An Giang thực hiện tốt công tác “đền ơn đáp nghĩa”
- Được đăng: Thứ tư, 15 Tháng 7 2015 08:48
- Lượt xem: 2686
(TGAG)- Công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công” tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh trong thời gian qua, đã huy động được mọi nguồn lực trong xã hội, cộng đồng cùng Nhà nước chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng. Toàn tỉnh, có gần 10.000 người có công và thân nhân của họ đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng từ ngân sách Nhà nước với kinh phí trên 140 tỷ đồng/năm.
* Thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi
Thực hiện Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, tỉnh đã trình Chủ tịch nước phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đối với 126 Bà mẹ; sở đã trợ cấp trên 5,17 tỷ đồng theo quy định đối với những Bà mẹ nêu trên. Đồng thời, phối hợp với Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đối với 157 trường hợp.
Điều chỉnh trợ cấp đối với 366 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày được hưởng trợ cấp từ ngày 01/9/2012. Đến nay, đã giải quyết chuyển sang hưởng trợ cấp hằng tháng đối với 464 người. Thực hiện trợ cấp hằng tháng cho 214 đối tượng gồm: 19 người có công giúp đỡ cách mạng; 44 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; 120 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị tù, đày; 26 trường hợp hưởng tuất lão thành cách mạng, liệt sỹ, thương - bệnh binh, chất độc hóa học và 05 người hưởng theo Quyết định 142, 62, 53. Trợ cấp một lần đối với 4.305 đối tượng với số tiền trên 5,96 tỷ đồng, trong đó gồm: 45 thân nhân của cán bộ lão thành cách mạng và 95 thân nhân của cán bộ tiền khởi nghĩa; 785 người có công giúp đỡ cách mạng; 12 người hoạt động kháng chiến và 39 thân nhân người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; 3.329 đối tượng thờ cúng liệt sỹ. Cấp Sổ ưu đãi giáo dục - đào tạo và trợ cấp đối với 18 trường hợp, nâng tổng số đã giải quyết lên 2.450 hồ sơ.
* Về chăm sóc đời sống người có công
Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ hộ gia đình người có công về nhà ở, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh với tổng số hộ được hỗ trợ là 4.678 hộ (trong đó: cất mới 2.523 hộ, sửa chữa 2.155 hộ). Đến nay, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ nhà ở cho 2.020 hộ, với tổng kinh phí là gần 83 tỷ đồng, trong đó đã hoàn thành 1.638 căn (cất mới 1.234 hộ, sửa chữa 404 hộ), đang triển khai thực hiện 382 căn (cất mới 180 căn, sửa chữa 202), dự kiến hoàn thành trong tháng 6/2015. Ngoài ra, căn cứ kết quả vận động quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” năm 2014, các địa phương đã cất mới 129 căn nhà tình nghĩa và sửa chữa 70 căn nhà ở với kinh phí trên 7,5 tỷ đồng, góp phần cải thiện về nhà ở đối với người có công với cách mạng.
Toàn tỉnh có 388 Bà mẹ được phong tặng và truy tặng Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Hiện nay, có 14 bà mẹ còn sống được các cơ quan, doanh nghiệp trong tỉnh nhận phụng dưỡng, ngoài chế độ trợ cấp theo quy định, các Bà mẹ còn được hỗ trợ thêm từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng/tháng. Nhìn chung, cuộc sống của các “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” trong tỉnh đều ổn định. Đối với bệnh binh nặng đang điều dưỡng tại Trung tâm Long Đất (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), thường xuyên được tỉnh quan tâm về vật chất và tinh thần, thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết và kỷ niệm ngày 27/7 hằng năm, giúp đối tượng an tâm điều dưỡng tốt. Năm 2014, tổ chức đưa 1.179 người có công đi điều dưỡng tập trung 17 đợt với kinh phí trên 3,8 tỷ đồng. Từ đầu năm 2015 đến nay, đã đưa 457 người có công đi điều dưỡng tập trung 06 đợt với kinh phí theo chế độ trên 01 tỷ đồng. Năm 2014, mua và cấp trên 18.000 thẻ BHYT đối với người có công và thân nhân của họ với kinh phí trên 10 tỷ đồng. Nhân dịp Tết Nguyên đán cổ truyền và kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sỹ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chi từ ngân sách tỉnh trên 53 tỷ đồng để trợ cấp, thăm hỏi, tặng quà đối với người có công và thân nhân của họ.
* Công trình ghi công liệt sỹ và quy tập hài cốt liệt sỹ
An Giang hiện có 08 nghĩa trang liệt sỹ với trên 13.000 mộ liệt sỹ và có 54 Nhà bia ghi danh Anh hùng liệt sỹ được xây dựng tại các xã Anh hùng trong tỉnh. Các nghĩa trang liệt sỹ thường xuyên được chăm sóc, tu bổ, nâng cấp và cải tạo ngày càng khang trang.
Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ tuy có nhiều khó khăn, song với quyết tâm của các đơn vị chuyên trách K90, K93 và sự hỗ trợ của nước bạn, cùng các địa phương. Trong năm 2014, đã quy tập đưa về cải táng 183 hài cốt liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ Dốc Bà Đắc - huyện Tịnh Biên.
Phong trào đền ơn đáp nghĩa đã tác động tích cực, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhất là cấp xã, phường, thị trấn trong việc lãnh đạo, quản lý công tác chăm sóc người có công. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn đã được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công.
