Tịnh Biên: Tăng cường các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động
- Được đăng: Thứ hai, 31 Tháng 3 2025 17:44
- Lượt xem: 73
(TUAG)- Trong những năm qua, thị xã Tịnh Biên đã có những bước tiến quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động nông thôn và các đối tượng yếu thế. Trong năm 2025, thị xã Tịnh Biên đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình Việc làm, đề ra các mục tiêu và giải pháp quan trọng để hỗ trợ cho người lao động.

Mục tiêu chung của Kế hoạch nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về nguồn lao động ở địa phương phục vụ cho quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của thị xã, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm. Phát triển thị trường lao động lành mạnh, ổn định, khuyến khích tạo ra nhiều việc làm, mở rộng và phát triển sản xuất thu hút người lao động làm việc, đẩy mạnh hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Đối thoại với các doanh nghiệp tạo cơ hội việc làm cho người lao động
Kế hoạch cũng đề ra các mục tiêu cụ thể như: Giải quyết việc làm cho khoảng 4.000 lao động; Hỗ trợ xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất an toàn tạo việc làm cho người lao động nhằm tạo việc làm tốt, có thu nhập bền vững cho người lao động; Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động, đặc biệt là đáp ứng yêu cầu phục hồi sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Để đạt được những mục tiêu trên, thị xã Tịnh Biên cần triển khai đồng bộ các giải pháp thiết thực nhằm tạo việc làm bền vững, nâng cao chất lượng lao động và thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong đó, các giải pháp trọng tâm như: Tạo việc làm từ phát triển kinh tế - xã hội, tận dụng mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực, sản phẩm mà thị xã có thế mạnh để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài tham gia đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, xuất khẩu để thu hút nguồn lao động vào làm việc. Đầu tư, phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, thực hiện tốt các chính sách thu hút, kêu gọi đầu tư các dự án phát triển du lịch, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, dệt may, da giầy để tạo việc làm cho nhiều lao động. Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, thu hút lực lượng lao động tham gia làm việc, nhất là lực lượng học sinh, sinh viên mới ra trường, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho người dân tự tạo việc làm.
Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp thông tin, vận động người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có uy tín, đơn hàng tốt đăng ký tuyển chọn nguồn lao động trên địa bàn tỉnh, tổ chức đào tạo trực tiếp cho người lao động tại địa phương.

Hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, đẩy mạnh cho vay giải quyết việc làm qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh theo hướng bền vững, hỗ trợ tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn; Nâng cao hiệu quả việc cho vay ủy thác đối với các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội qua Ngân hàng Chính sách xã hội; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động được vay vốn để giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định.
Phối hợp cùng Trung tâm Dịch vụ Việc làm và hệ thống thông tin về cung - cầu lao động; tổ chức tốt việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động, đăng tải kịp thời lên hệ thống dữ liệu quốc gia. Nắm chắc diễn biến của cung - cầu lao động, đặc biệt nhu cầu sử dụng lao động cả về số lượng, ngành nghề, trình độ để có kế hoạch, giải pháp kết nối cung cầu lao động, chủ động nguồn lao động cho phục hồi sản xuất kinh doanh.
Đa dạng các hình thức tuyên truyền để người lao động biết thông tin chính xác làm cơ sở quyết định quay lại thị trường lao động, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định về pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động; Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về Chương trình Việc làm bằng nhiều hình thức phù hợp, làm thay đổi nhận thức của người lao động về việc làm, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực và nhu cầu thị trường việc làm tại địa phương, tạo ra thu nhập cho bản thân và gia đình, từng bước chuyển đổi ngành, nghề phù hợp theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên kết doanh nghiệp xuất khẩu lao động đào tạo nguồn nhân lực để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như: đào tạo nghề, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho người lao động, đặc biệt là ngoại ngữ, ý thức chấp hành pháp luật khi đi làm việc ở nước ngoài. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cơ bản cho người lao động, lựa chọn một số ngành nghề có nguy cơ thiếu hụt nhiều nhất để đào tạo, bồi dưỡng. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, đáp ứng với nhu cầu của thị trường lao động, chú trọng đào tạo nghề theo địa chỉ, theo yêu cầu doanh nghiệp nhằm chuyển đổi việc làm cho người lao động, nhất là lao động nông thôn, góp phần thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Việc triển khai các nội dung, giải pháp phải được kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục đảm bảo công tác phối hợp được chặt chẽ, nhịp nhàng, các nội dung và giải pháp phải được thực hiện đồng bộ nhằm đảm bảo thực hiện Chương trình Việc làm một cách sớm nhất, hiệu quả nhất, góp phần giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, tạo ra nguồn thu nhập ổn định, bảo đảm nâng cao đời sống của người dân, góp phần giảm nghèo bền vững, thúc đẩy sự phát triển của xã hội và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thị xã.

