Lan tỏa các mô hình học tập, làm theo gương Bác
- Được đăng: Thứ tư, 17 Tháng 3 2021 10:52
- Lượt xem: 1247
(TUAG)- Sau hơn 5 năm (2016-2020) thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Chợ Mới đã xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Toàn huyện hiện có 140 chi hội phụ nữ với 44.856 hội viên tăng 2.377 hội viên so với năm 2019. Sau khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 05, 100% cán bộ Hội đăng ký thực hiện học và làm theo Bác bằng những việc làm cụ thể thiết thực. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm được các cấp Hội chú trọng nhằm góp phần tạo sự chuyển biến trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là khâu tổ chức sắp xếp công việc một cách khoa học, dành nhiều thời gian hướng về cơ sở để nắm bắt tình hình tâm tư, nguyện vọng, từ đó có biện pháp kịp thời giải quyết vướng mắc, đáp ứng quyền lợi chính đáng cho cán bộ, hội viên phụ nữ. Thông qua cuộc vận động đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả của các cá nhân, tập thể trong học tập và làm theo Bác như: Mô hình “Hủ gạo tình thương”, “Đồng tiền nhân ái”, “Tiết kiệm mua BHYT”, “Nuôi heo đất khuyến học”…
Điển hình như mô hình “Tổ phụ nữ góp vốn xoay vòng” ấp Nhơn Ngãi, xã Nhơn Mỹ thành lập năm 2016 ban đầu chỉ có 10 thành viên tham gia. Theo chị Trần Kim Liên, Chi hội trưởng bắt đầu phát động mỗi chị em chỉ góp 50.000 đồng, sau đó là 100.000 đồng. Lúc đầu mô hình cũng không thu hút nhiều hội viên tham gia, sau lần rút thăm trao vốn, nhiều hội viên thấy có nhiều điểm có lợi, mặc dù số tiền các chị đóng góp mỗi tháng không nhiều, nhưng sẽ góp phần quan trọng vào việc khắc phục những khó khăn, nhất là phụ nữ ở nông thôn. Chị Trần Kim Liên cho biết: “Để duy trì và nhân rộng mô hình từ năm 2016 đến nay, tôi chấp nhận lấy uy tín, danh dự bản thân cam kết sẽ hoàn trả tiền cho tất cả các chị em nếu nguồn quỹ gặp vướng mắc hoặc hao hụt gì trong quá trình triển khai, nhìn chung, chị em rất ủng hộ nên nguồn quỹ mới nhân rộng đến ngày hôm nay”.
Mô hình được cấp trên đánh giá cao là mô hình “Tổ hợp tác chăn nuôi bò” ấp Long Thuận ,1 xã Long Điền A. Mô hình này chủ yếu hỗ trợ vốn cho các chị trong chăn nuôi, để tăng thu nhập, đồng thời góp phần cho xã đạt chuẩn nông thôn mới và đang tiến đến nông thôn mới nâng cao, 4 năm qua đã trợ giúp vốn cho 10 chị số tiền trên 110 triệu đồng (mỗi hộ chăn nuôi được hỗ trợ 11 triệu đồng/năm). Nhờ nguồn vốn này mà cuộc sống của các chị dần ổn định hơn trước như chị Thảo nuôi thêm 01 con bò, chị Bảy, chị Hữu nhờ chăn nuôi mà nhà cửa khang trang, có điều kiện lo cho các con học đại học chuẩn bị ra trường; đáng khen là chị Phạm Thị Lệ Thu, ấp Long Thuận 1, xã Long Điền A nhờ nguồn vốn mà chăn nuôi thêm từ một cặp bò bắt thêm 2 cặp vì vậy mấy năm gần đây kinh tế khá hơn, nuôi các con ăn học thành đạt đều có công ăn việc làm. Chị vui vẻ nói: “Hồi xưa mình cũng khổ không tiền đi mượn đầu này đầu nọ để mua thức ăn cho bò, nhưng sau khi có nguồn vốn thì đỡ hơn rất nhiều, về tiền lời mình có thể mua được vài bao cám để dự trữ hoặc mướn đất trồng cỏ, trồng bắp cho bò ăn thì mình có nguồn vốn đỡ rất nhiều. Vì nó có thêm thu nhập như lúc trước lời 10 triệu/con thì bây giờ lời 12 – 13 triệu, nói chung nhờ nuôi bò mà nuôi các con đều học đại học”.
