Thực tiễn - kinh nghiệm
Tăng cường tuyên truyền Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
- Được đăng: Thứ ba, 21 Tháng 7 2015 16:35
- Lượt xem: 2486
(TGAG)- Sáu tháng đầu năm 2015, trên cơ sở kế hoạch của Ban chỉ đạo cuộc vận động và định hướng của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các ngành, các cấp trong tỉnh đã tập trung tuyên truyền Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với nhiều hình thức phong phú, đa dạng cả chiều rộng lẫn chiều sâu đã đạt được những kết quả quan trọng.
Cuộc vận động tiếp tục nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, các ngành, các cấp trong tỉnh. Đặc biệt, là sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân. Việc tổ chức triển khai cuộc vận động có sự phối hợp khá đồng bộ giữa các lực lượng, các ngành, cơ quan thông tin đại chúng, các đoàn thể chính trị xã hội, các cơ quan Nhà nước và các tổ chức kinh tế. Với nhiều hình thức hoạt động phong phú, sáng tạo, thiết thực. Công tác tuyên truyền cuộc vận động ngày càng đi vào chiều sâu, chất lượng hơn, tạo niềm tin ở người tiêu dùng. Từ đó, đã làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, các tầng lớp nhân dân và mọi thành phần kinh tế. Người tiêu dùng nhận thức được tầm quan trọng của việc ưu tiên dùng hàng Việt là mang lại kinh tế thiết thực cho đất nước, cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh có ý thức hơn trong việc dùng hàng Việt, đồng thời tích cực tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân cùng thực hiện.
Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai, tuyên truyền về cuộc vận động từng lúc, từng nơi chưa được các ngành, các cấp triển khai thực hiện thường xuyên, chưa tạo thành phong trào rộng khắp, đồng bộ trong toàn tỉnh. Một vài cơ quan, đơn vị chưa có kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, thiết thực để thực hiện. Việc nhân rộng những mô hình tuyên truyền có hiệu quả; thực hiện tốt cuộc vận động chưa được Ban Chỉ đạo các cấp quan tâm. Việc tổ chức đưa hàng Việt về nông thôn, nhất là vùng sâu còn nhiều khó khăn do đường giao thông không thuận lợi, nên ít doanh nghiệp tham gia; thời gian bán hàng lưu động quá ngắn (chỉ 01 ngày) nên chưa tạo điều kiện dễ dàng cho người dân tiếp cận, mua sắm hàng Việt; chưa mở được các điểm bán lẽ hàng Việt ở địa bàn dân cư. Ban Chỉ đạo Cuộc vận động ở một số huyện, thị xã, thành phố còn lúng túng trong chỉ đạo, điều hành, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện. Tình trạng vận chuyển hàng lậu, mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại vẫn còn diễn biến phức tạp. Các ngành chức năng tích cực tuần tra, kiểm soát nhưng tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại còn diễn biến phức tạp, tạo tâm trạng lo lắng, không an tâm của người tiêu dùng.
Trong thời gian tới để Cuộc vận động tiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết nghĩ, các cấp, các ngành trong tỉnh cần quan tâm thực hiện tốt những nội dung trọng tâm sau:
1- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nội bộ và các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa của Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trong tham gia hưởng ứng Cuộc vận động này.
2- Tích cực tuyên truyền, vận động, đồng thời tạo điều kiện doanh nghiệp trong tỉnh đẩy mạnh sản xuất, cung ứng các mặt hàng thiết yếu và các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá. Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện triệt để việc tiết kiệm năng lượng, vật tư nguyên liệu, giảm chi phí đầu vào, ứng dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu.
3- Các cơ quan báo chí trong tỉnh tiếp tục bám sát kế hoach của Ban chỉ đạo tỉnh và định hướng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy để đưa tin, bài phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của công tác tuyên truyền Cuộc vận động; kịp thời đăng tải những tin, bài liên quan đến hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện; các tổ chức chính trị-xã hội. Tập trung tuyên truyền những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường; những sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt, giá thành hợp lý, phù hợp với nhu cầu khách hàng nội địa để người tiêu dùng tiếp cận và ủng hộ hàng Việt. Đặc biệt chú trọng giới thiệu những sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp trong tỉnh góp phần quảng bá và xây dựng thương hiệu hàng hóa của doanh nghiệp và cơ sở sản xuất của An Giang.
4- Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về mua sắm tài sản, hàng hóa của các cơ quan, đơn vị từ nguồn ngân sách Nhà nước, đảm bảo đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của Cuộc vận động. Xem việc thực hiện tốt Cuộc vận động là một trong những nội dung quan trọng trong công tác thi đua của ngành.
5- Tích cực vận động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên ưu tiên mua sắm những mặt hàng do doanh nghiệp trong nước, trong tỉnh sản xuất có chất lượng tương đương hàng ngoại nhập khi tiêu dùng cá nhân và gia đình, cơ quan.