Mục tiêu chung của Kế hoạch nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về nguồn lao động ở địa phương phục vụ cho quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của thị xã, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm. Phát triển thị trường lao động lành mạnh, ổn định, khuyến khích tạo ra nhiều việc làm, mở rộng và phát triển sản xuất thu hút người lao động làm việc, đẩy mạnh hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Đối thoại với các doanh nghiệp tạo cơ hội việc làm cho người lao động

Để đạt được những mục tiêu trên, thị xã Tịnh Biên cần triển khai đồng bộ các giải pháp thiết thực nhằm tạo việc làm bền vững, nâng cao chất lượng lao động và thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong đó, các giải pháp trọng tâm như: Tạo việc làm từ phát triển kinh tế - xã hội, tận dụng mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực, sản phẩm mà thị xã có thế mạnh để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài tham gia đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, xuất khẩu để thu hút nguồn lao động vào làm việc. Đầu tư, phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, thực hiện tốt các chính sách thu hút, kêu gọi đầu tư các dự án phát triển du lịch, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, dệt may, da giầy để tạo việc làm cho nhiều lao động. Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, thu hút lực lượng lao động tham gia làm việc, nhất là lực lượng học sinh, sinh viên mới ra trường, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho người dân tự tạo việc làm.
Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp thông tin, vận động người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có uy tín, đơn hàng tốt đăng ký tuyển chọn nguồn lao động trên địa bàn tỉnh, tổ chức đào tạo trực tiếp cho người lao động tại địa phương.

Hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, đẩy mạnh cho vay giải quyết việc làm qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh theo hướng bền vững, hỗ trợ tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn; Nâng cao hiệu quả việc cho vay ủy thác đối với các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội qua Ngân hàng Chính sách xã hội; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động được vay vốn để giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định.
Phối hợp cùng Trung tâm Dịch vụ Việc làm và hệ thống thông tin về cung - cầu lao động; tổ chức tốt việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động, đăng tải kịp thời lên hệ thống dữ liệu quốc gia. Nắm chắc diễn biến của cung - cầu lao động, đặc biệt nhu cầu sử dụng lao động cả về số lượng, ngành nghề, trình độ để có kế hoạch, giải pháp kết nối cung cầu lao động, chủ động nguồn lao động cho phục hồi sản xuất kinh doanh.
Đa dạng các hình thức tuyên truyền để người lao động biết thông tin chính xác làm cơ sở quyết định quay lại thị trường lao động, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định về pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động; Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về Chương trình Việc làm bằng nhiều hình thức phù hợp, làm thay đổi nhận thức của người lao động về việc làm, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực và nhu cầu thị trường việc làm tại địa phương, tạo ra thu nhập cho bản thân và gia đình, từng bước chuyển đổi ngành, nghề phù hợp theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên kết doanh nghiệp xuất khẩu lao động đào tạo nguồn nhân lực để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như: đào tạo nghề, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho người lao động, đặc biệt là ngoại ngữ, ý thức chấp hành pháp luật khi đi làm việc ở nước ngoài. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cơ bản cho người lao động, lựa chọn một số ngành nghề có nguy cơ thiếu hụt nhiều nhất để đào tạo, bồi dưỡng. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, đáp ứng với nhu cầu của thị trường lao động, chú trọng đào tạo nghề theo địa chỉ, theo yêu cầu doanh nghiệp nhằm chuyển đổi việc làm cho người lao động, nhất là lao động nông thôn, góp phần thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Việc triển khai các nội dung, giải pháp phải được kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục đảm bảo công tác phối hợp được chặt chẽ, nhịp nhàng, các nội dung và giải pháp phải được thực hiện đồng bộ nhằm đảm bảo thực hiện Chương trình Việc làm một cách sớm nhất, hiệu quả nhất, góp phần giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, tạo ra nguồn thu nhập ổn định, bảo đảm nâng cao đời sống của người dân, góp phần giảm nghèo bền vững, thúc đẩy sự phát triển của xã hội và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thị xã.
Nguyễn Hảo