Bên cạnh đó, các hội viên đã tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, các phong trào tương thân tương ái. Trong các dịp lễ, tết, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện và các cơ sở Hội đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho 1.929 cán bộ, hội viên nghèo, hộ nghèo, khó khăn trị giá gần 600 triệu đồng; phối hợp thăm hỏi, tặng quà 54 gia đình chính sách, mẹ Việt Nam anh hùng tổng trị giá 36 triệu đồng. Đồng thời, thực hiện chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, năm 2020, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện trao 30 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó tại xã Lạc Quới, hỗ trợ các chiến sĩ khó khăn, thăm và chúc tết bộ đội biên phòng Lạc Quới với tổng số tiền gần 15 triệu đồng.
Trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, các cấp hội phụ nữ trong huyện tập trung cao độ cho công tác phòng chống dịch, với các hoạt động thiết thực được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Các cấp hội đã vận động hội viên phụ nữ, cá nhân, tập thể, doanh nghiệp trên địa bàn huyện hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch bệnh tại các địa phương như: tặng 117 ngàn khẩu trang, 14 ngàn chai nước rửa tay khô với tổng trị giá hơn 763 triệu đồng; thành lập 28 tổ may khẩu trang vải với 39 thành viên tham gia may khẩu trang phát hỗ trợ trong cộng đồng.
Bà Trần Thị Ngọc Hà, Chủ tịch Hội LHPN huyện Chợ Mới chia sẻ: “Từ năm 2016 đến nay, thông qua những buổi sinh hoạt định kỳ, các chi hội phụ nữ đều lồng ghép nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để tuyên truyền, giáo dục cho các hội viên. Từ những câu chuyện kể về phong cách sống giản dị, tiết kiệm của Bác mà chị em học hỏi, vận dụng linh hoạt vào từng công việc, hành động cụ thể. Từ đó, các hội viên luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, sống yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững.”
Qua nhiều năm tổ chức triển khai thực hiện các phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với thực hiện việc “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” các phong trào thi đua của Hội đã góp phần làm chuyển biến và nâng cao nhận thức trình độ mọi mặt các cán bộ, hội viên phụ nữ và đã thực sự đi vào cuộc sống, chị em đã có ý thức hơn trong học tập, tu dưỡng rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, phát huy tính năng động sáng tạo trong lao động, sản xuất, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương./.
Toàn huyện hiện có 140 chi hội phụ nữ với 44.856 hội viên tăng 2.377 hội viên so với năm 2019. Sau khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 05, 100% cán bộ Hội đăng ký thực hiện học và làm theo Bác bằng những việc làm cụ thể thiết thực. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm được các cấp Hội chú trọng nhằm góp phần tạo sự chuyển biến trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là khâu tổ chức sắp xếp công việc một cách khoa học, dành nhiều thời gian hướng về cơ sở để nắm bắt tình hình tâm tư, nguyện vọng, từ đó có biện pháp kịp thời giải quyết vướng mắc, đáp ứng quyền lợi chính đáng cho cán bộ, hội viên phụ nữ. Thông qua cuộc vận động đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả của các cá nhân, tập thể trong học tập và làm theo Bác như: Mô hình “Hủ gạo tình thương”, “Đồng tiền nhân ái”, “Tiết kiệm mua BHYT”, “Nuôi heo đất khuyến học”…
Điển hình như mô hình “Tổ phụ nữ góp vốn xoay vòng” ấp Nhơn Ngãi, xã Nhơn Mỹ thành lập năm 2016 ban đầu chỉ có 10 thành viên tham gia. Theo chị Trần Kim Liên, Chi hội trưởng bắt đầu phát động mỗi chị em chỉ góp 50.000 đồng, sau đó là 100.000 đồng. Lúc đầu mô hình cũng không thu hút nhiều hội viên tham gia, sau lần rút thăm trao vốn, nhiều hội viên thấy có nhiều điểm có lợi, mặc dù số tiền các chị đóng góp mỗi tháng không nhiều, nhưng sẽ góp phần quan trọng vào việc khắc phục những khó khăn, nhất là phụ nữ ở nông thôn. Chị Trần Kim Liên cho biết: “Để duy trì và nhân rộng mô hình từ năm 2016 đến nay, tôi chấp nhận lấy uy tín, danh dự bản thân cam kết sẽ hoàn trả tiền cho tất cả các chị em nếu nguồn quỹ gặp vướng mắc hoặc hao hụt gì trong quá trình triển khai, nhìn chung, chị em rất ủng hộ nên nguồn quỹ mới nhân rộng đến ngày hôm nay”.
