Phát huy ý chí tự lực, tự cường theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Được đăng: Chủ nhật, 22 Tháng 8 2021 16:35
- Lượt xem: 9260
(TUAG)- Với lòng yêu nước và hoài bão cứu nước, cứu dân, Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Người xác định phải đến nước Pháp nơi có bọn thực dân đang áp bức người dân nước mình để tìm xem những gì ẩn đằng sau các từ Tự do - Bình đẳng - Bác ái, rồi trở về giúp đồng bào ta. Từ chuyến đi đó, Người đã đến hàng chục quốc gia, thâm nhập vào đời sống của giới cần lao và hiểu rõ những bất công xã hội lúc bấy giờ. Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và ý chí tự lực, tự cường ở Người tiếp tục được hun đúc.
Bác trở về nước, trực tiếp lãnh đạo thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Thắng lợi ấy là nhờ ý chí tự lực, tự cường và lòng khát khao độc lập tự do của dân tộc mà Hồ Chí Minh là biểu tượng sáng ngời. Từ khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, cùng với Ðảng ta lãnh đạo kháng chiến kiến quốc, Hồ Chí Minh tiếp tục thể hiện ý chí tự lực, tự cường chống các đế quốc xâm lược.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Người luôn chỉ dẫn rằng đem sức ta mà tự giải phóng cho ta, nhưng phải biết tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. Tự lực, tự cường gắn với ngoại giao theo tinh thần “Chiêng có to tiếng mới lớn”. Vì vậy, Bác luôn chuẩn bị đầy đủ các nhân tố về tinh thần và vật chất cho sự nghiệp giải phóng. Ðó là chuẩn bị lực lượng chính trị bằng việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất; xây dựng căn cứ địa cách mạng, đặc biệt là căn cứ địa lòng dân; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Cùng với đó, Bác luôn khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Người lúc nào nghĩ tới một xã hội không còn áp bức, bóc lột, bất công; phải có một xã hội có tự do, bình đẳng, bác ái thật sự trên đất nước mình, chứ không phải giả dối như thực dân Pháp khoe khoang. Người căn dặn, chúng ta có độc lập rồi thì nhất định phải đi tới chủ nghĩa xã hội. Bởi vì, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Trước hết, cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, chăm lo thực hiện dân quyền, dân sinh, dân trí, dân chủ. Làm cho ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, chữa bệnh, có nhà ở.
Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường. Tự lực là tự mình làm lấy, không nhờ cậy ai. Điều này gắn liền với tự lực cánh sinh, tức là tự mình lo cuộc sống của mình, không ỷ lại vào người khác. Tự cường là tự mình xây dựng sức mạnh của mình, không ỷ lại vào người khác. Nó gắn liền với tự lập, tức là tự mình gây dựng cho mình, không cần sự giúp đỡ của người khác. Nói ngắn gọn, tự lực, tự cường là tự mình lo công việc của mình và gây sức mạnh cho mình, không lệ thuộc, không phụ thuộc, không ỷ lại ngồi chờ.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ nhiệm vụ, giải pháp tăng cường công tác xây dựng Đảng, khẳng định “Kiên định và không ngừng vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong từng giai đoạn. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Kiên định đường lối đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Theo đó, Đảng ta đã xác định tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nâng cao tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, khát vọng cống hiến, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và người dân, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nhiệm vụ cách mạng trong các giai đoạn lịch sử. Ngày 12/6/2021 vừa qua, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Trong thời gian tới, Trung ương sẽ hướng dẫn cụ thể việc nghiên cứu, học tập, vận dụng cụ thể hóa nội dung Chuyên đề ở từng cấp, từng ngành. Trước mắt, để chủ động trong triển khai thực hiện tốt các nội dung Chuyên đề toàn khóa, thiết nghĩ bên cạnh tiếp tục thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ thường xuyên trong học tập và làm theo Bác, khắc phục những tồn tại, hạn chế qua sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị. Mỗi cấp ủy, từng cán bộ, đảng viên tập trung nghiên cứu bước đầu những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong việc phát huy tinh thần tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc gắn với điều kiện thực tiễn địa phương, đơn vị mình.