Những kết quả đạt được trong phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với người có công đã góp phần ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh, có tác dụng giáo dục truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước và tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
Huỳnh Hồng Việt
* Thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi
Thực hiện Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, tỉnh đã trình Chủ tịch nước phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đối với 126 Bà mẹ; sở đã trợ cấp trên 5,17 tỷ đồng theo quy định đối với những Bà mẹ nêu trên. Đồng thời, phối hợp với Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đối với 157 trường hợp.
Điều chỉnh trợ cấp đối với 366 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày được hưởng trợ cấp từ ngày 01/9/2012. Đến nay, đã giải quyết chuyển sang hưởng trợ cấp hằng tháng đối với 464 người. Thực hiện trợ cấp hằng tháng cho 214 đối tượng gồm: 19 người có công giúp đỡ cách mạng; 44 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; 120 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị tù, đày; 26 trường hợp hưởng tuất lão thành cách mạng, liệt sỹ, thương - bệnh binh, chất độc hóa học và 05 người hưởng theo Quyết định 142, 62, 53. Trợ cấp một lần đối với 4.305 đối tượng với số tiền trên 5,96 tỷ đồng, trong đó gồm: 45 thân nhân của cán bộ lão thành cách mạng và 95 thân nhân của cán bộ tiền khởi nghĩa; 785 người có công giúp đỡ cách mạng; 12 người hoạt động kháng chiến và 39 thân nhân người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; 3.329 đối tượng thờ cúng liệt sỹ. Cấp Sổ ưu đãi giáo dục - đào tạo và trợ cấp đối với 18 trường hợp, nâng tổng số đã giải quyết lên 2.450 hồ sơ.
* Về chăm sóc đời sống người có công
Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ hộ gia đình người có công về nhà ở, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh với tổng số hộ được hỗ trợ là 4.678 hộ (trong đó: cất mới 2.523 hộ, sửa chữa 2.155 hộ). Đến nay, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ nhà ở cho 2.020 hộ, với tổng kinh phí là gần 83 tỷ đồng, trong đó đã hoàn thành 1.638 căn (cất mới 1.234 hộ, sửa chữa 404 hộ), đang triển khai thực hiện 382 căn (cất mới 180 căn, sửa chữa 202), dự kiến hoàn thành trong tháng 6/2015. Ngoài ra, căn cứ kết quả vận động quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” năm 2014, các địa phương đã cất mới 129 căn nhà tình nghĩa và sửa chữa 70 căn nhà ở với kinh phí trên 7,5 tỷ đồng, góp phần cải thiện về nhà ở đối với người có công với cách mạng.
Toàn tỉnh có 388 Bà mẹ được phong tặng và truy tặng Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Hiện nay, có 14 bà mẹ còn sống được các cơ quan, doanh nghiệp trong tỉnh nhận phụng dưỡng, ngoài chế độ trợ cấp theo quy định, các Bà mẹ còn được hỗ trợ thêm từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng/tháng. Nhìn chung, cuộc sống của các “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” trong tỉnh đều ổn định. Đối với bệnh binh nặng đang điều dưỡng tại Trung tâm Long Đất (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), thường xuyên được tỉnh quan tâm về vật chất và tinh thần, thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết và kỷ niệm ngày 27/7 hằng năm, giúp đối tượng an tâm điều dưỡng tốt. Năm 2014, tổ chức đưa 1.179 người có công đi điều dưỡng tập trung 17 đợt với kinh phí trên 3,8 tỷ đồng. Từ đầu năm 2015 đến nay, đã đưa 457 người có công đi điều dưỡng tập trung 06 đợt với kinh phí theo chế độ trên 01 tỷ đồng. Năm 2014, mua và cấp trên 18.000 thẻ BHYT đối với người có công và thân nhân của họ với kinh phí trên 10 tỷ đồng. Nhân dịp Tết Nguyên đán cổ truyền và kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sỹ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chi từ ngân sách tỉnh trên 53 tỷ đồng để trợ cấp, thăm hỏi, tặng quà đối với người có công và thân nhân của họ.
* Công trình ghi công liệt sỹ và quy tập hài cốt liệt sỹ
An Giang hiện có 08 nghĩa trang liệt sỹ với trên 13.000 mộ liệt sỹ và có 54 Nhà bia ghi danh Anh hùng liệt sỹ được xây dựng tại các xã Anh hùng trong tỉnh. Các nghĩa trang liệt sỹ thường xuyên được chăm sóc, tu bổ, nâng cấp và cải tạo ngày càng khang trang.
Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ tuy có nhiều khó khăn, song với quyết tâm của các đơn vị chuyên trách K90, K93 và sự hỗ trợ của nước bạn, cùng các địa phương. Trong năm 2014, đã quy tập đưa về cải táng 183 hài cốt liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ Dốc Bà Đắc - huyện Tịnh Biên.
Phong trào đền ơn đáp nghĩa đã tác động tích cực, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhất là cấp xã, phường, thị trấn trong việc lãnh đạo, quản lý công tác chăm sóc người có công. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn đã được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công.
Những kết quả đạt được trong phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với người có công đã góp phần ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh, có tác dụng giáo dục truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước và tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
Huỳnh Hồng Việt
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội