện nay đang có dấu hiệu trở thành căn bệnh mãn tính, rất khó chữa nếu không nói là vô cùng khó chữa.
Người mắc căn bệnh hình thức thì biểu hiện rõ nhất, đó là: khi thấy đồng chí nào đó có quyền hành có thể mang lại lợi ích cho mình thì a dua, nịnh bợ, cố nói cho được lòng. Thấy đồng chí khác không có giá trị lợi dụng thì xem thường. Nên nhớ rằng đã là con người, nhất là người đảng viên thì càng phải thể hiện được nhân cách, đạo đức, lối sống của bản thân. Sống phải có tình, có nghĩa; có trước, có sau, chớ không nên thấy cái gì có lợi cho mình thì hết lời khen ngợi, nịnh hót; thấy vấn đề nào đó, người nào đó không theo ý mình hoặc không còn giá trị lợi dụng thì không thèm đoái hoài và muốn đánh đổ nó và trong công việc khi xem xét, đánh giá về một người nào đó cũng không nên nhìn vào vẻ bên ngoài, mà phải tìm hiểu bản chất bên trong, những việc làm của họ để nhìn nhận, đánh giá một cách chính xác nhất.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta là như thế đó. Người không thích hình thức và chính từ phong cách giản dị đã làm cho Người trở nên vĩ đại ngay trong những việc nhỏ nhặt, bình thường./.
THANH TUẤN
Năm 1960, Bác Hồ về thăm quê. Các đồng chí ở Tỉnh ủy Nghệ An, dù đã được yêu cầu trước là đón tiếp Bác trang trọng, chu đáo, tiết kiệm, tránh phô trương, hình thức nhưng vẫn không chịu, với lý do vì đã lâu Bác mới có dịp về thăm quê. Tỉnh ủy chuẩn bị sẵn một chiếc ô tô con mui trần, còn lấy vải trắng kết xung quanh và lót phía trong xe. Bác xuống máy bay, mọi người mời Bác lên chiếc xe mui trần. Bác nhìn chiếc xe rồi cười: “Các chú cứ ngồi chiếc xe này chứ Bác không ngồi đâu! Bác về cốt là thăm quê hương, đồng bào, chứ có là quan khách đâu mà các chú làm hình thức, tốn kém”. Nói rồi, Bác bước về phía chiếc xe đi đầu của bảo vệ và ngồi bên cạnh người lái xe. Sau mấy phút ngơ ngác, anh em bảo vệ buộc phải ngồi trên chiếc xe bọc vải trắng. Dọc đường, nhân dân đều hướng về chiếc xe sang trọng, nhưng không thấy Bác đâu. Ít ai ngờ rằng, Bác đã chọn ngồi ở chiếc xe cảnh vệ đi đầu.
Chưa hết, về đến nhà khách Tỉnh ủy, vừa trò chuyện, Bác vừa nhìn ra con đường dẫn vào nhà khách, thấy có nhiều bông hoa rực rỡ, nở đều, ngay ngắn hai bên. Bất chợt, Bác đi ra, dùng tay nhổ nhẹ một cành lay ơn. Cành hoa nhẹ bẫng, không có chút rễ nào. Gọi đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tới, Bác nghiêm giọng nói: “Đây là một việc làm thiếu chân thực và lãng phí. Tưởng các chú trồng hoa thì hay, có lợi cho môi trường. Nào ngờ, vì Bác vào thăm nên các chú phải mua bông này về trồng. “Trồng” hình thức nó sẽ chết. Đây là một căn bệnh phô trương hình thức. Đón Bác như thế này Bác không vừa lòng”. Các đồng chí trong Tỉnh ủy Nghệ An cùng xin lỗi Bác và hứa sẽ sửa chữa khuyết điểm.
Qua câu chuyện: “Phê phán căn bệnh hình thức chủ nghĩa”, chúng ta thấy:
Trong đời sống xã hội ta hiện nay, ở đâu đó chủ nghĩa hình thức đã biến thái và trở thành căn bệnh hình thức. Dấu hiệu của bệnh hình thức là chỉ chú trọng tạo nên cái hình thức hào nhoáng bên ngoài để che đậy nội dung bên trong nghèo nàn, đơn điệu, chất lượng thấp hoặc không có gì. Bệnh hình thức là sự bất cập, thậm chí đối ngược giữa giá trị thực và thông tin được thông báo.
Đáng lo ngại là bệnh hình thức đã và đang trở thành căn bệnh trầm kha của xã hội, len lỏi vào tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội đến gia đình và cá nhân. Căn bệnh hình thức gắn liền với căn bệnh thành tích, với hội chứng “đánh bóng” tên tuổi, thậm chí để che giấu những điều không minh bạch.
Căn bệnh hình thức là làm những việc không đáng làm, không nên làm; là đáng làm bé nhưng lại làm to; là nói hay, nói tốt nhưng làm thì dở, là cố ý đánh lừa mọi người về bản chất của sự việc. Căn bệnh hình thức hiện nay đang có dấu hiệu trở thành căn bệnh mãn tính, rất khó chữa nếu không nói là vô cùng khó chữa.
Người mắc căn bệnh hình thức thì biểu hiện rõ nhất, đó là: khi thấy đồng chí nào đó có quyền hành có thể mang lại lợi ích cho mình thì a dua, nịnh bợ, cố nói cho được lòng. Thấy đồng chí khác không có giá trị lợi dụng thì xem thường. Nên nhớ rằng đã là con người, nhất là người đảng viên thì càng phải thể hiện được nhân cách, đạo đức, lối sống của bản thân. Sống phải có tình, có nghĩa; có trước, có sau, chớ không nên thấy cái gì có lợi cho mình thì hết lời khen ngợi, nịnh hót; thấy vấn đề nào đó, người nào đó không theo ý mình hoặc không còn giá trị lợi dụng thì không thèm đoái hoài và muốn đánh đổ nó và trong công việc khi xem xét, đánh giá về một người nào đó cũng không nên nhìn vào vẻ bên ngoài, mà phải tìm hiểu bản chất bên trong, những việc làm của họ để nhìn nhận, đánh giá một cách chính xác nhất.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta là như thế đó. Người không thích hình thức và chính từ phong cách giản dị đã làm cho Người trở nên vĩ đại ngay trong những việc nhỏ nhặt, bình thường./.
THANH TUẤN