Mô hình được cấp trên đánh giá cao là mô hình “Tổ hợp tác chăn nuôi bò” ấp Long Thuận ,1 xã Long Điền A. Mô hình này chủ yếu hỗ trợ vốn cho các chị trong chăn nuôi, để tăng thu nhập, đồng thời góp phần cho xã đạt chuẩn nông thôn mới và đang tiến đến nông thôn mới nâng cao, 4 năm qua đã trợ giúp vốn cho 10 chị số tiền trên 110 triệu đồng (mỗi hộ chăn nuôi được hỗ trợ 11 triệu đồng/năm). Nhờ nguồn vốn này mà cuộc sống của các chị dần ổn định hơn trước như chị Thảo nuôi thêm 01 con bò, chị Bảy, chị Hữu nhờ chăn nuôi mà nhà cửa khang trang, có điều kiện lo cho các con học đại học chuẩn bị ra trường; đáng khen là chị Phạm Thị Lệ Thu, ấp Long Thuận 1, xã Long Điền A nhờ nguồn vốn mà chăn nuôi thêm từ một cặp bò bắt thêm 2 cặp vì vậy mấy năm gần đây kinh tế khá hơn, nuôi các con ăn học thành đạt đều có công ăn việc làm. Chị vui vẻ nói: “Hồi xưa mình cũng khổ không tiền đi mượn đầu này đầu nọ để mua thức ăn cho bò, nhưng sau khi có nguồn vốn thì đỡ hơn rất nhiều, về tiền lời mình có thể mua được vài bao cám để dự trữ hoặc mướn đất trồng cỏ, trồng bắp cho bò ăn thì mình có nguồn vốn đỡ rất nhiều. Vì nó có thêm thu nhập như lúc trước lời 10 triệu/con thì bây giờ lời 12 – 13 triệu, nói chung nhờ nuôi bò mà nuôi các con đều học đại học”.
Bên cạnh đó, các hội viên đã tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, các phong trào tương thân tương ái. Trong các dịp lễ, tết, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện và các cơ sở Hội đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho 1.929 cán bộ, hội viên nghèo, hộ nghèo, khó khăn trị giá gần 600 triệu đồng; phối hợp thăm hỏi, tặng quà 54 gia đình chính sách, mẹ Việt Nam anh hùng tổng trị giá 36 triệu đồng. Đồng thời, thực hiện chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, năm 2020, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện trao 30 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó tại xã Lạc Quới, hỗ trợ các chiến sĩ khó khăn, thăm và chúc tết bộ đội biên phòng Lạc Quới với tổng số tiền gần 15 triệu đồng.
Trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, các cấp hội phụ nữ trong huyện tập trung cao độ cho công tác phòng chống dịch, với các hoạt động thiết thực được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Các cấp hội đã vận động hội viên phụ nữ, cá nhân, tập thể, doanh nghiệp trên địa bàn huyện hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch bệnh tại các địa phương như: tặng 117 ngàn khẩu trang, 14 ngàn chai nước rửa tay khô với tổng trị giá hơn 763 triệu đồng; thành lập 28 tổ may khẩu trang vải với 39 thành viên tham gia may khẩu trang phát hỗ trợ trong cộng đồng.
Bà Trần Thị Ngọc Hà, Chủ tịch Hội LHPN huyện Chợ Mới chia sẻ: “Từ năm 2016 đến nay, thông qua những buổi sinh hoạt định kỳ, các chi hội phụ nữ đều lồng ghép nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để tuyên truyền, giáo dục cho các hội viên. Từ những câu chuyện kể về phong cách sống giản dị, tiết kiệm của Bác mà chị em học hỏi, vận dụng linh hoạt vào từng công việc, hành động cụ thể. Từ đó, các hội viên luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, sống yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững.”
Qua nhiều năm tổ chức triển khai thực hiện các phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với thực hiện việc “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” các phong trào thi đua của Hội đã góp phần làm chuyển biến và nâng cao nhận thức trình độ mọi mặt các cán bộ, hội viên phụ nữ và đã thực sự đi vào cuộc sống, chị em đã có ý thức hơn trong học tập, tu dưỡng rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, phát huy tính năng động sáng tạo trong lao động, sản xuất, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương./.
Kim Hằng