Đặc biệt, phát huy vai trò của người đứng đầu trong mỗi cơ quan, đơn vị về vai trò thủ lĩnh của mình trong làm gương cho cán bộ dưới quyền và Nhân dân. Để từ đó, mỗi người sẽ cống hiến hết mình cho xã hội, Nhân dân và đất nước. Qua đó, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phấn đấu đưa nước ta sớm trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, thực hiện được tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu./.
Bác trở về nước, trực tiếp lãnh đạo thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Thắng lợi ấy là nhờ ý chí tự lực, tự cường và lòng khát khao độc lập tự do của dân tộc mà Hồ Chí Minh là biểu tượng sáng ngời. Từ khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, cùng với Ðảng ta lãnh đạo kháng chiến kiến quốc, Hồ Chí Minh tiếp tục thể hiện ý chí tự lực, tự cường chống các đế quốc xâm lược.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Người luôn chỉ dẫn rằng đem sức ta mà tự giải phóng cho ta, nhưng phải biết tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. Tự lực, tự cường gắn với ngoại giao theo tinh thần “Chiêng có to tiếng mới lớn”. Vì vậy, Bác luôn chuẩn bị đầy đủ các nhân tố về tinh thần và vật chất cho sự nghiệp giải phóng. Ðó là chuẩn bị lực lượng chính trị bằng việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất; xây dựng căn cứ địa cách mạng, đặc biệt là căn cứ địa lòng dân; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Cùng với đó, Bác luôn khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Người lúc nào nghĩ tới một xã hội không còn áp bức, bóc lột, bất công; phải có một xã hội có tự do, bình đẳng, bác ái thật sự trên đất nước mình, chứ không phải giả dối như thực dân Pháp khoe khoang. Người căn dặn, chúng ta có độc lập rồi thì nhất định phải đi tới chủ nghĩa xã hội. Bởi vì, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Trước hết, cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, chăm lo thực hiện dân quyền, dân sinh, dân trí, dân chủ. Làm cho ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, chữa bệnh, có nhà ở.
Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường. Tự lực là tự mình làm lấy, không nhờ cậy ai. Điều này gắn liền với tự lực cánh sinh, tức là tự mình lo cuộc sống của mình, không ỷ lại vào người khác. Tự cường là tự mình xây dựng sức mạnh của mình, không ỷ lại vào người khác. Nó gắn liền với tự lập, tức là tự mình gây dựng cho mình, không cần sự giúp đỡ của người khác. Nói ngắn gọn, tự lực, tự cường là tự mình lo công việc của mình và gây sức mạnh cho mình, không lệ thuộc, không phụ thuộc, không ỷ lại ngồi chờ.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ nhiệm vụ, giải pháp tăng cường công tác xây dựng Đảng, khẳng định “Kiên định và không ngừng vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong từng giai đoạn. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Kiên định đường lối đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Theo đó, Đảng ta đã xác định tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nâng cao tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, khát vọng cống hiến, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và người dân, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nhiệm vụ cách mạng trong các giai đoạn lịch sử. Ngày 12/6/2021 vừa qua, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Trong thời gian tới, Trung ương sẽ hướng dẫn cụ thể việc nghiên cứu, học tập, vận dụng cụ thể hóa nội dung Chuyên đề ở từng cấp, từng ngành. Trước mắt, để chủ động trong triển khai thực hiện tốt các nội dung Chuyên đề toàn khóa, thiết nghĩ bên cạnh tiếp tục thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ thường xuyên trong học tập và làm theo Bác, khắc phục những tồn tại, hạn chế qua sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị. Mỗi cấp ủy, từng cán bộ, đảng viên tập trung nghiên cứu bước đầu những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong việc phát huy tinh thần tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc gắn với điều kiện thực tiễn địa phương, đơn vị mình.
Đặc biệt, phát huy vai trò của người đứng đầu trong mỗi cơ quan, đơn vị về vai trò thủ lĩnh của mình trong làm gương cho cán bộ dưới quyền và Nhân dân. Để từ đó, mỗi người sẽ cống hiến hết mình cho xã hội, Nhân dân và đất nước. Qua đó, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phấn đấu đưa nước ta sớm trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, thực hiện được tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu./.
HOÀI TRƯỜNG
TTCTTT số 8-2021