Công tác tuyên truyền Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là công việc thường xuyên, liên tục. Do đó, đòi hỏi các ngành, các cấp cần tăng cường thông tin, tuyên truyền để trong nội bộ và toàn xã hội hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, tạo nên sự đồng thuận cao và quyết tâm thực hiện hiệu quả Cuộc vận động này.
Lâm Giàu
Cuộc vận động tiếp tục nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, các ngành, các cấp trong tỉnh. Đặc biệt, là sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân. Việc tổ chức triển khai cuộc vận động có sự phối hợp khá đồng bộ giữa các lực lượng, các ngành, cơ quan thông tin đại chúng, các đoàn thể chính trị xã hội, các cơ quan Nhà nước và các tổ chức kinh tế. Với nhiều hình thức hoạt động phong phú, sáng tạo, thiết thực. Công tác tuyên truyền cuộc vận động ngày càng đi vào chiều sâu, chất lượng hơn, tạo niềm tin ở người tiêu dùng. Từ đó, đã làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, các tầng lớp nhân dân và mọi thành phần kinh tế. Người tiêu dùng nhận thức được tầm quan trọng của việc ưu tiên dùng hàng Việt là mang lại kinh tế thiết thực cho đất nước, cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh có ý thức hơn trong việc dùng hàng Việt, đồng thời tích cực tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân cùng thực hiện.
Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai, tuyên truyền về cuộc vận động từng lúc, từng nơi chưa được các ngành, các cấp triển khai thực hiện thường xuyên, chưa tạo thành phong trào rộng khắp, đồng bộ trong toàn tỉnh. Một vài cơ quan, đơn vị chưa có kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, thiết thực để thực hiện. Việc nhân rộng những mô hình tuyên truyền có hiệu quả; thực hiện tốt cuộc vận động chưa được Ban Chỉ đạo các cấp quan tâm. Việc tổ chức đưa hàng Việt về nông thôn, nhất là vùng sâu còn nhiều khó khăn do đường giao thông không thuận lợi, nên ít doanh nghiệp tham gia; thời gian bán hàng lưu động quá ngắn (chỉ 01 ngày) nên chưa tạo điều kiện dễ dàng cho người dân tiếp cận, mua sắm hàng Việt; chưa mở được các điểm bán lẽ hàng Việt ở địa bàn dân cư. Ban Chỉ đạo Cuộc vận động ở một số huyện, thị xã, thành phố còn lúng túng trong chỉ đạo, điều hành, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện. Tình trạng vận chuyển hàng lậu, mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại vẫn còn diễn biến phức tạp. Các ngành chức năng tích cực tuần tra, kiểm soát nhưng tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại còn diễn biến phức tạp, tạo tâm trạng lo lắng, không an tâm của người tiêu dùng.
Trong thời gian tới để Cuộc vận động tiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết nghĩ, các cấp, các ngành trong tỉnh cần quan tâm thực hiện tốt những nội dung trọng tâm sau:
1- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nội bộ và các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa của Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trong tham gia hưởng ứng Cuộc vận động này.
2- Tích cực tuyên truyền, vận động, đồng thời tạo điều kiện doanh nghiệp trong tỉnh đẩy mạnh sản xuất, cung ứng các mặt hàng thiết yếu và các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá. Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện triệt để việc tiết kiệm năng lượng, vật tư nguyên liệu, giảm chi phí đầu vào, ứng dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu.
3- Các cơ quan báo chí trong tỉnh tiếp tục bám sát kế hoach của Ban chỉ đạo tỉnh và định hướng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy để đưa tin, bài phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của công tác tuyên truyền Cuộc vận động; kịp thời đăng tải những tin, bài liên quan đến hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện; các tổ chức chính trị-xã hội. Tập trung tuyên truyền những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường; những sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt, giá thành hợp lý, phù hợp với nhu cầu khách hàng nội địa để người tiêu dùng tiếp cận và ủng hộ hàng Việt. Đặc biệt chú trọng giới thiệu những sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp trong tỉnh góp phần quảng bá và xây dựng thương hiệu hàng hóa của doanh nghiệp và cơ sở sản xuất của An Giang.
4- Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về mua sắm tài sản, hàng hóa của các cơ quan, đơn vị từ nguồn ngân sách Nhà nước, đảm bảo đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của Cuộc vận động. Xem việc thực hiện tốt Cuộc vận động là một trong những nội dung quan trọng trong công tác thi đua của ngành.
5- Tích cực vận động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên ưu tiên mua sắm những mặt hàng do doanh nghiệp trong nước, trong tỉnh sản xuất có chất lượng tương đương hàng ngoại nhập khi tiêu dùng cá nhân và gia đình, cơ quan.
Công tác tuyên truyền Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là công việc thường xuyên, liên tục. Do đó, đòi hỏi các ngành, các cấp cần tăng cường thông tin, tuyên truyền để trong nội bộ và toàn xã hội hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, tạo nên sự đồng thuận cao và quyết tâm thực hiện hiệu quả Cuộc vận động này.
Lâm Giàu