Hướng dẫn tổ chức đợt thi đua chào mừng đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2015 và 85 năm ngày truyền thống ngành Tuyên giáo
- Được đăng: Thứ năm, 09 Tháng 4 2015 07:19
- Lượt xem: 3183
(TGAG)- Ngày 31-3, Ban Tuyên giáo Trung ương vừa ban hành hướng dẫn số 149-HD/BTGTW tổ chức đợt thi đua chào mừng đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2015 và 85 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo. Tuyên giáo An Giang trân trọng giới thiệu toàn văn bản Hướng dẫn.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Phát động, tổ chức đợt thi đua để đổi mới, thúc đẩy nâng cao chất lượng tham mưu, hiệu quả trong công tác; khắc phục những khó khăn, hạn chế, phấn đấu hoàn thành tốt các chương trình, nhiệm vụ của Cơ quan, đơn vị.
- Các tập thể, cá nhân cần xác định những vấn đề, công việc cụ thể gắn với chức năng, nhiệm vụ chuyên môn, công tác xây dựng Đảng và tình hình thực tiễn để sáng tạo, đổi mới công tác nghiên cứu, tham mưu và thực hiện với các mục tiêu, giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm phấn đấu hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ.
II. CHỦ ĐỀ, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ THI ĐUA
1. Chủ đề khẩu hiệu đợt thi đua “Đổi mới nội dung, phương thức công tác tuyên giáo kịp thời, thuyết phục, chất lượng và hiệu quả”.
2. Thời gian đợt thi đua: từ nay đến dịp Kỷ niệm Ngày thành lập Đảng (3/2), sau thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
3. Nội dung thi đua
Mỗi đơn vị đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức công tác để góp phần đổi mới toàn diện công tác tuyên giáo của Đảng, thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt chất lượng, hiệu quả cao; tập trung tuyên truyền, cổ vũ những nhân tố tích cực, đấu tranh với biểu hiện tiêu cực; tăng tính dự báo trước tình hình trong nước và quốc tế tác động đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các nội dung thi đua tập trung vào các vấn đề chủ yếu như sau:
3.1. Tuyên truyền, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tích cực tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI); phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam; giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia và hòa bình cho sự phát triển của đất nước.
3.2. Ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong toàn xã hội; thực hiện chuẩn mực đạo đức cán bộ ngành Tuyên giáo: “Trung thành, nhân ái, sáng tạo, hiệu quả”, gắn với chuẩn mực đạo đức công vụ của đơn vị trong “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
3.3. Tích cực tham gia góp ý vào dự thảo các văn kiện của Đảng, góp phần vào thành công đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Nâng cao sức chiến đấu của đội ngũ cán bộ, đảng viên; đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác; chủ động, kịp thời nắm tình hình tư tưởng để giải đáp những vướng mắc nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
3.4. Kế thừa và phát huy truyền thống 85 năm của ngành Tuyên giáo trong giai đoạn mới; tổ chức các hoạt động thi đua phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, qua đó đúc rút kinh nghiệm; tăng cường tính chủ động, tính chiến đấu, tính thuyết phục, tính hiệu quả của công tác tuyên giáo.
3.5. Tổ chức các phong trào thi đua có chiều sâu, thiết thực, phù hợp với nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, thực hiện nếp sống văn hoá của cơ quan Đảng; cán bộ, đảng viên nêu cao tính tiền phong gương mẫu, trách nhiệm, trung thực, hết lòng, hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân để phấn đấu xây dựng cơ quan, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
4. Các tiêu chí, điều kiện đánh giá thành tích thi đua
4.1. Đối với tập thể.
Đạt các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
- Có giải pháp đổi mới, sáng kiến, tham gia và đạt thành tích thi đua cụ thể về chất lượng, hiệu quả công tác; trên cơ sở đánh giá, so sánh nội dung mức độ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, chuyên đề; đóng góp xây dựng vào các hoạt động của tổ chức Đảng, đoàn thể và hưởng ứng các hoạt động xã hội khác;
- Tập thể đoàn kết, nhất trí, thực hiện tốt quy chế dân chủ, quy trình và phối hợp trong triển khai nhiệm vụ, có tinh thần đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực; suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; luận điệu sai trái của thế lực thù địch;
- Thành tích của tập thể đạt được trên cơ sở đánh giá, so sánh về: Sự sáng tạo, đổi mới, tiến độ, chất lượng và hiệu quả thể hiện cụ thể trong thực tiễn.
4.2. Đối với cá nhân.
Đạt tiêu chuẩn, điều kiện sau:
- Có tinh thần trách nhiệm cao, đóng góp cụ thể, tiêu biểu trong đợt thi đua như chỉ đạo hoặc thực hiện tốt nhiệm vụ về: chất lượng, thời gian; có sáng kiến, giải pháp công tác; đổi mới phương pháp; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện tốt nội dung phối hợp trong công tác; đảng viên gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Được tập thể đề nghị khen thưởng.
- Có báo cáo thành tích trong đợt thi đua.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các tập thể, cá nhân trên cơ sở hướng dẫn trên đây triển khai, duy trì thường xuyên các hoạt động thi đua ở đơn vị với quyết tâm cao để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2. Tại các hội nghị giao ban cơ quan, đơn vị: Lãnh đạo Ban; các cấp ủy Đảng, đoàn thể cơ quan, đơn vị sẽ đánh giá biểu dương, đồng thời nhắc nhở để giúp đỡ đối với các vụ, đơn vị, cá nhân; kết thúc đợt thi đua Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Cơ quan sẽ xét chọn và đề nghị Lãnh đạo Ban khen thưởng Bằng khen của Ban đối với 10 tập thể và 10 cá nhân; đây cũng là căn cứ quan trọng để đánh giá khen thưởng thành tích các danh hiệu thi đua cuối năm, xét nâng lương trước thời hạn.
3. Tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá và khen thưởng đợt thi đua và tổ chức trao tặng đối với các tập thể, cá nhân khi kết thúc phong trào thi đua./.
Ban Tuyên giáo Trung ương
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Phát động, tổ chức đợt thi đua để đổi mới, thúc đẩy nâng cao chất lượng tham mưu, hiệu quả trong công tác; khắc phục những khó khăn, hạn chế, phấn đấu hoàn thành tốt các chương trình, nhiệm vụ của Cơ quan, đơn vị.
- Các tập thể, cá nhân cần xác định những vấn đề, công việc cụ thể gắn với chức năng, nhiệm vụ chuyên môn, công tác xây dựng Đảng và tình hình thực tiễn để sáng tạo, đổi mới công tác nghiên cứu, tham mưu và thực hiện với các mục tiêu, giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm phấn đấu hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ.
II. CHỦ ĐỀ, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ THI ĐUA
1. Chủ đề khẩu hiệu đợt thi đua “Đổi mới nội dung, phương thức công tác tuyên giáo kịp thời, thuyết phục, chất lượng và hiệu quả”.
2. Thời gian đợt thi đua: từ nay đến dịp Kỷ niệm Ngày thành lập Đảng (3/2), sau thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
3. Nội dung thi đua
Mỗi đơn vị đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức công tác để góp phần đổi mới toàn diện công tác tuyên giáo của Đảng, thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt chất lượng, hiệu quả cao; tập trung tuyên truyền, cổ vũ những nhân tố tích cực, đấu tranh với biểu hiện tiêu cực; tăng tính dự báo trước tình hình trong nước và quốc tế tác động đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các nội dung thi đua tập trung vào các vấn đề chủ yếu như sau:
3.1. Tuyên truyền, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tích cực tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI); phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam; giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia và hòa bình cho sự phát triển của đất nước.
3.2. Ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong toàn xã hội; thực hiện chuẩn mực đạo đức cán bộ ngành Tuyên giáo: “Trung thành, nhân ái, sáng tạo, hiệu quả”, gắn với chuẩn mực đạo đức công vụ của đơn vị trong “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
3.3. Tích cực tham gia góp ý vào dự thảo các văn kiện của Đảng, góp phần vào thành công đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Nâng cao sức chiến đấu của đội ngũ cán bộ, đảng viên; đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác; chủ động, kịp thời nắm tình hình tư tưởng để giải đáp những vướng mắc nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
3.4. Kế thừa và phát huy truyền thống 85 năm của ngành Tuyên giáo trong giai đoạn mới; tổ chức các hoạt động thi đua phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, qua đó đúc rút kinh nghiệm; tăng cường tính chủ động, tính chiến đấu, tính thuyết phục, tính hiệu quả của công tác tuyên giáo.
3.5. Tổ chức các phong trào thi đua có chiều sâu, thiết thực, phù hợp với nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, thực hiện nếp sống văn hoá của cơ quan Đảng; cán bộ, đảng viên nêu cao tính tiền phong gương mẫu, trách nhiệm, trung thực, hết lòng, hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân để phấn đấu xây dựng cơ quan, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
4. Các tiêu chí, điều kiện đánh giá thành tích thi đua
4.1. Đối với tập thể.
Đạt các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
- Có giải pháp đổi mới, sáng kiến, tham gia và đạt thành tích thi đua cụ thể về chất lượng, hiệu quả công tác; trên cơ sở đánh giá, so sánh nội dung mức độ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, chuyên đề; đóng góp xây dựng vào các hoạt động của tổ chức Đảng, đoàn thể và hưởng ứng các hoạt động xã hội khác;
- Tập thể đoàn kết, nhất trí, thực hiện tốt quy chế dân chủ, quy trình và phối hợp trong triển khai nhiệm vụ, có tinh thần đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực; suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; luận điệu sai trái của thế lực thù địch;
- Thành tích của tập thể đạt được trên cơ sở đánh giá, so sánh về: Sự sáng tạo, đổi mới, tiến độ, chất lượng và hiệu quả thể hiện cụ thể trong thực tiễn.
4.2. Đối với cá nhân.
Đạt tiêu chuẩn, điều kiện sau:
- Có tinh thần trách nhiệm cao, đóng góp cụ thể, tiêu biểu trong đợt thi đua như chỉ đạo hoặc thực hiện tốt nhiệm vụ về: chất lượng, thời gian; có sáng kiến, giải pháp công tác; đổi mới phương pháp; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện tốt nội dung phối hợp trong công tác; đảng viên gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Được tập thể đề nghị khen thưởng.
- Có báo cáo thành tích trong đợt thi đua.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các tập thể, cá nhân trên cơ sở hướng dẫn trên đây triển khai, duy trì thường xuyên các hoạt động thi đua ở đơn vị với quyết tâm cao để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2. Tại các hội nghị giao ban cơ quan, đơn vị: Lãnh đạo Ban; các cấp ủy Đảng, đoàn thể cơ quan, đơn vị sẽ đánh giá biểu dương, đồng thời nhắc nhở để giúp đỡ đối với các vụ, đơn vị, cá nhân; kết thúc đợt thi đua Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Cơ quan sẽ xét chọn và đề nghị Lãnh đạo Ban khen thưởng Bằng khen của Ban đối với 10 tập thể và 10 cá nhân; đây cũng là căn cứ quan trọng để đánh giá khen thưởng thành tích các danh hiệu thi đua cuối năm, xét nâng lương trước thời hạn.
3. Tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá và khen thưởng đợt thi đua và tổ chức trao tặng đối với các tập thể, cá nhân khi kết thúc phong trào thi đua./.
Ban Tuyên giáo Trung ương